Tiểu thuyết Mãi Mãi Tuổi Mười Ba
Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013
Tác giả: Zhu Xin Wang
Thể loại: Tiểu thuyết
Định dạng file: .pdf
Số trang: 302
Tóm tắt nội dung: Trong cuộc khai quật di chỉ Từ Sơn, qua việc giải mã các hình ảnh trên vách đá trong các hang động và các di vật còn sót lại, tác giả đã khắc họa lên một câu chuyện nói về một người thiếu niên anh hùng, đã mạnh dạn đứng lên chống lại những thói xấu, những tập tục cần phải xóa bỏ và cuộc sống của người xưa trong thời kỳ đồ đá mới.
Giới thiệu: Chương thứ nhất: Bộ xương, 14 báo cáo cácbon, chúng ta biết gì.
Đây thật là một cảnh tượng làm cho người ta rụng rời.
Nếu như không phải là vì sáng tác, nếu như không phải ở trong phòng cất giữ của phòng trưng bày di chỉ Từ Sơn, bên cạnh còn có chuyên gia khảo cổ, cán bộ làng xã và nhân viên công tác phòng trưng bày, tôi nghĩ tôi sẽ quay mình bỏ chạy rồi.
Cho dù là ở tại nơi ánh đèn sáng choang, đám đông quay quần, trên sống lưng của tôi cũng luôn luôn bốc lên cái lạnh.
Đây là hai bộ xương lẫn trong màu trắng xám đang hiện ra màu vàng, chúng nó đang cẩn thận ôm chặt vào nhau.
Bộ xương ban đầu đã âm u đáng sợ, huống hồ hai bộ xương này giống như là vẫn đang dùng sức, vẫn đang lăn lộn!
Một bộ xương là của một bé trai. Bộ xương không dài, xương tay xương chân nhỏ xíu, xương chậu nhỏ hẹp. Có thể hình dung, bộ xương này khi còn sống, nhất định là một thiếu niên tháo vát nhanh nhẹn, tuổi tác vào khoảng 12, 13 tuổi.
Tôi biết một chút kiến thức giải phẩu học cơ thể con người, không cần các chuyên gia giới thiệu, tôi cũng nhìn nhận ra được. Nếu như bộ xương là của bé gái, xương chậu của nó phải lớn hơn một chút.
Một bộ xương khác là của một động vật họ mèo to lớn. Xương đầu của bộ xương hình tròn. Bốn cái răng chó to khỏe nhọn như dao găm, cùng bộ xương tứ chi dài dài, to lớn chắc nịch, tất cả là đặc điểm của động vật họ mèo loại lớn. Có thể hình dung ra, cái con này khi còn sống phải là có sức biết bao, mạnh mẽ biết bao, hung ác biết bao!
Bỏ đi cái đuôi, dáng vóc của cái con này cũng so với người thiếu niên lớn hơn rất nhiều. Từ bộ xương mà thấy, nó hoàn toàn có thể đem người thiếu niên này để vào cơ thể của nó.
Nhưng, nó không có làm được.
Hai bộ xương này là giữa lúc bất ngờ chết đi, chúng giữ lại tư thế của một khoảnh khắc sau cùng. Điều này đáng để cho người rùng rợn nhất: một cánh tay của bộ xương người thiếu niên đón chặt cái cổ của “con mèo to”, thẳng một mạch thò sâu vào khoang lồng ngực của “con mèo to”. Còn cánh tay đó cẩn thận co lại, giống như đang nắm vật gì đó.
“Con mèo to” đang cong thân hình lại, cái đầu ngốc cao lên, giống như muốn ra sức giãy giụa thoát khỏi cánh tay của người thiếu niên. Còn một chi sau thì cào ở trên xương đùi người thiếu niên, móng chân đó cắm đến có sức như thế, sâu như thế, đến nổi một cái móng nhọn kỹ lưởng giữ lại ở trong mép xương của hai cái xương chân người thiếu niên.
Nếu như bộ xương còn đang sống, là thân hình của máu thịt, chân của người thiếu niên này sẽ là toác da rách thịt như thế nào đây?
Hai bộ xương này khi còn sống, sự oán hận là trầm trọng biết bao, vật lộn thảm thương biết bao!
Tôi bất giác nghĩ đến, tình cảnh của họ khi còn có thể thì ngươi cắn ta đánh, liều chết tranh giành sự sống, bên tai tôi vọng lại tiếng gào thét rất hung hãn, tràn đầy tiếng gào thét của thù oán….
Nhưng, hai bộ xương này là tình cờ gặp mặt nhau rồi ra sức liều mạng, hay là từ lâu đã có oán thù rồi?
Tôi tạm thời vẫn không hình dung được.
“Chân trước của con báo này bị thương rồi đây, anh nhìn đây này.”
Chuyên gia khảo cổ thấy tôi cứ mãi cúi mình quan sát, im lặng không nói, đứng ở bên cạnh thò tay chỉ cho tôi xem.
“Con báo? Có chắc là con báo không?” Tôi ngẩng đầu hỏi.
“Đúng vậy. Giáo sư Trương xác định qua rồi.”
Giọng nói của người chuyên gia khảo cổ không cho phép hoài nghi.
Tôi nhìn người chuyên gia khảo cổ, trong lòng bổng nhiên sáng lên một chút, giống như trong bầu trời mờ mịt phác qua một tia chớp, trong nháy mắt để lộ ra tầng mây.
Giáo sư Trương là một thầy giáo động vật học của khoa sinh vật trường đại học, đã tham gia qua công tác giám định bộ xương đào ra được từ di chỉ Từ Sơn, mọi người đều biết. Tôi viết tiểu thuyết động vật, thường cùng thầy Trương giao thiệp.
Tôi lại lần nữa cúi mình nhìn lại.
Ở trên xương chân một chân trước của bộ xương con báo, quả nhiên có một đường vân nhỏ màu vàng đen. Tôi ban đầu cho rằng là dấu vết của nước bẩn lưu lại, giờ đây mạnh dạn dùng tay lau chùi, lau không hết.
Đây là một đường vết xương nứt, khi còn sống tạo thành. Da thịt mục nát, nước bẩn bụi bặm đã chui vào trong vết nứt rồi.
Chẳng trách người thiếu niên có thể ôm chặt được con báo to lớn dữ tợn thế này, con báo lại thoát không khỏi người thiếu niên chân nhỏ cánh tay nhỏ. Thì ra một chân trước của con báo bị thương rồi, không thể dùng sức được.
“Đứa trẻ này ôm con báo ôm chặt thế này, các nông dân đào họ ra tách ra không được, các chuyên gia khảo cổ xữ lý đất trên xương, vẫn là tách không ra được.” Lão Lý than vãn nói.
Lão Lý là một người đồng chí nữ, người địa phương, là phó trấn trưởng văn hóa giáo dục chủ quản trấn này, hai năm trước, chúng tôi cùng nhau khảo sát qua một cái hang động.
Cái hang động đó ở trên phân nữa sườn núi ven sông, cái hang không lớn, bị đất tích lại vùi lấp miệng hang. Một trận mưa lớn, đất tích lại sụp lún, miệng hang lộ ra ngoài.
Trong hang có mười mấy bức tranh vẽ trên tường, dùng than gổ vẽ ra. Thời gian vẽ tranh có lẽ là ở vào 8 ngàn năm trước. Có thể do tranh vẽ không bao lâu sau miệng hang nhỏ bị bùn đất vùi lấp rồi, bức tranh tường than gổ luôn được bảo tồn đến ngày nay.
Cho dù như thế, đường nét của bức tranh than gổ đó cũng đã mờ phai, khi xem có chút vất vả.
“Hai bộ xương này là ở đâu đào ra được vậy?” Tôi nghĩ đến một vấn đề quan trọng, hỏi lão Lý.
“Ở……..ở chổ,” Lão Lý bổng nhiên vỗ tay, cười lớn, “anh đã đi qua chổ đó rồi, có nhớ không, ở chổ anh rơi mất giầy đó.”
Rơi mất giầy? Tôi có chút lúng túng.
“Quên rồi hả? Lần trước, anh đi xem cái hang động đó.” Trấn trưởng Lý nhìn thấy sự lúng túng của tôi, vội vàng nhắc nhở: “đi qua ven sông, giầy của anh rơi vào trong nước đó.”
Có một sự việc như thế, tôi nhớ lại rồi.
Tôi là người thường ngày ăn mặc rất tùy tiện, không để ý cách ăn mặc cho lắm. Khi sáng tác, vẫn là mang giầy đi trong nhà, chính là loại giầy không cần cột dây. Chân thò vào trong, mang vào là đi. Thời còn trẻ chân của tôi trải qua gắng sức, thồ tôi lên núi xuống thôn, trồng lúa kéo xe, làm thanh niên trí thức. Giờ đây, tôi không muốn chúng nó lại tiếp tục chịu gò bó, muốn cho chúng nó một môi trường rộng rãi thoáng mát.
Hôm đó, tôi đang mang đôi giầy sáng tác, có một người đến, nói là trên sườn núi Sông Danh xuất hiện một cái hang đá, trong hang có một số tranh vẽ trên tường, nhìn kiểu cách giống như là của người nguyên thủy vẽ ra. Trấn trưởng Lý phái người đến đón tôi cùng với chuyên gia Cục Văn Vật, cùng nhau đi xem một chuyến.
Con người tôi tuy rằng gánh vác biệt hiệu nhà văn, nhưng thật ra là học về địa lý, nhất là cảm thấy hứng thú đối với nghiên cứu địa lý lịch sử. Tôi cho rằng, làm rõ thành phố và thị trấn núi sông khi xưa là như thế nào, là việc rất có ý nghĩa. Khi học đại học, đã ở trên sách báo học thuật cấp nhà nước phát biểu qua loại luận văn này. Trong rất nhiều năm tốt nghiệp đến nay, tuy rằng đã xuất bản tiểu thuyết mấy trăm vạn chữ rồi, vẫn là thoái quen lâu ngày khó thay đổi, luôn quan tâm việc của khảo cổ phát hiện được, bất kỳ lúc nào có bài văn nhỏ kiểu cùng tâm đắc, cách nhìn đọc được trên báo. Ở nơi thành phố tôi ở này, gần như mỗi một nơi di tích tôi đều đi xem qua rồi, đây là người của trong vòng văn hóa đều biết cả.
Việc xãy ra vội vàng, tôi không thay đổi giầy đã cùng người đến mời đến trấn Từ Sơn rồi. Kết quả, vào lúc cùng với Trấn trưởng Lý cùng nhau theo bãi sông Sông Danh đi về phía hang động, một chút không cẩn thận, chân trượt một cái, giầy trượt vào trong nước bùn rồi.
Trong ký ức của tôi, đó là một nơi trong khe núi tương đối bằng phẳng, sông Sông Danh ở đây chảy từ tốn, tỏa ra thành rất nhiều nhánh nước chảy, kết quả, trên vùng đất bằng nhỏ của khe núi khắp nơi là vũng bùn và có nước có cỏ.
Tôi suýt nữa té nhào, rất thảm hại tả tơi, mọi người giúp tôi vớt giầy ra, nhưng ai cũng không mang theo giầy dư cả, hết cách, tôi đành phải mang đôi giầy ẩm ướt, cùng với nhóm người Trấn trưởng Lý đi thăm hang đá một cách vừa bước vừa trượt.
“Chính ngay ở trên bờ sông đó, các thôn dân của thôn gần đó đào cát, đào ra bộ xương này.” Trấn trưởng Lý nói.
Đúng vậy, dãy bờ sông đó là nơi tốt để đào cát. Bùn cát ở trên thượng lưu tràn xuống, rất dễ ở nơi đó lắng đọng.
“Ở cổ đại, nơi đó so với hiện tại vẫn còn trũng.” Tôi nghĩ vậy.
Có rất nhiều sông ngòi ở cổ đại so với hiện tại sâu hơn nhiều.
“Nông dân ngày nay, ý thức bảo vệ văn vật so với trước đây khá hơn nhiều.” Chuyên gia khảo cổ Cục Văn Vật khen ngợi nói.
“Đúng vậy. Nếu như ở trước đây, nông dân bổng nhiên đào được bộ xương thế này, chắc là từ lâu đã sợ quá bỏ chạy rồi, hoặc giả là một cuốc đem chúng nó đập đến nát vụn, để tránh tiêm nhiễm phải điều không may.” Nghe đến chuyên gia khảo cổ khen ngợi, Trấn trưởng Lý rất vui, “mấy thôn dân ở đây ban đầu đều cho rằng đụng phải khủng long rồi, cẩn thận đào ra được bộ xương, cảm thấy hình dáng bộ xương này kỳ lạ, lập tức bảo vệ hiện trường, gọi điện thoại báo cáo về ngay trong trấn.”
Sau khi cải cách mở cửa, tố chất của người dân trong núi thật đã nâng cao lên rất nhiều.
“Này, nhà văn,” Trấn trưởng Lý đang nhìn tôi, nháy mắt cười hì hì, “anh xem, bộ xương ghê rợn này có phải là có câu chuyện không?”
“Có, mà còn phải là thật đấy.” Tôi nói.
Tôi thật là đã có nghĩ đến. Tôi đã nhìn thấy đến một câu chuyện sống động, câu chuyện này làm cho tôi xúc động không ngừng. Ngay cả Trấn trưởng Lý không khích tôi, tôi cũng phải kể ra. Thứ nhất, tôi không kể sẽ có lỗi với Trấn trưởng Lý cùng người dân của vùng này, họ đón tôi đến, đi cùng tôi xem, tôi có cách nghĩ không nói ra thực tình là có lỗi trong lòng. Thứ hai, nghề nghiệp sáng tác lâu ngày bồi dưỡng cho tôi năng lực tưởng tượng phong phú, đây là điều các chuyên gia khảo cổ không có được. Còn tôi thời gian dài quan tâm đến khảo cổ, nghiên cứu lịch sử, chổ kiến thức khảo cổ có được cùng một số năng lực phân tích phán đoán về phương diện vấn đề lịch sử, lại là nhà văn khác không có được. Vì thế, đối với cách nghĩ của tôi có thể bằng lòng nghe theo. Thứ ba, cách nghĩ của tôi thuộc về nghệ thuật, cũng thuộc về lịch sử, hình tượng vừa cụ thể, vừa lãng mạn lại chân thực, không có chủ định gợi ý đối với mọi người, đối với xây dựng tinh thần văn minh và có lợi với việc phát triển địa phương.
Như thế tôi liền góp chút tài hèn.
“Xin hỏi tiên sinh,” tôi hỏi chuyên gia khảo cổ, “hai bộ xương này chết ở lúc nào?”
“Qua trắc định 14 đơn vị cácbon, có lẽ vào khoảng tám ngàn năm trước, sai số cho phép không thể vượt quá 5, 10 năm.”
Chuyên gia khảo cổ không mập mờ, trả lời rất chuyên nghiệp.
Quả nhiên xuýt soát cùng với dự liệu của tôi.
Trắc định 14 đơn vị cácbon, chính là xác định tính phản xạ chất đồng vị cácbon, đây lả một loại phương pháp đáng tin xác định niên đại di vật cổ đại của khảo cổ học hiện đại. Tám ngàn năm, sai số 5, 10 năm, chính là bộ xương sống ở tám ngàn năm trước, xác định được niên đại này, sai số trước sau không vượt qua 5, 10 năm.
“Trấn trưởng Lý, trấn này của các người là vì sao nổi tiếng ở trong nước vậy?” Tôi quay mặt hỏi.
“Là nhờ phát hiện được di chỉ Từ Sơn.” Trấn trưởng Lý buột miệng trả lời. Nhưng cô ta lập tức lại nghi hoặc trở lại: “điều này anh cũng biết mà”.
Tôi đương nhiên là biết.
Phát hiện di chỉ Từ Sơn, là đại sự của người khảo cổ học trong nước. Lần phát hiện này, cho phép mọi người biết được các tổ tiên của thời đại đồ đá mới là ở tại nơi đâu, dùng công cụ gì, sinh sống như thế nào. Ở trong di chỉ đào ra khỏi lòng đất của trấn kế bên này, mọi người phát hiện được hóa thạch của hạt thóc và gà, chó, bò, heo, gây ra sự chú ý của toàn thế giới: hóa ra Trung Quốc là quốc gia trồng lúa sớm nhất trên thế giới. Người Trung Quốc nuôi gà cũng sớm nhất thế giới, so với người Ấn Độ sớm hơn hai ngàn năm.
Phát hiện di chỉ Từ Sơn náo động một thời. Trãi qua thảo luận, giới khoa học đem đặc trưng của di chỉ Từ Sơn, xác định là phát biểu điển hình của cuộc sống người dân tổ tiên thời kỳ này ở Trung Quốc, đặt tên là Văn Hóa Từ Sơn. Có điều, lúc này đây tôi hỏi Trấn trưởng Lý, hoàn toàn không phải là muốn cô ta trả lời những việc mọi người đều biết đến này, mà là muốn khơi gợi sự chú ý của cô ta, vì điều tôi sắp kể, quả thực có liên quan cùng Văn Hóa Từ Sơn.
Tôi không có trả lời Trấn trưởng Lý, lại hỏi tiếp: “niên đại của di chỉ Từ Sơn là bao nhiêu?”
Trấn trưởng Lý, cùng với những người khác, không tiếp tục trả lời tôi, chỉ là cùng nhau nhìn ánh mắt của tôi một cách chú ý….. Họ là muốn làm rõ, tôi đang muốn bán gì đây.
Tôi cười.
Thực ra, niên đại của di chỉ Từ Sơn mọi người đều biết, cũng là vào khoảng tám ngàn năm trước. Tôi là muốn khơi gợi mọi người đem những việc này liên hệ lại với nhau, cùng nhau suy nghĩ.
“Mọi người còn nhớ cái hang động phát hiện được hai năm trước đây không? Cái hang động đó ở đâu vậy?”
Không cần trả lời. Cái hang động đó ở trên nữa sườn núi hướng trên ở đây, cách bờ sông phát hiện bộ xương khoảng 5, 6 trăm mét.
“Này, suy nghĩ của ông rốt cuộc là gì vậy?”
“Mau nói đi, ông xem ông kìa, làm cho mọi người chóng mặt cả rồi.”
Mọi người sốt ruột cả lên, la hét loạn xạ.
Tôi bật cười, đành phải kể lại câu chuyện của mình nghĩ đến.
Đây là câu chuyện kinh động đáng sợ, thực tế đã ẩn chứa ở trong bức tranh vẽ trên tường vụng về của cái hang động nhỏ đó. Chỉ là, nếu như không có nhìn thấy đến hai bộ xương này, không có hiểu rõ đối với cuộc sống thời đại Từ Sơn, không có tưởng tượng phong phú, mọi người đối với mười mấy bức tranh đã nhạt phai, dùng than gổ vẽ đó thì khó lý giải được.
“Được, thế thì tôi sẽ kể. Có điều, câu chuyện này rất dài,” tôi nói, “chúng ta……”
“Không sao đâu, nhà văn, ở đây cung cấp cho ông ăn, ở, ông cứ kể về câu chuyện của hai bộ xương này đi, đừng để cho chúng tôi sốt ruột nữa.” Trấn trưởng Lý nói.
Bạn đang thắc mắc không biết nội dung tiếp theo là gì xin mời đừng ngần ngại cầm điện thoại lên
Bạn đang thắc mắc không biết nội dung tiếp theo là gì xin mời đừng ngần ngại cầm điện thoại lên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Rất cám ơn sự góp ý của bạn