10/Ống nói
Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013
-->
Bận rộn cả một ngày, Gia Cát Lượng muốn nghĩ ngơi một chút.
Hai chân ông ta ngâm vào trong chậu nước bốc hơi nghi ngút, vừa mới mở ra một quyển sách. Đây không phải là sách nói về quân sự bày binh bố trận, cũng không phải là tác phẩm khoa học kỷ thuật, đây là một tập thơ trữ tình để cho tâm hồn mọc thêm cánh, tác giả là đại thi nhân Tào Tháo.
Nào ngờ, bên tai vẫn không được yên tĩnh. “Đại ca, huynh còn chưa ngủ sao?” Đây là Trương Phi đang nói. Cổ họng của Trương Phi là rất có tiếng, có vỡ kịch hát về ông ta thế này: “Đứng trước Kiều Dương hét một tiếng, hét gãy cây cầu nước sông Lương chảy ngược!” Tiếng hét này ít nhất phải có 1, 2 ngàn đề xi ben đây.
Lưu Bị ở cách phòng của Gia Cát Lượng lập tức lên tiếng trả lời: “Tam đệ, đệ còn chưa ngủ sao? Bên đệ nhiều muỗi đúng không? Nếu như muỗi nhiều, huynh sẽ không ngủ mùng nữa, để thu hút muỗi bên đó qua bên đây.”
Quan Vũ ở phía trên Trương Phi cũng không chịu thua: “Đệ cũng chưa ngủ đây! Thời tiết có chút oi bức, ngày mai có lẽ sẽ có mưa, đại ca nhớ đem thuốc cao dán của Hoa y sinh cho, dán ở sau lưng, để tránh lên cơn viêm khớp xương đấy.”
Gia Cát Lượng dùng ngón tay bịt kín lỗ tai lại, nhưng chặn không được từng cơn từng cơn sóng âm thanh của anh em huynh đệ Đào viên. “Họ ngày ngày quan tâm lẫn nhau thế này, thật là làm cho người ta chịu không nỗi.”
Ngày hôm sau, Gia Cát Lượng đốn về một cây tre vừa to vừa dài….
Đùng! Đùng! Đùng! Trương Phi đang ở trong phòng ngơ ngác nhìn vách phòng của ông ta bị đục thủng một cái lỗ, một ống tre từ trong lỗ chui vào.
Đầu kia của ống tre thông đến chổ của Lưu Bị.
“Đây gọi là ‘ống nói’,” Gia Cát Lượng nói với Lưu Bị, “sau này huynh đệ các người sẽ có thể dùng nó liên lạc với nhau.”
Lưu Bị lập tức hét vào ống nói: “Tam đệ, tiếng nói của ta nghe rõ không?”
“Rất rõ,” Trương Phi trả lời một cách phấn chấn, “đệ còn có thể ngữi thấy cái miệng thối của huynh đấy!”
Gia Cát Lượng cũng lắp ống nói cho Quan Vũ. Quan Vũ nói lớn vào 2 ống tre: “Đại ca, tam đệ, tôi ra một đầu đề, để xem suy nghĩ của 2 người có thể suy nghĩ nhanh không…..”
Bây giờ, Gia Cát Lượng cũng không còn bị kêu gào của anh em huynh đệ Đào viên nữa. Ông ta vừa nằm lên chiếc ghế xích đu, trong bầu không khí thanh vắng yên tĩnh lật giở tập thơ của Tào Tháo……không ngờ Trương Phi lại chạy đến.
“Quân sư, đại ca kêu tôi chuyển lời mời người đến thương lượng một việc….”
“Hừ, vẫn là không được sống yên ổn.” Gia Cát Lượng vừa cùng Trương Phi đi ra cửa một cách không biết làm sao được, vừa quyết định cũng nên lắp cho mình một ống nói.
Từ đấy, ống nói dần dần phổ biến rộng rãi trong người dân Thục quốc, đem lại cho mọi người rất nhiều thuận tiện.
Gia Cát Lượng lại đề nghị với Lưu Bị: “Chúa công, người có thể lợi dụng ống nói thu thập ý kiến của mọi người.”
“Ý hay!”
Thế là thiết lập lên đường dây riêng của Lưu Bị, ở khắp nơi trong Thục quốc xây dựng lên rất nhiều ống nói.
Một lão nông đi vào trạm ống nói, đang đứng đối diện ống tre thổ lộ nói: “Chúa công ơi, dưa hấu nhà tôi trồng mắc phải bệnh rồi, trở thành vỏ đỏ ruột xanh, vừa đắng vừa cay!”
Trong ống tre lập tức vọng lại tiếng nói của Lưu Bị: “Ông cụ, đừng lo lắng, tôi lập tức giúp lão giải quyết.”
Lưu Bị tìm đến chuyên gia Hoa Đà, lúc lắc hủ hủ lọ lọ, nghiên cứu chế tạo ra loại thuốc đặc hiệu trị bệnh dưa hấu. Sau đó để cho Trương Phi dùng gà bay chuyển thuốc bột đi, liền lập tức trên bầu trời ruộng dưa sương khói bao phủ. Thuốc đến bệnh tan, rất nhanh dưa hấu lại trở thành võ xanh ruột đỏ.
Một đứa bé trai nhỏ ở trong đoạn ống tre nói lời thỉnh cầu với Lưu Bị: “Bà ngoại con ở ngoại quốc, có lẽ là vì ở ngoại quốc nên mới gọi là ‘bà ngoại’, ngài có thể để cho cháu nghe được tiếng nói của bà ngoại không?”
Lưu Bị liền quyết định hướng về Nguỵ quốc và Ngô quốc kéo dài đường dây riêng….
Anh trai của Gia Cát Lượng Gia Cát Cẩn ở tại Ngô quốc. Gia Cát Lượng đang phe phẩy cây quạt lông ngỗng suy nghĩ: “Ca ca sắp đến ngày sinh nhật rồi, phải tặng lễ vật gì cho anh ấy đây?”
Một cọng lông ngỗng từ trên cây quạt rơi xuống. “Lông ngỗng?” Gia Cát Lượng nhìn thấy lông ngỗng liền có ngay linh cảm, “đúng rồi, sẽ tặng lông ngỗng!”
Gia Cát Lượng đem cọng lông ngỗng đó bỏ vào ống nói, sau đó phồng hai má thổi mạnh, rồi lại cầm cây quạt giống như quạt lò quạt gió.
7 ngày sau, hôm sinh nhật Gia Cát Cẩn, bổng thấy từ trong ống nói bay ra cọng lông ngỗng, có chút ngẩn ngơ.
Gia Cát Cẩn cũng là người thông minh, ông ta trong thoáng chốc lĩnh hội được dụng ý của đệ đệ, rất là cảm động. “Đây thật là biểu thị ‘thiên lý tặng lông ngỗng, lễ nhẹ tình thâm đây.”
Hai câu nói nỗi tiếng này chính là từ đây mà ra.
(Về sau, lúc sinh nhật Gia Cát Lượng, từ trong ống nói ngữi đến mùi sữa bò. Thì ra Gia Cát Cẩn có nuôi một con bò, ông ta đích thân vắt một ly sữa bò đổ vào ống nói. Ly sữa này thuận theo đường ống chảy đi, do trời nóng bốc hơi đi, càng chảy càng ít, nhưng nhìn chung vẫn để cho Gia Cát Lượng ngữa được mùi vị sữa bò.
Gia Cát Lượng cảm động nói: “Đây thật là ‘thiên lý tặng sữa bò, lễ không đến mùi vị đến’.” Nhưng 2 câu nói này không được nỗi tiếng, về sau đã thất truyền đi. Song có điều từ cách của Gia Cát Cẩn ngày sinh nhật tặng sữa bò lan truyền đến ngoại quốc, về sau chính là từ sữa bò biến trở thành bánh ga tô bơ đấy.)
Do hiệu ứng doanh nhân, mọi người đều học theo cách Gia Cát Lượng tặng lông ngỗng, lông ngỗng trở thành lễ vật hợp thời nhất. Cứ như thế các con ngỗng gặp xui rồi, tất cả đều bị nhổ sạch lông.
Lưu Bị muốn nói chuyện cùng Tào Tháo, chúc mừng thành phố Thành Đô của Thục quốc và thành phố Hứa Xương của Nguỵ quốc kết nghĩa thành phố thân thiện, nhưng Tào Tháo nghe không rõ lời chúc mừng của Lưu Bị, ống nói không truyền tiếng nữa. Lưu Bị dặn dò Trương Phi: “tam đệ, đệ mau dẫn người đi kiểm tra xem.”
“Tuân lệnh.”
Trương Phi đợi bẻ ống ra, bên trong bay ra rất nhiều lông ngỗng, thì ra là đường ống đã bị bịt kín.
Một công dụng khác của ống nói là điều hoà không khí.
Mùa đông giá rét của phương bắc đón chào không khí của phương nam. Nhìn xem trên cửa sổ đều là băng, Tào Tháo vừa ở miệng ống sấy đôi bàn tay, vừa nói với Tưởng Can: “Bàn tay ta không còn đông cứng nữa, ta có thể viết được rất nhiều thơ đây.”
Bài thơ thứ nhất của ông ta viết như thế này:
“Từ trong ống nói rò rĩ đi ra đến đây,
là tiếng nói của mùa xuân nóng rần rần đấy.”
Mùa hè của phương nam cũng không dễ chịu. Chu Du dưới cái nóng mặt trời đỏ rực mồ hôi nhuễ nhại đi về nhà. Ông ta vừa vào đến nhà liền đứng ở miệng ống, “ôi, không khí lạnh của phương bắc dễ chịu quá!”
Người lắp ống nói đã đông, thế là liền có rất nhiều trạm chuyển âm và người nữ tiếp âm phụ trách chuyển tiếp.
Trong trạm chuyển âm khắp nơi đều là lắp đầy miệng ống tháo lắp được, các người nữ tiếp âm đang đối diện với miệng ống tháo lắp nghe, hét, còn phải theo nguyện vọng đem hai đường ống nào đó nối lại với nhau. “Này, tôi ở đây là Thục quốc…..ngài muốn tìm Hoa y sinh hỏi ý kiến về bệnh ngoài da hả? Hoa y sinh đi Nguỵ quốc rồi, tôi giúp ngài chuyển tiếp đến….”
Nhưng khi người nữ tiếp âm sơ suất hoặc không vui, cũng sẽ đem “đầu bò” nối với “mồm ngựa”.
Ví dụ như, Tưởng Can muốn dọn nhà, muốn tìm đến xe bò xe ngựa kéo. Người nữ tiếp âm không nối đến trạm xe bò xe ngựa kéo, lại nối đến chổ Trương Phi. Trương Phi đồng ý cái rụp, lái gà bay đến dọn nhà. Từ thành nam dọn đến thành bắc, chỉ trong chớp mắt, vừa bay lên đã phải hạ xuống. Nhưng phí vận chuyển của gà bay so với phí vận chuyển của xe bò xe ngựa đắt hơn nhiều, đắt đến nỗi Tưởng Can cứ mãi chảy mồ hôi.
Lại có một lần, Chu Du muốn liên hợp với Thục quốc triễn khai chiến tranh mậu dịch với Nguỵ quốc. Ông ta nói: “Gia Cát tiên sinh, chúng ta có thể cùng nhau nâng thuế suất đối với cải bẹ trắng nhập khẩu từ Nguỵ quốc….”
Kết quả nối đến là Tào Tháo, ông ta nghe Chu Du một cách sắc mặt xam xám gằn từng tiếng nói: “Cộng đến 30%, thấy thế nào?”
Nếu như thế này, cải bẹ trắng của Nguỵ quốc sẽ dư thừa nghiêm trọng, rợp trời dậy đất. Tào Tháo đang tưởng tượng, sau này lúc ông ta bước ra cửa, sẽ giống như Ngu Công nhìn thấy núi Thái Hành và núi Vương Phòng vậy, ông ta sẽ nhìn thấy núi cải bẹ trắng.
Tào Tháo tức giận đùng đùng lệnh cho Tưởng Can: “Ông lập tức thông báo cho Ngô quốc, cách trả thù của chúng ta là, đem cá ngần mặn của họ tăng thêm 30%!”
Khỏi phải nói, Chu Du hoảng lên liền, lần này cá ngần mặn của Ngô quốc sắp thành tai hoạ. Ông ta đang tưởng tượng khắp nơi trong nhà đều là cá ngần cứng đờ, tất cả mắt cá đều đang trừng mắt nhìn ông ta, còn có rất nhiều cá ngần từ ngoài cửa nhảy vào trong…..
Chu Du dặn dò Lỗ Túc một cách phều phào: “Về cuộc chiến mậu dịch, ông trả lời Nguỵ quốc, chúng ta đồng ý ngừng bắn….”
Có điều, sau khi có ống nói rồi, Chu Du vẫn hoài nghi Thục Quốc và Nguỵ quốc sẽ bí mật đối thoại, câu kết với nhau.
“Phòng nhân chi tâm bất khả vô, ông đi sắp xếp nghe trộm….” Ông ta nói nhỏ với Lỗ Túc.
Nhân lúc màn đêm, xách theo đèn lồng, Lỗ Túc dẫn người đào đất sét, lộ ra đường ống nói chuyện giữa Thục Nguỵ.
“Hừ, làm thế này quả thực tổn thương phong độ nước lớn!” Lỗ Túc đang lầm bầm, người của ông ta mở miệng trên đường ống, lắp lên đường dây riêng nghe trộm.
Đường dây riêng nghe trộm này thông đến một gian phòng nhỏ cơ mật. Chu Du dặn dò Lỗ Túc: “Việc nghe trộm này sẽ do ông phụ trách, có tình hình gì báo ngay cho tôi.”
Đây lại là việc vừa buồn chán vừa nhìn không thấy mặt người. Lỗ Túc trông coi ống nói, vừa cắt móng tay, cắt xong móng tay, lại cắt móng chân…..
Trong ống nói vọng ra lời đối thoại: “Muội muội không biết đấy, chồng chị đánh bài có bao nhiêu cái thối tha…..” Một bà lão Thục quốc cùng một bà lão Nguỵ quốc trao đổi kỷ xảo đánh bài mạt chược, nói liền một mạch hết 5 giờ đồng hồ.
Lỗ Túc ngáp liên tục. Bổng nhiên có một giọng nói ồ ồ làm cho ông ta giật mình, “đại ca, đợi cho người bị bắt cóc vừa đến Ngô quốc, chúng ta sẽ động thủ….”
Đây giống như là xã hội đen đang âm mưu bắt cóc người đây! Lỗ túc lắng nghe một cách căng thẳng một hồi, rồi vội vàng chạy đi chào hỏi cùng Chu Du: “Đô đốc, tôi dẫn người đi bắt kẽ xấu đây!”
Nhìn theo Lỗ Túc thống lĩnh một đội binh sĩ vội vàng xuất phát, Chu Du không bằng lòng, “hừ, tự ý rời khỏi cương vị công ta, đồ chó bắt chuột.”
Chu Du đi vào phòng nghe trộm, vừa đúng lúc nghe thấy miệng ống vọng ra: “Tào thừa tướng, còn muốn so tài nữa sao!”
Là giọng nói của Gia Cát Lượng!
Chỉ nghe Tào Tháo nói: “Tôi chống pháo đợi ông công thành.”
Gia Cát Lượng nói: “Tôi thẳng binh qua sông, từng bước vây lấy doanh trại.”
“Thục và Nguỵ khai chiến rồi sao?” Chu Du phấn chấn quá cứ mãi run lẩy bẩy.
Thì ra, Gia Cát Lượng và Tào Tháo đang tiến hành chiến tranh không đối không từng bước từng bước đánh cờ mù.
Tào Tháo đang chỉ vào ống nói cười cười nói với Tưởng Can: “Ông ta vẫn là như xưa!” Tưởng Can bấy giờ đang thay đổi quân cờ trong bàn cờ to treo ở trên tường, bên đen và bên đỏ vừa hô lên một tiếng ông ta liền đi một bước cờ.
Bên Gia Cát Lượng thì do Quan Vũ quản lý bàn cờ, Quan Vũ vừa muốn cùng quân sư học tập mấy chiêu. Hai bên vừa bày trận xong, Trương Phi vội vàng chạy đến, chỉ vào ống nói nói nhỏ với Gia Cát Lượng: “Theo tình báo đáng tin, Chu Du đang tiến hành nghe trộm.”
Gia Cát Lượng liền tương kế tựu kế, cố ý lớn tiếng tuyên bố: “Ta sẽ xe pháo mã thẳng đường mà tiến, tướng sĩ tượng dốc toàn lực xuất động!”
Đầu bên kia Nguỵ quốc, Tào Tháo nhìn thấy Tưởng Can đang ở trên bàn cờ bày thành thế trận, quá đổi kinh ngạc, từng đôi xe, đôi mã, đôi pháo của đối phương bày thành hàng ngang chữ nhất, tướng và sĩ đều ra khỏi ô vuông, “sao lại có cách đánh kỳ lạ này?”
Chu Du ở trong phòng nghe lén liên tục cười nhạt: “Trời cũng giúp ta, ta phải lợi dụng sơ hở mà vào công chiếm Thục quốc!”
Chu Du lập tức dẫn binh xuất phát.
Đến Thục quốc, chỉ thấy trong quân doanh cờ bay phấp phới, lại không một bóng người.
Chu Du xông vào phòng của Gia Cát Lượng, chiếc ghế xích đu vẫn còn đong đưa, trên bàn đang để cây quạt lông ngỗng.
Chu Du muốn báo tin bình an cho người vợ Tiểu Kiều, liền nói với ống tre thông về hướng Ngô quốc: “Vợ yêu, ta đã đến nơi, ta sẽ đem cây quạt lông ngỗng của Gia Cát Lượng mang về cho nàng.”
“Đương nhiên là được rồi,” Gia Cát Lượng bổng nhiên xuất hiện làm cho Chu Du rụng rời, “hoan nghênh mua nhiều nhiều đặc sản và hàng lưu niệm của bản địa. Các người là đến du lịch đúng không?”
“Đúng vậy, đúng vậy.” Chu Du quá thẹn thùng.
Quan Vũ tay cầm thanh long yển nguyệt đao, Trương Phi tay cầm trượng bát xà dữ đi vào, binh Ngô kinh hoàng đem binh khí ném xuống đất.
Gia Cát Lượng giống như một người hướng dẫn viên du lịch làm hết phận sự, dẫn các du khách đi ra bên ngoài, chỉ xuống đất giới thiệu nói: “Măng của bổn địa rất có tiếng, các người có thể tự mình đào măng.”
Cuốc và xẻng đều đã có chuẩn bị sẳn, Chu Du chờ đợi đào đất lên một cách không biết làm sao.
Không bao lâu sau, đào ra đường ống nghe trộm đó.
“Nhìn xem, măng này lớn không, có thể mọc thẳng đến Ngô quốc.” Gia Cát Lượng nói: “Đào đứt ‘măng’ này, sau này sẽ không còn ‘tổn hại’ nữa.”
Chu Du rất là khó xử, liền một cuốc đào đứt ống nghe trộm.
Gia Cát Lượng lại nói một câu, nói thẳng một mạch đến nỗi Chu Du thay đổi cả sắc mặt, “không biết chừng, Tào Tháo bây giờ đang đến nước Ngô ‘du lịch’ rồi đấy.”
Chu Du vội vàng lên ngựa, đốc thúc các binh sĩ hoả tốc quay trở về.
Quan Vũ, Trương Phi bật cười, Gia Cát Lượng cũng cùng cười theo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Rất cám ơn sự góp ý của bạn