11/ Tiền giả “Tiểu Tâm Nhãn”
Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013
Ngày hôm nay, Tào Tháo ra một đầu đề cho các mưu
sĩ: “Món ăn nào ngon nhất?”
Các mưu sĩ vừa đi khảo sát từ phương nam về, đối
với món giăm bông Kim Hoa có ấn tượng sâu sắc, liền cùng nhau giơ tay
nói: “Giăm bông là ngon nhất!”
Tào Tháo nói:
“Thế thì, mời các ông mỗi người làm một câu thơ,
miêu tả về giăm bông”.
Mọi người vội vàng vò đầu bức tai, ý tứ nghèo
nàn.
“Tôi làm câu thứ nhất vậy”.
Mưu sĩ Giáp nhiệt tình đi đầu,
“‘Giăm bông vốn là cái chân lợn’!”
Tào Tháo gật đầu một cách mĩa mai:
“Ông không nói, tôi vẫn cho rằng là tai heo đấy.”
Mưu sĩ Ất nói:
“Tôi làm câu thứ 2 ‘chân lợn không phải là chân
người’”.
“Càng tuyệt!”
Mưu sĩ Bính nói:
“Chân lợn đi vào miệng của người,”
Tưởng Can nói:
“Không ăn giăm bông sẽ hối hận!”
“Hay, Tưởng Can nếu ông đã giới thiệu nhiệt tình
thế này”
Tào Tháo nói,
“Thì lệnh cho ông đi Ngô quốc mua 100 cây giăm bông”.
“Hừ, tự tìm cái
khổ,”
Tưởng Can ngồi xe ngựa lắc la lắc lư đi công tác,
“Thật hối hận đã làm nên câu thơ đó!”
Đến Ngô quốc, Tưởng Can đem tiền mua 100 cây giăm bông
để ở trước mặt Chu Du.
Chu Du cầm lên một đồng tiền xem,
“Đây đều là tiền của Nguỵ quốc, ở Ngô quốc chúng
tôi không thể dùng được”.
Tưởng Can nói với Chu Du:
“Sau này người có thể đem tiền này đến Nguỵ quốc
mua hàng mà”.
Chu Du đã bị thuyết phục, thế là Tưởng Can đem 100
cây giăm bông vận chuyển về Nguỵ quốc.
“Nguỵ quốc có món gì ngon?”
Chu Du chỉ vào một bao tiền to của Tưởng Can đem đến
nói với Lỗ Túc,
“Phải đem số tiền này tiêu hết đi”.
Lỗ Túc suy nghĩ rồi nói,
“Vào mùa đông ăn đồ bổ, có thể ở phương bắc mua
chút nhân sâm”.
Lỗ Túc cũng là tự tìm cái khổ, vào lúc gió lạnh
thấu xương, ông ta được Chu Du phái đi Nguỵ quốc mua nhân sâm.
“Cái này…cái này
chính là tiền của Nguỵ quốc,”
Ở trước mặt Tưởng Can, Lỗ Túc chỉ vào bao tiền
lạnh quá run run nói:
“Tất cả… chúng nó…đều…mua…thành nhân sâm”.
Tưởng Can liền đem tiền ở trong bao đổ hết ra ngoài,
đếm từng đồng từng đồng.
Lỗ Túc nói:
“Vẫn là số tiền cũ, một mai cũng không thiếu,
chúng tôi giữ tiền ngoại quốc cũng không dùng được”.
Tưởng Can đếm tiền xong, vẫy tay một cái,
“Người đâu, nhổ nhân sâm!”
Trong chớp mắt đã nhổ được một giỏ to, chất lên xe
ngựa, Lỗ Túc hoàn thành nhiệm vụ khởi hành về nước.
Ở giữa đường đi có một đoạn đường có nhiều hầm
hố, xe ngựa vừa lắc một cái, nhân sâm từ trong giỏ đã rơi mấy cũ ra
ngoài.
Lỗ Túc vội vàng kêu phu xe:
“Dừng lại, dừng lại rơi hàng rồi, tôi xuống xe đi
nhặt lại”.
Người phu xe mặc kệ:
“Rơi chỉ rơi mấy cái thôi, trong giỏ vẫn còn nhiều
mà”.
Lỗ Túc nổi giận,
“Ngươi đừng có quá hào phóng, đây là nhân sâm, ngươi
cho là củ cải sao?”
Lỗ Túc xuống xe đi nhặt lại nhân sâm. Nhặt được một
cũ rồi lại nhặt cái thứ hai…, ôi trời, không ngờ trong đó có một củ
quả thật là củ cải. Củ cải này mọc thật giống nhân sâm, người Nguỵ
quốc đã đem nó giả mạo làm thành nhân sâm!
Lỗ Túc làm việc trước giờ chân thật, lập tức bảo
phu xe quay trở lại Nguỵ quốc.
Lần này, Lỗ Túc trực tiếp tìm đến Tào Tháo, cầm
củ cải chất vấn ông ta:
“Ông nhìn xem, trong nhân sâm trộn vào củ cải, có ra
thể thống gì không?”
Tào Tháo vừa gặp tình cảnh này, lập tức lại có
hứng thơ:
“Trong thật cũng
có giả,
Giả có thể như
thật.
Thật giả quá khó
phân,
Củ cải làm nhân
sâm”.
Lỗ Túc nói:
“Thơ vẫn là thơ, nhưng ông không thể làm bài thơ là
xong được”.
“Ta xét xữ ngay!”
Tào Tháo lập tức nghiêm túc trở lại.
“Việc này là sao?”
Tào Tháo chỉ vào củ cải hầm hầm giận dữ hỏi
Tưởng Can.
“Là vì…”
Tưởng Can vội vàng đi tìm, tìm ra một đồng tiền
giả,
“Ngài nhìn xem, trong tiền của Ngô quốc trả cho
chúng ta có một đồng tiền giả…”
Tưởng Can đem tiền giả giơ lên trước mặt Lỗ Túc,
“Cho nên, tiền giả chỉ có thể mua được nhân sâm
giả.”
“Việc này,”
Lỗ Túc tức ngớ người ra,
“Nếu đó là tiền giả, cũng là lúc mua giăm bông các
người trả cho chúng tôi đấy”.
“Lúc đó không phát hiện, là trách nhiệm của các
ông”.
Tào Tháo lúc này nói giúp thay cho Tưởng Can.
Lỗ Túc trở về hồi báo cho Chu Du, Chu Du hầm hầm
tức giận nói:
“Đâu thể thế được, ta quyết không thôi!”
Chu Du lệnh cho thợ sắt phổng chế đồng tiền Nguỵ
quốc,
“Hừ, ta sẽ trêu chọc người Nguỵ quốc một chút.”
Tiền giả làm xong rồi, Chu Du để cho Lỗ Túc tìm về
một đồng tiền thật, sau đó đem tiền thật, tiền giả trộn lẫn vào
nhau để trong bàn tay lắc lắc…
“Ông nhìn xem, cái nào là thật, cái nào là giả?”
Chu Du mở bàn tay ra, muốn kiểm tra xem thị lực của
Lỗ Túc.
Lỗ Túc do dự nhặt lấy một trong hai đồng tiền lên,
“Đây là tiền thật đúng không?”
Chu Du hai tay cầm hai đồng tiền, nhìn bên trái, rồi
nhìn bên phải, lẩm nhẩm nói:
“Ya, ta cũng nhìn không rõ…”
Nhưng ông ta bổng nhiên ôm lấy Tưởng Can một cách vui
mừng,
“Nói như vậy ta thành công rồi!”
Chu Du lại phái Lỗ Túc đi Nguỵ quốc mua hàng.
Lỗ Túc hỏi:
“Mua gì đây?”
Chu Du nói:
“Ngọc ngà châu báu, hàng mỹ phẩm, trang phục nổi
tiếng, ông đi mà lựa, dù sao phải để cho người Nguỵ quốc bị lừa”….
Ngồi ở trên xe ngựa, Lỗ Túc ba phải kê đầu lên bao
tiền căng phồng, trong lòng thầm nhủ:
“Dùng tiền giả lừa người ta, thật mặc cỡ…”
Đã đến Nguỵ quốc, Lỗ Túc đứng ở trên đường vác
bao tiền do dự. Ông ta không dám đi vào tiệm bán hàng châu báu, hàng
càng quý, áp lực đè cho ông ta càng lớn. Đối với hàng mỹ phẩm và
hàng trang phục có tiếng ông ta là người ngoài cuộc, càng không có
hứng.
Sau cùng Lỗ Túc đi đến chợ nông sản, dự định mua
chút hành xanh tỏi đỏ đi về.
Điều làm cho ông ta cảm thấy kỳ lạ là, bất luận
hàng cá, hàng thịt hay là hàng rau, trước mặt người bán đều để một
chậu nước.
“Có lẽ là phương bắc quá khô hạn, nên các người
đều thích uống nước”.
Lỗ Túc hỏi một người bán hàng.
Không ngờ người chủ sạp hàng nói:
“Nước này không phải dùng để uống, là để chống tiền
giả”.
Lỗ Túc lập tức đờ người ra,
“Phòng chống thế nào?”
Người chủ sạp hàng liền cầm lên một đồng tiền bỏ
vào trong chậu nước, đồng tiền này lập tức nổi lên trên. Cô ta giải
thích nói:
“Đây là đồng tiền mới phát hành, có thể nổi trên
mặt nước, đồng tiền giả sẽ chìm xuống đáy”.
Lỗ Túc vội vàng đem tiền giả của Chu Du chế tạo ra
bỏ vào trong nước thử xem, quả nhiên chìm xuống đáy.
“Ha ha, khách quan, người bị lừa rồi, nhận phải
tiền giả rồi!”
Người chủ sạp hàng nói.
Lỗ Túc nói:
“Tôi không hiểu, đồng tiền sao lại có thể nổi được
vậy?”
Thì ra, bộ máy gián điệp của Nguỵ quốc không phải
là ăn cơm thừa, Tào Tháo được biết ngoại quốc đang chế tạo tiền
giả, liền cùng các mưu sĩ bàn bạc đối sách.
Tưởng Can đề nghị nói:
“Chúng ta đổi tiền đi.”
Tào Tháo suy nghĩ rồi nói:
“Đổi tiền mới, người khác vẫn là có thể phổng
chế theo.”
Tưởng Can nói:
“Nghe nói Gia Cát Lượng đã nghiên cứu ra kỹ thuật
chế tạo tiền mới, chuyên đối phó với tiền giả”.
“Thế thì ông mau đi Thục quốc!”
Tưởng Can tìm đến Gia Cát Lượng, nói rõ mục đích
đến. Gia Cát Lượng liền chỉ vào vò nước to bên góc nhà, Tưởng Can
kinh ngạc nhìn thấy một hòn non bộ nổi trên mặt nước.
Gia Cát Lượng giới thiệu nói:
“Đây là khoáng sản trên núi đá nổi của chúng tôi,
dùng loại đá này làm nguyên liệu, cộng thêm công nghệ đúc tiền mới
của tôi, có thể độc nhất vô nhị, không dễ phổng chế”…
Người chủ sạp hàng nói với Lỗ Túc:
“Hiện nay thông dụng ‘tiền nổi’, tất cả đều là được
đặt chế tại Thục quốc”.
Nghe Lỗ Túc đem tin về, Chu Du lại không phục.
“Cái gì mà ‘không dễ phổng chế’, Gia Cát Lượng lại
cố ý làm chuyện hoang đường!”
Chu Du liền lại phái người đi Thục quốc mua khoáng
sản, không tin việc Gia Cát Lượng làm được Chu Du làm không được.
Xe ngựa Ngô quốc vận chuyển khoáng sản sau khi đến
Thục quốc, Trương Phi đến thỉnh thị Gia Cát Lượng: “quân sư, có nên đem
khoáng sản bán cho Ngô quốc không?”
“Chu Lang muốn học tập toi luyện tôi cũng không phản
đối”.
Gia Cát Lượng chầm chậm phe phẩy cây quạt lông
ngỗng,
“Có điều, chúng ta phải cùng Nguỵ quốc chào hỏi”.
Thế là khoáng sản của núi đá nổi lại lắc la lắc
lư thông qua con đường Thục quốc gian khó chuyển về đến Ngô quốc.
Chu Du lập tức dựng lên Tiểu Cao Lư, tự mình đeo bao
tay, cầm cán xẻng đến trước lò chiến đấu nhiệt độ cao.
Luyện hết chín lần chín tám mươi mốt ngày, đem
khoáng sản nung cháy hết, đúc thành đồng tiền. Khi Chu Du hấp tấp
bốc một đồng tiền mẫu lên xem, một tiếng “ây da”, nóng đến nỗi vội
vàng buông tay. Lòng bàn tay của Chu Du lập tức in lên một dấu ấn màu
đen tròn tròn, kỹ niệm vì làm hàng giả lưu lại vĩnh viễn. Ông ta thẹn
quá hoá giận, bổng nhiên nhìn thấy đồng tiền vừa rồi ném xuống rơi
vào trong chậu nước, lại vững vàng nổi lên trên mặt nước.
“Thành công rồi!”
Chu Du chuyển giận thành vui, cất tiếng hoan hô.
Đợi cho tất cả đồng tiền đúc xong, nổi trong bồn
nước giống như từng đoá từng đoá hoa sen nhỏ, thám tử đi thu thập
tình báo trở về đến.
“Khải bẩm đô đốc, nghe nói Nguỵ quốc dự định đổi
hình dáng đồng tiền”.
Chu Du giật mình,
“Sửa thành hình dáng như thế nào?”
“Không làm hình tròn nữa, sửa thành hình vuông.”
“Làm sao đây?”
Lỗ Túc hỏi Chu du.
Chu Du nhìn dấu kỹ niệm hình tròn ở lòng bàn tay,
ôi uổng phí hết tất cả,
“Còn có thể làm gì đây? Trở về làm lại!”
Nhìn thợ sắt đem toàn bộ tiền giả hi li hoa la đổ
vào Tiểu Cao Lư, Chu Du bổng nhiên có chút lo âu, hỏi ngược lại Lỗ
Túc:
“Ta làm thành hình vuông rồi, họ lại sửa thành
hình tam giác thì sao?”
Lỗ Túc không có lời đáp.
Lại luyện hết 30 ngày…, 60 ngày…, 80 ngày, còn
thiếu 1 ngày.
Thám tử lại chạy đến,
“Khải bẩm đô đốc…”
Chu Du nghiến chặt răng,
“Thật là lại sửa thành tam giác rồi đúng không?”
“Dạ không phải,”
Thám tử nói:
“Nguỵ quốc lo sợ sửa đi sửa lại quá phiền phức,
uỷ thác cho Gia Cát Lượng thiết kế loại đồng tiền vĩnh cữu, Tưởng
Can đang cầm bản vẽ thiết kế, sắp về nước”.
Chu Du đại hỷ:
“Trời cũng giúp ta! Đợi cho Tưởng Can đi qua Ngô
quốc…”
Tưởng Can lưng đeo cuộn giấy, đang cưỡi con lừa của
ông ta, từ phía Thục quốc đi đến. Hai chân lừa vừa dẫm đến bên này
Ngô quốc, đã bị Chu Du chặn lại.
“Chào bạn học cũ, Chu Du chuẩn bị riêng tiệc nhạt
này để ông tẩy trần!”
Tưởng Can là một người xem trọng tình bằng hữu, tuy
rằng trong năm tháng cùng học Chu Du trước giờ không đồng ý để cho ông
ta chép bài. Bạn học cũ khó gặp được nhau, đương nhiên phải uống cho
đã.
Ly rượu cụng rồi lại cụng, chảy vào thấm đủ men
say.
Tịch tản dạ thâm, giống như quần anh hội năm xưa, hai
người cùng giường mà ngủ. Tưởng Can ôm bản vẽ giấy cất tiếng ngáy,
Chu Du thì lại vẫn còn đang nhướng một con mắt.
Nữa đêm, Chu Du lặng lẽ ngồi dậy, nhẹ nhàng đem bản
vẽ từ trong ngực Tưởng Can rút ra.
Dưới ánh đèn, Chu Du mở bản vẽ giấy ra một cách
vui mừng, thấy trên bản vẽ vẽ mặt trước, mặt sau của loại “đồng
tiền vĩnh cữu”, hình dáng so với trước khác biệt nhất là, giữa
đồng tiền ánh lên một lỗ nhỏ hình trái tim.
Chu Du vội vàng bắt chước.
Vẽ xong rồi đem bản vẽ cuộn lại như cũ, nhét trở
vào trong ngực Tưởng Can.
Ngày hôm sau, Tưởng Can cáo từ lên đường:
“Đa tạ chiêu đãi.”
“Đâu có,”
Chu Du nói,
“Mỗi lần cùng bạn gặp nhau, tôi đều có thu hoạch
đấy.”
“Cáo từ.”
“Lần sau gặp lại”.
Bóng hình Tưởng Can cưỡi lừa còn chưa mất hút, Chu
Du liền lệnh cho Lỗ Túc một cách sợ không kịp:
“Lập tức theo bản vẽ phổng chế!”…
Trên đường trở về Nguỵ quốc, Tưởng Can nghĩ mãi
không ra:
Ta không hiểu, tại sao Gia Cát tiên sinh dặn dò ta,
đợi sau khi qua khỏi Ngô quốc rồi, thì đem bản vẽ vứt đi!”
Nhưng cho dù có hiểu hay không, dựa theo cách của Gia
Cát Lượng mà làm vẫn là không sai. Tưởng Can đem bản vẽ xếp thành
một chiếc thuyền giấy, để cho nó trôi vào vùng lau sậy sâu thẳm.
Từ đó, Chu Du chế tạo được một đống tiền giả,
thường xuyên phái người đi thăm dò, nhưng mãi vẫn không thấy Nguỵ quốc
sữ dụng “đồng tiền vĩnh cữu”.
Tại Thục quốc, Trương Phi cười nói với Gia Cát
Lượng:
“Lần này Chu Du lỗ vốn to”.
“Chu Du nếu kiên nhẫn một chút,”
Gia Cát Lượng nói,
“Những đồng tiền này trãi qua một hai ngàn năm sau
sẽ có giá đấy”.
Gia Cát Lượng đặt tên cho loại đồng tiền này một
cái tên có ý nghĩa, gọi là đồng tiền “Tiểu Tâm Nhãn”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Rất cám ơn sự góp ý của bạn