Tiết thứ ba: Thưởng thức danh tửu Trung Quốc
Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014
I/ Loại rượu trắng.
Rượu Mao Đài Quý Châu.
Rượu Mao Đài Quý Châu, được khen ngợi là đứng đầu danh
tửu Trung quốc. Tương truyền ở giữa năm Khang Hy nhà Thanh ở Phần Dương Sơn Tây
có một người thương nhân, tên gọi Cổ Phúc. Ông ta sống ở quê hương của rượu Phần
Dương, uống rượu trở thành niềm đam mê thứ nhất thường ngày của ông ấy, đặc biệt
là rượu Phần Dương, một ngày ba bửa, bửa nào cũng vậy đều không thể thiếu, thậm
chí lúc ra bên ngoài cũng phải mang theo bên mình một ít.
Có một mùa xuân, Cổ Phúc mang theo mấy người cộng tác
đi phương nam buôn bán. Đến lúc đi đến huyện Nhân Hoài Quý Châu, rượu Phần
Dương của ông ta mang theo bên người đã uống hết cả, đành phải đi đến quán rượu
gần đó đi uống rượn nặng. Nào ngờ loại rượu nặng này vừa thấm đến bờ môi, Cổ
Phúc đã cảm thấy đến có một luồng vị cay, uống vào trong miệng vừa đắng vừa chát,
rất mất hứng.
Cổ Phúc bất giác cảm thám lên:
“Ôi, một thành phố xinh đẹp thế này, lại không có sản
xuất rượu ngon, thật mất hứng!”
Không ngờ, câu nói này được chủ quán nghe thấy, ông ta
đi đến nói:
“Khẩu khí khách quan cũng hơi quá lớn đấy, sao ông lại
biết Nhân Hoài chúng tôi không có rượu ngon vậy?”
Cổ Phúc vừa nghe, tự biết mình đã nói lỡ lời, vội vàng
nói:
“Xin lỗi, xin lỗi, lời nói mạo phạm, xin thứ lỗi cho!
Có điều, loại rượu này quả thực….”
“Khách quan nếu như muốn uống rượu ngon, thì dễ thôi.”
Chủ quán nói xong, vẫy tay một cái, một lát sau tiểu
nhị đã từ phía sau quán bê ra mười mấy vò rượu bày ở trước nhà. Chủ quán nói:
“Mời khách quan nếm thử, nếm thử, nhưng xin không nên
nói Nhân Hoài chúng tôi không có rượu ngon nữa.”
Cổ Phúc vừa nhìn, giật cả mình, hối hận bản thân vừa rồi
đã lỡ lời. Ông ta vội vàng đứng dậy, trước tiên đem số vò rượu này nhìn lướt
qua một lượt, sau đó đối diện vò rượu một cách tuy xa mà gần hít vào mấy hơi
sâu, tiếp theo rót một bát rượu, uống một chút ngậm ở trong miệng, phun ra ba
cái, mới đem bát rượu để xuống.
Chủ quán vừa
nhìn thấy chuổi động tác này của Cổ Phúc, thì đã rõ ông ta là một nhà bình phẩm
rượu. Một nhìn hai hít ba phun vừa rồi của Cổ Phúc, dùng ngôn ngữ của nhà nghề
mà nói, gọi là “nhìn sắc, ngữi hương, nếm vị”. Chủ quán vội vàng mời Cổ Phúc ngồi
xuống, còn liên tiếp thỉnh giáo ông ta. Cổ Phúc nói:
“Số rượu này đều không như lời nói, trong đó chỉ có một
vò rượu ủ lâu năm hơi tàm tạm, nhưng dư vị cũng quá kém.”
Chủ quán vội vàng làm lễ nói:
“Không giấu gì khách quan vò rượu lâu năm này đã có
hơn 20 năm rồi, ngoài cái này ra, bổn quán quả thực không có rượu ngon hơn nữa.”
Cổ Phúc nói:
“Nơi này nước non xinh đẹp, nước sông trong suốt, theo
lý mà nói cần phải nấu được rượu ngon”.
Chủ quán nói:
“Cho nên vô cùng cầu xin khách quan dạy bảo!”
Cổ Phúc thấy ông ta một lòng thành ý, liền vui vẻ trả
lời nói:
“Được, năm sau tôi nhất định lại chỉ cho ông!”
Năm sau lúc tiết thu vàng, Cổ Phúc có chủ ý ở Cốc Hoa
Thôn Sơn Tây dùng vàng nặng mời một vị danh sư nấu rượu Phần Dương, mang theo thuốc
rượu, công cụ, lại một lần nữa đi đến huyện Nhân Hoài Quý Châu. Ông ta cùng vị
danh sư cùng nhau xem xét địa hình, lựa chọn được một thôn Phương Thảo cỏ thơm
mọc đầy xung quanh (tức trấn Mao Đài hiện nay) làm cơ sở sản xuất.
Cổ Phúc và vị danh sư cùng nhau dựa theo phương pháp ủ
nấu của rượu Phần Dương, trải qua 8 chưng 8 nấu, chất lượng rượu ủ ra chất nước
đặc biệt thuần túy, mùi hương quất vào người, thuần ngọt không gì bằng, phân rõ
có thể so sánh được với rượu địa phương. Đây chính là “rượu Phần Dương Sơn Tây”
ủ chế sau khi ở Mao Đài, lúc đó gọi là “Hoa Mao Tửu”, cũng chính là ý nói “Mao
Đài Cốc Hoa”.
Nơi đây liền trở thành xưởng rượu Mao Đài sớm nhất
Trung Quốc.
Ở triều đại nhà Thanh, do Xuyên Diêm Nhập Kiềm (tên
khác của Quý Châu), sông Xích Thủy là một đường nước dẫn đến Xuyên Diên từ Trường
Giang chảy qua Lô Châu, nơi hợp giang các nơi. Thi nhân triều đại nhà Thanh Trịnh
Trân từng viết:
“Tửu quan kiềm
nhập quốc, diêm đăng Xích hủy hà.”
Chính là vận tải nghề muối tới tấp, đã xúc tiến phồn
vinh kinh tế hai bên bờ sông Xích Thủy, cũng mang lại phát triển và thịnh vượng
nghề nghiệp nấu rượu địa phương. Tiếng thơm của rượu Mao Đài Quý Châu bắt đầu
lưu truyền ra ngoài.
Rượu Mao Đài có phong cách đặc biệt của “hương ngâm nổi
bật, thanh tịnh tinh tế, thể rượu đậm đà, dư vị dài lâu”, có đặc điểm thể rượu
trong suốt, thuần hương sực nức, thơm mà không diễm, thấp mà không nhạt, thấm
vào gan ruột khi ngữi, vào miệng xúc động lòng người, sau khi uống dư hương rã rích.
Còn có đặc điểm lớn nhất là “không bôi lưu hương hảo”, tức là rượu dùng hết còn
ly không, trong ly rượu vẫn thừa ra mùi hương kéo dài, lâu bền không tan.
“Mao đài mỹ tửu
thịnh danh dương,
dữ chúng bất
đồng vận vị tường;
Phong lai
cách bích tam gia túy,
vũ qua khai bình thập lý hương.
Ngoại vận ngủ châu thiên hộ ẩm,
nội tiêu toàn
quốc vạn nhân thường;
Mạn đạo thử tửu chỉ nãi nhĩ,
không bôi thượng
lưu mạn thất hương.”
Đây là bài thơ ca ngợi của mọi người vì rượu Mao Đài mà
viết ra. Trong rượu trắng số ngàn loại Trung Quốc, rượu Mao Đài lấy chất lượng
cao siêu của nó ở trong đám đông danh tửu vững vàng ở vị trí cao, được gọi là
“quốc tửu”, “vua của rượu”, danh dương thiên hạ, nổi tiếng năm châu, cũng là một
danh tửu thế giới. Mọi người thường ở trên chiếu rượu xuất hiện rượu Mao Đài mà
cảm giác vinh hạnh tăng lên.
Cho nên, rượu Mao Đài tự cổ đến nay đã được mọi người
coi trọng. Tao nhân mạc khách của cổ đại, thường ở dưới ánh trăng độc ẩm, hoặc
giả mời một hai tri kỷ đối rượu, để giúp tứ văn, múa bút tại chổ, lấy rượu Mao
Đài để bình thêm mấy phần sắc màu lãng mạn. Trong thơ cổ, từng có câu thơ
“Trùng dương nhưỡng tửu hương mãn giang”;
Trong thơ của Trịnh Trân thi nhân tuân nghĩa triều đại
nhà Thanh nói: “tửu quan kiềm nhân quốc”,
ca ngợi rượu Mao đài đứng thứ nhất của rượu xuất hiện ở Quý Châu. Nhà văn đương
đại Tào Tuyết Ngần Phỏng Nhật Tặng thơ viết cho bạn cũng nói:
“Hữu đích thừa
hưng quân tây khứ, tự hữu Mao Đài cúng tẩy trần”.
Ở trên thế giới, rất nhiều người ngoại quốc và hoa kiều
cũng rất yêu thích rượu Mao Đài, đặc biệt là hoa kiều cư trú ở các nước Đông
Nam Á, mỗi khi cữ hành yến tiệc, chủ nhân vẫn là ở trên thiếp mời ghi: “có rượu Mao Đài tiếp đãi”. Loại yến tiệc
này qui cách cao nhất, khách nhất định vui vẻ lên đường, làm cho bửa tiệc thêm
nhiều màu sắc.
Tiền quốc vụ khanh nước Mỹ Henry Kissinger ở trong hồi
ký của ông ta có một đoạn miêu tả như thế này: tổng thống tiền nhiệm Richard's
Nixon khui chai rượu Mao Đài ông ta viếng thăm Trung Quốc mang về, không cẩn thận
đổ một chút ở trên bàn, một cây diêm châm lửa rơi trên rượu ở trên mặt bàn, mặt
bàn dậy lửa, thiếu chút nữa đem bạch cung thiêu cháy. Cho dù việc này có chân
thực hay không, nó đều đã nói rõ một cách sinh động năng lượng và ảnh hưởng của
rượu Mao Đài.
Rượu Mao Đài thuộc về rượu trắng loại hương ngâm men
to, lại gọi là “hương mao”, “hương ngâm”, là một trong ngũ đại hương Trung Quốc,
phong cách rượu đại diện loại hương ngâm hoàn mỹ nhất. Theo khoa học phân tích
hóa nghiện: phong cách phẩm chất đặc thù của rượu Mao Đài là do “hương ngâm”,
“hương đáy hầm” và “hương cồn” ba loại chất đặc biệt trộn lẫn mà thành, mỗi loại
chất chất đặc biệt lại do rất nhiều thành phần hóa học đặc thù hợp thành. Hiện
tại thành phần tổ hợp của rượu Mao Đài đã phân tích ra hơn 100 loại, thành phần
mỗi loại đối với cơ thể con người đều có lợi, mà những thành phần này phối hợp
lẫn nhau mới hình thành hương dịu tự nhiên của nó và khác với đám đông.
Rượu Mao Đài cũng thuộc về một loại rượu nặng, nhưng
nó nặng mà không khô, cho dù uống quá lượng cũng không có đau đầu hoặc nôn mửa.
Nghe nói, rượu Mao Đài ở trên chửa bệnh còn có công hiệu nhất định. Năm 1935
lúc Hồng quân 3 lần qua sông Xích Thủy, người dân địa phượng lấy rượu Mao Đài
thăm hỏi chiến sĩ, các chiến sĩ tiếc không nỡ uống, đem nó dùng làm điểu trị mệt
mỏi lao lực và đau đớn khớp xương do trèo đèo lội suối đường dài mà sinh ra.
Rượu Mao đài sản xuất ở trấn Mao Đài huyện Nhân Hoài tỉnh
Quý Châu. Theo tài liệu ghi chép: ở thời kỳ Xuân Thu của hơn 2000 năm trước,
Nhân Hoài trực thuộc nước Cổ Đoạn, sau thuộc về Ba Quốc (tên nước thời Chu, ở
miền đông Tứ Xuyên ngày nay-ND). Ba Quốc nấu rượu rất phát đạt, lấy sản phẩm
“rượu thôn ba hương” mà nổi tiếng thời đó và hậu thế. Đất Nhân Hoài của triều đại
nhà Hán đã là con đường thương nghiệp bắt buộc đi qua từ Tây An qua Ba Thục
thông Nam Việt.
Xưởng rượu Mao Đài do địa danh làm khúc cong Dương Liễu,
từ lâu ở khoảng giửa năm Minh Gia Tĩnh (khoảng năm 1530), phường rượu Mao Đài
xây dựng ở khúc cong Dương Liễu thôn Mao Đài Huyện Nhân Hoài, sớm nhất có thể
kiểm tra là “Đại Hòa Thiêu Phòng”. Thiêu phòng chính là ý nghĩa của xưởng rượu
nặng. Theo cổ tích này, Mao Đài sản xuất rượu, còn cung ứng thị trường, đã có
hơn 450 năm trước. Đến thời kỳ cuối nhà Minh đầu nhà Thanh (cách nay khoảng 270
– 300 năm), trấn Mao Đài đã là dựa núi kề nước, thôn xóm ngư nông săn bắt bò,
còn là một khoáng thành sản xuất thiếc, đồng. Do Càn Long năm thứ mười đục thông
tuyến đường sông Xích Thủy, thế là trấn Mao Đài đã trở thành nơi tập kết hàng của
Xuyên Diêm vào Quý Châu, trấn Mao Đài dần dần hưng thịnh lên.
Hơn nữa, theo ghi chép: vào năm Thanh Đạo Quang, phường
rượu trấn Mao Đài đã tăng thêm đến hơn 20 hộ, Mao Đài mỹ tửu cũng dần dần nổi
tiếng ở thế giới. Có người trong bài thơ viết nói:
Mao Đài
thôn tửu hợp giang cam,
Tiểu các sơ liên hưng dị han,
Độc hữu hồ lô khê thượng duẫn,
Nhất
đông phong vị thiệt đầu điềm.
Trong thơ đã chứng minh Mao Đài mỹ tửu đã cùng nổi tiếng
như nam trúc đông măng của hợp giang phật thủ cam, hồ lô khê thương, thơm và ngọt.
Rượu Mao Đài lịch sử lâu dài còn có thể ở trong chai
rượu của nó nhận được chứng minh. Một kiện chai rượu Mao Đài cổ dựa vào tính
toán đã có lịch sử hơn 250 năm. Miệng nó nhỏ, cổ ngắn, bụng phìng lên, là chế
phẩm của Càn Long năm 20, tức năm 1755. Miệng chai lấy nút gổ đậy cứng, còn lấy
ruột khô hoặc da bọng đái heo phủ lại, dùng dây thừng cột chặt bịt kín, thân
chai có dán nhãn hiệu giản dị hoa văn hình tam giác “Rượu Mao Đài Tỉnh Quý
Châu”.
Năm thứ hai Thanh Đồng Trị (năm 1863) Đoàn Khê Nhân
Hoa Lăng Ổ thành lập “Thành Nghĩa Tửu Phường”, tức về sau được gọi là “Hoa
Mao”; Đồng Trị năm thứ 12 Vương Định Thiên tập trung nguồn vốn người địa phương
Thạch Vinh Vụ, cháu Toàn Thái Hòa và cửa hàng kinh doanh “Thiên Hòa Diêm Hiệu”
thành lập “Vinh Thái Hòa Thiêu Phòng”, về sau con cháu rút khỏi cổ phần, bản khắc
đá còn tổ họ Vương, tục gọi “Vương Mao”; năm 1938 nhà tư bản Quý Dương Lại Vĩnh
Sơ cùng Chu Bỉnh Hoành hợp thành công ty xí nghiệp công thương Đại Hưng, họ Chu
lấy xưởng rượu Mao Đài “Hoành Xương” xây dựng ở Mao Đài làm vốn cổ phần. Năm
1940 đem toàn bộ xưởng rượu bán cho họ Lại, đổi tên thành “Xưởng rượu Mao Đài
Hưng Hằng”, tục gọi “Mao Lại”. Đây chính là xưởng rượu tam gia trước lúc giải
phóng trên trấn Mao Đài.
Trên hội chợ trưng bày quốc tế Panama cử hành ở
Cựu Kim Sơn nước Mỹ năm 1915, rượu Mao Đài đã tham gia triển lảm và thi đấu, do
bị người tây phương xem thường, rượu Mao Đài ban đầu không có đứng ở hàng đầu xếp
vào bình xét. Lúc đó một thương nhân có tiếng của Trung Quốc nhanh trí khôn, cố
ý đem một chai rượu Mao Đài đánh rơi ở trên đất, lập tức lan tỏa mùi hương, mùi
thơm không gì bằng, giới thương nhân huyên náo. Cứ như thế, trên hội chợ triển
lảm lần đó, rượu Mao Đài tên xếp hàng đầu. Quang vinh nhận được giải thưởng chất
lượng vàng, bước thân lên hàng của rượu trắng chưng cất nổi tiếng tam đại thế giới
(rượu cô nhắc Cognac
của Pháp, rượu Mao Đài Quý Châu của Trung Quốc, rượu Whisky Tô Cách Lan của
Anh). Nhưng do rượu Mao Đài của Trung Quốc sự trang trí thuần phác và cổ xưa,
hơn nữa sức mạnh của đất nước Trung Quốc xưa, địa vị thấp, lần lượt làm cho rượu
Mao Đài co lại ở tên thứ 2.
Trước giải phóng, rượu Mao Đài tuy đã nổi tiếng trong
ngoài nước, nhưng phát triển lại rất từ tốn, sản lượng năm cao nhất cũng không
qua con số 10 tấn. Đã từng có lượng nhỏ vận chuyển tiêu thụ ở vùng Hương Cảng
và Áo Môn, nhưng cũng là lúc ngắt quảng lúc liên tục. Đến trước giờ giải phóng,
phường rượu trấn Mao Đài đã kề bên dừng sản xuất.
Sau giải phóng, nhà nước Trung Quốc đem ba nhà phân xưởng
tư nhân trên trấn Mao Đài tiến hành hợp lại, còn trên cơ sở này lập nên xưởng
rượu Mao Đài quốc doanh, đồng thời hàng năm tăng thêm vốn đầu tư, mở rộng qui
mô sản xuất, sản lượng nhanh chóng tăng lên. Năm 1952 trên hội nghị bình phẩm
rượu lần thứ nhất toàn quốc, rượu Mao Đài được bình chọn là một trong tám đại
danh tửu Trung Quốc. Năm 1963, năm 1979, năm 1988 trên hội nghị bình phẩm rượu
lần thứ 2, thứ 3, thứ 4 và thứ 5 toàn quốc, lại liên tục được bình chọn là danh
tửu toàn quốc, còn vinh dự nhận được huy chương chất lượng vàng và giấy chứng
nhận sản phẩm chất lượng tốt của sản phẩm chất lượng tốt năm 1979, năm 1984. Hiện
thời, rượu Mao Đài ngoài cung ứng thị trường trong nước ra, mỗi năm còn xuất khẩu
hàng loạt, vận chuyển tiêu thụ đến hơn 90 quốc gia và khu vực của năm châu lớn
thế giới.
Rượu Mao Đài, là lấy thôn Mao Đài nơi sản xuất của nó
đặt tên. Thôn Mao Đài tên hiện tại là Trấn Mao Đài, vị trí ở bờ sông Xích Thủy
12 KM thành tây huyện Nhân Hoài tỉnh Quý Châu. Đất lưu vực Xích Thủy ở vào điểm
xung yếu giao hợp lại của cao nguyên Vân Quý và thung lũng Tứ Xuyên. Từ lâu ở kỷ
giu ra địa tầng đại trung sinh cách ngày nay một trăm triệu ba ngàn vạn năm trước,
ở đây đã hình thành cát kết màu đỏ và sỏi đá, loại địa tầng này có tính thông
thấu tốt; còn chất đất màu đỏ ở đây lại chứa nhiều chủng loại chất khoáng vật.
Do chịu đến ảnh hưởng của luồng khí ẩm Ấn Độ Dương, mùa hè rất nóng nực nhiều
mưa, sau cơn mưa sông ngòi nước dâng thường hiện màu đỏ, “Xích Thủy” từ chổ này
mà có tên.
Ba bốn trăm năm trước, trấn Mao Đài vẫn còn là một
thôn đánh bắt cá nho nhỏ, do khắp nơi mọc đầy cỏ tranh mênh mang mờ mịt, mọi
người liền gọi nó thôn cỏ tranh, gọi tắt Mao thôn. Năm 1745 công nguyên (Càn
Long năm thứ 10), chính phủ nhà Thanh đan dệt khai sửa đường sông, thuyền mái
chèo thông suốt Mao thôn, Mao thôn trở thành xung yếu giao thông trên bộ dưới
nước của Xuyên Diêm vào Quý Châu, ngày một phồn thịnh, đã có dạo trở thành thị
trấn có 6 đường phố lớn, cỏ tranh cũng mất đi theo. Chỉ có trên một bàn đất dưới
Hàn Bà Lãnh, còn có cỏ tranh mọc, thế là mọi người lại đổi tên Mao thôn thành
thôn Mao đài. Theo phát triển của kinh tế, tăng thêm của nhân khẩu, lại sửa
thôn Mao Đài thành trấn Mao Đài.
Rượu Mao Đài vì sao có thể có phong vị đặc thù của
cùng đám đông không giống nhau còn hấp dẫn một cách mãnh liệt người uống rượu
trong và ngoài nước vậy? Điều này cùng nơi sản xuất, nguyên liệu và công nghệ ủ
nấu của nó có liên hệ rất lớn.
Trấn Mao Đài độ cao so với mực nước biển khoảng 400
mét, bốn bề đám núi bao bọc, chính giữa hiện hình đáy nồi, mùa đông không lạnh
buốt, mùa hạ có cái nóng tàn khốc, mỗi năm lượng mưa xuống hơn 1000 milimet, nước
mưa rất dồi dào, làm cho vùng đất lõm bốn bề không thông gió trở thành nơi lên
men tốt nhất, đây là một nhân tố quan trọng thành công của rượu Mao Đài.
Sông Xích Thủy của suối nước núi hợp lại mà thành, từ
trong sơn cốc núi non trùng điệp trơn chảy mà xuống, chảy qua trấn Mao Đài, làm
cho nước sông Xích Thủy không ô nhiễm, không tạp chất, nước trong vị ngon, đây
là một nhân tố khá quan trọng đặc biệt hay của chất lượng sản phẩm rượu Mao
Đài.
Thổ nhưỡng trấn Mao Đài vì rừng màu đỏ “đất chu sa”,
phần đáy bồn lên men của rượu Mao Đài ủ chế là dùng đất chu sa xây thành, chất
lượng loại đất này có lợi cho sinh sôi vi sinh vật sinh mùi hương. Do đó rượu
Mao Đài có một loại phong vị đặc thù. Phong cách độc đáo của rượu Mao Đài giống
như rượu Cogne của Pháp và rượu Sherry của Tây Ban Nha, đều là chịu ảnh hưởng
môi trường địa lý.
Rượu Mao Đài lúc mở niêm phong, đầu tiên ngữi đến mùi
thơm thanh tịnh mà mịn màng bóng láng gọi là “tiền hương”, khởi hiện tác dụng vị,
thành phần chủ yếu của nó là cồn, este, Aldehyde các loại vật chất điểm sôi thấp;
Kế tiếp ngữi kỹ, lại có thể ngữi đến “hương ngâm” có mang theo mùi hương ngọt
xào tráng nổi bật; ly không sau khi uống vẫn tỏa ra một luồng hương hoa lan sẳn
có và hương hoa hồng, còn có thể duy trì 5-7 ngày không biến mất, gọi là “hậu
hương”, đối với tác dụng chủ đạo nổi lên hiện vị, thành phần của nó do vật chất
tính acid điểm sôi cao hợp thành. “Tiền hương” và “hậu hương” phụ trợ lẫn nhau
hợp thành một thể trọn vẹn, cấu thành uy lực vô cùng của rượu trắng loại hương
ngâm.
Rượu Mao Đài không chỉ lấy hương vị nổi tiếng độc đáo
của nó, hơn nữa chai rượu rượu Mao Đài trang trọng cũng tạo ra hình thức mới, một
quy cách độc đáo. Trước đây chai rượu Mao Đài là chai sứ đất màu nâu thẫm, qua
mấy lần cải tiến đổi thành chai sứ màu trắng sữa của hiện tại. Bộ phận van của
nó hình trụ, miệng chai cũng so với miệng chai rượu thông thường ngắn hơn nhiều
xem ra trang nghiêm trang trọng, đơn giản rộng lượng làm cho người yêu thích. Nghe nói: một lần trên yến
tiệc Trung Quốc ở Giơnevơ, một vị ký giả ngoại quốc trịnh trọng bày tỏ, ông ta mong
muốn nhận được một chai rượu Mao Đài, vì đây là vật kỷ niệm quý báu.
Loại chai gốm đất này của rượu Mao Đài trang trọng,
còn có ưu điểm không đầy đủ của chai thủy tinh. Kết cấu của nó tơi xốp, có thể
tiến vào lượng nhỏ không khí cho phép, đồng thời còn có thể đem hàm lượng nước
trong chai rượu chuyển dời đi. Ở dưới kính hiển vi điện tử, giọt nước vách chai
không chảy hiện ra đủ loại i-on của nó hoặc ở giữa chuỗi liên kết có khe hỡ số
lượng lớn. Độ lớn của khe hỡ của nó đủ để cho phân tử nước thể tích tương đối
nhỏ trốn chạy ra. Dùng loại chai này đựng rượu, phân tử nước không ngừng từ tốn
lén lút chạy mất. Phản ứng este hóa trong chai rượu thế này nước rượu ngày càng
hoàn thiện, làm cho hàm lượng hợp chất nào có hương vị đặc thù chậm rãi nâng
cao, cho nên rượu Mao đài càng để lâu càng thơm. Chai rượu Mao Đài loại này lộ
ra có chút hơi “đắt”, vẻ ngoài không làm kinh ngạc, cống hiến lại không nhỏ, nó
làm cho rượu Mao Đài nổi tiếng trong ngoài nước mãi mãi giữ gìn mùi thơm, hương
bay vạn lý.
Rượu Mao Đài với tư cách truyền thống đóng gói nhỏ là dùng
chai gốm sứ (hộp), hiện tại vì để mỹ quan có cái đã dùng chai thủy tinh.
Ủ nấu rượu Mao Đài cũng đã chọn dùng công nghệ truyền
thống, công nghệ phức tạp độc đáo, yêu cầu thao tác hết sức nghiêm khắc của nó.
Hơn nữa, ủ nấu của rượu Mao Đài là có tính thời vụ. Mỗi năm bắt buộc ở trước tiết
trùng dương (mồng 9 tháng 9 ÂL) bỏ nguyên liệu vào. Từ lúc bỏ nguyên liệu vào đến
nướng xong bả rượu, cần thời gian khoảng 10 tháng. Nguyên liệu và đặc điểm công
nghệ của nó là:
Sản xuất rượu Mao Đài dùng nước, lấy từ nước giếng
sâu, nước này chảy ra từ cốc sâu núi cao, trong veo trong vắt, chất nước tốt
cùng chất lượng sản phẩm của rượu có liên hệ rất lớn.
Rượu Mao Đài là dùng tiểu mạch chất lượng tốt làm men,
dùng cao lương lựa chọn thuần chất làm bã rượu. Tiểu mạch và cao lương này đều
sản xuất ở địa phương hoặc vùng phụ cận, ngoài tiến hành lựa chọn thuần khiết đối
với chất lượng sản phẩm ra, lúc nấu rượu xử lý đối với cao lương là có yêu cầu
đặc biệt.
Lên men rượu Mao Đài gọi nguyên liệu cao lương là “sa”.
Sa của lúc chưng nguyên liệu là hạt vụn và hạt nguyên theo tỉ lệ 2:8 hạt hỗn hợp
pha thêm, sinh sa sau khi lên men, lần thứ 2 trộn vào sinh sa lại lên men, tỉ lệ
vụn nguyên đổi là 3:7, đây cũng là chổ khác nhau cùng xử lý nguyên liệu rượu trắng
khác. Càng đặc biệt hơn là tổng lượng men dùng của rượu Mao Đài cao hơn nguyên liệu
cao lương. Dùng men nhiều, lên men thời kỳ dài, nhiều lần lên men, nhiều lần lấy
rượu, đây đều là biện pháp công nghệ đặc thù quan trọng của chất lượng sản phẩm
của nó hình thành rượu Mao Đài.
Công nghệ sản xuất rượu Mao Đài, nói một cách đơn giản
có thể phân làm:
Thứ nhất, chế tạo men. Rượu Mao Đài dùng men số lượng
nhiều, tốt xấu của men cùng chất lượng sản phẩm của rượu có liên hệ rất lớn. Mỗi
một công đoạn chế men đều có quá trình thao tác tỉ mỉ biết bao, mà thao tác của
mỗi một quá trình có thích hợp hay không đối với chất lượng của men đều là có ảnh
hưởng, cho nên công nhân chế men cần có kinh nghiệm và tay nghề phong phú.
Thứ hai nấu rượu. Đầu tiên, chưng sinh sa, lên men:
chưng sinh sa là đem sa nguyên vụn pha vào, dùng nước nhiệt độ nhất định thời
gian ngâm nở nhất định, sau đó thêm vào bả rượu gốc lượng thích hợp trộn đều, để
vào trong chỏ đựng chưng nấu. Sau chưng nóng để nguội, trải qua chất đống, xuống
hầm, lên men, thời gian lên men một tháng.
Kế tiếp, cất nước, lên men. Đem sa đã lên men một
tháng lấy ra, lại trộn vào sinh sa, xếp nồi chưng chưng cất, đây là chưng cất lần
thứ nhất, rượu nhận được gọi là sinh sa tửu. Rượu này không phải là rượu thành
phẩm, toàn bộ vẫy trở về trong hạt óp ban đầu lại thêm men và xuống hầm lên
men, đây gọi là “lấy rượu nuôi hầm”, lại sau một tháng lấy ra chưng cất. Rượu lần
thứ hai chưng cất ra phải lấy rượu chất lượng, rượu cuối vẫy trở về phôi rượu lại
lên men, còn tiếp tục xuống hầm, đây gọi là “hồi sa”. Một tháng sau lại chưng cất
lấy rượu, cứ như thế tiến hành đến lần thứ 7, mới hoàn thành một chu kỳ sản xuất,
gọi là một “tửu kỳ”.
Lần nữa, câu đổi. Các lần lên men chưng cất kể trên,
chất lượng rượu không giống nhau, còn có tên gọi không giống nhau. Rượu chưng cất
lần thứ 2 gọi là “hồi sa mao tửu”; lần thứ 3 gọi “đại hồi mao tửu”, mùi đặc biệt
thơm nồng; lần thứ 4 gọi là “nguyên tao mao tửu”, chất lượng sản phẩm thuần mỹ
nhất; lần thứ 5 gọi là “hồi tao mao tửu”, mùi vị cũng rất thơm nồng; lần thứ 6
cũng gọi là “hồi tao mao tửu”, nhưng chất lượng sản phẩm tương đối kém; lần thứ
7 gọi là “truy mao tửu”, vị bả đắng mạnh. Rượu của mỗi lần chưng cất ra phân biệt
tiến hành cất để, sau 3 năm, đem rượu mới làm và rượu lâu năm phối hợp lẫn
nhau, gọi là “câu tửu”, cũng gọi là “câu đổi”. Câu đổi cũng là một loại tài nghệ
đặc biệt. Phải câu đổi ra rượu đạt tiêu chuẩn một loạt sắc hương vị đều tốt,
thiếu thì phải dùng 3,4,10 loại, dư thì phải dùng 7,8,10 loại rượu loại đơn. Thầy
câu đổi phân biệt chọn dùng loại hương khác nhau, thứ tự lần sản xuất khác
nhau, thời hạn cất giữ khác nhau, rượu nồng độ cồn khác nhau, tiến hành điều phối,
làm cho hương chủ thể của rượu càng thêm nổi bật, câu rượu là chất lượng sản phẩm
có thích đáng hay không cùng rượu thành phẩm cũng có quan hệ rất lớn.
Sau cùng, ủ lâu ngày, đem rượu giám định đạt tiêu chuẩn,
để trong vò gốm bịt kín, trãi qua cất giữ thời gian thích hợp, tiến một bước giảm
bớt tạp vị không thuần khiết, do đó mà làm cho rượu càng thêm thuần hương, đậm
đà.
Ngũ Lương Dịch.
Điểm xuất phát của Ngũ Lương Dịch sản xuất ở Trường
giang vạn lý Trung quốc, nơi hợp lưu của Kim Sa Giang và Mân Giang. Xưởng rượu
Ngủ Lương Dịch Nghi Tân tỉnh Tứ Xuyên. Theo ghi chép:
Tống Đại Cao Hoàng Đình Kiên sau khi biếm chức kinh
thành về ở Nhung Châu, hiện là thành phố Nghi Tân. Ông ta đối với “Dao Tử Tuyết
Khúc” danh tửu Nhung Châu rất yêu thích, khen ngợi không ngớt lời. “Dao Tử Tuyết
Khúc” là do tao phòng tư gia Dao Quân Ngọc thân sĩ Nhung Châu lấy nước “An Lạc
Tuyền” để nấu rượu. “An Lạc Tuyền” nước sạch, trong lành ngọt lạnh buốt, vị
ngon, thấm vào gan ruột. Cổ ngữ nói:
“Thượng thiên
nhược ái tửu,
Thiên thượng
hữu tửu tiên;
đại địa nhược
ái tửu,
địa thượng hữu
tửu tuyền”.
Có thể thấy địa vị của nước ở trong rượu ngon.
“An Lạc Tuyền” của Nhung Châu kể trên, chính là trong
khu sản xuất công ty tập đoàn Ngủ Lương Dịch ngày nay. Con người Ngủ Lương dịch
của ngày nay không chỉ kế thừa phương thuốc bí truyền tiền nhân, đồng thời lấy
nước của An Lạc Tuyền, tỉ mỉ ủ chế Ngủ Lương Dịch. Ngủ Lương Dịch danh dương tứ
hải, hương bay năm châu, hết sức được người đời yêu thích, thì không đáng là lạ.
Những năm cuối Minh triều, ngành sản xuất rượu của cổ
thành Nghi Tân đã rất phát đạt, đến năm 1900 công nguyên, danh sư khảo tửu Trần
Tam, kính nghiệp tổ nghiệp họ Trần, trên cơ sở kinh nghiệm nấu rượu gia truyền vốn
có không ngừng tổng kết tìm kiếm, tỉ mỉ điều chế thành phần phối liệu, để hình
thành công thức pha chế độc đáo, nấu ra tạp lương tửu nổi tiếng dương xa, đây
chính là “Phương thuốc bí truyền họ Trần” có sắc thái truyền kỳ.
Từ sau chổ này, Ngủ Lương Dịch bao giờ cũng lấy
“Phương thuốc bí truyền họ Trần” làm cơ sở, còn ở môi trường lên men, quá trình
công nghệ các loại phương diện sáng tạo ra cái mới một cách không ngừng, phát
triển, ủ nấu ra rượu ngon ngày nay trong ngoài hưởng thụ khen ngợi. Công ty tập
đoàn ở khu vực xưởng thiết kế xây dựng một “tháp tiến lên”, thân tháp do 5 cây
thể trụ độ cao không đều nhau hợp lại mà thành, biểu hiện một cách hình tượng huyền
diệu của “Phương pháp bí truyền họ Trần”.
Ngày nay, “Phương pháp bí truyền họ Trần” của Ngủ
Lương Dịch là tác phẩm lớn càng khoa học, càng toàn diện hòa nhập vào khoa học
kỹ thuật cao, sinh vật và con người Ngủ Lương Dịch trí tuệ lớn.
Thực ra, nguồn gốc của cái tên Ngủ Lương Dịch còn có một
câu chuyện nhỏ:
Nghe nói ở đầu thế kỷ 20 công nguyên, cục trưởng Đoàn
Luyện (tổ chức vủ trang của địa chủ chống nông dân thời trước) Nghi Tân Lôi
Đông Viên mời nhân vật nổi tiếng xã hội tổ chức tiệc gia đình. Giữa bữa tiệc,
bê ra một vò mỹ tửu dùng 5 loại lương thực ủ nấu, niêm phong vò vừa mở ra lập tức
hương bay khắp phòng, khách khứa uống rượu này, đồng thanh ca ngợi tán thưởng.
Đây chính là ngủ cốc nấu hay của thời đó được thượng tầng nhân sĩ gọi là “Dao Tử
Tuyết Khúc”, người dân bình thường phố chợ gọi là “Tạp Lương Tửu”. Trong dãy tiếng
reo hò khen hay của đám đông, cử nhân Dương Huệ Tuyền ngữi kỹ mùi vị của nó, để
yên nhìn màu của nó, sau khi uống cảm thán nói: “rượu ngon như thế tên là ‘Dao Tử Tuyết Khú’” như không vừa ý chê quá nhạt, gọi ‘Tạp Lương tửu’ thực thuộc về bất
nhã, rượu này tập hợp tinh hoa của ngũ lương mà thành nước ngọc, sao không đổi
tên là Ngủ Lương dịch”, từ đấy có tên “Ngủ Lương Dịch”.
Vì để ghi nhớ người đề cử tên của “Ngủ Lương Dịch”, tập
đoàn Ngủ Lương Dịch đặc biệt ở “Nhà bảo tàng văn hóa tửu” trong xưởng và quảng
trường thế kỷ lập tượng Hán Bạch Ngọc, ông ta chính là người đầu tiên gọi là
“Ngủ Lương Dịch” Dương Huệ tuyền. Tượng tại sao chỉ có giai đoạn đầu của ngày
sinh, không có năm tháng của ngày mất, đây chính là con người Ngủ Lương dịch
tôn thờ tổ tiên, tôn sung tâm tình khó bỏ của trí tuệ.
Nước rượu Ngủ Lương Dịch trong suốt trong vắt, tuy là
rượu cao độ ở 60°, nhưng thấm môi tiếp xúc lưỡi hoàn toàn không có tính kích
thích mãnh liệt, duy nhất cảm giác thể rượu êm dịu ngọt thơm, vị rượu đậm đà,
vào họng chỉ sảng khoái, các vị nhịp nhàng, vừa vặn vừa ngon. Tuy uống nhiều mà
không “lên đầu”. Cảm giác mỗi lần có vò mà không say, nấc nghẹn lưu hương, đã
say cũng vẫn cảm thấy tâm thầm vui sướng hả hê. Nhà bình luận rượu nói:
“Ngủ Lương Dịch
rút ra tinh anh của ngủ cốc, uẩn tích mà thành tinh dịch, hương phun của nó đậm
đà, vị ngọt, chất lượng đặc biệt sạch sẽ, có thể gọi là tinh xảo như thật điều
hòa nhiều vị về một thể”.
Khi mở chai rượu Ngủ Lương Dịch: hương rượu phun tỏa,
sực nức phủ vào mũi; lúc dùng để uống: hương đầy tràn khắp miệng, xung quanh
sinh mùi hương; sau khi uống, hương lưu khắp phòng, dư hương dài lâu. Hương phun
của rượu này chất lượng tuyệt diệu cả thế giới có một không hai, nó ở trong rượu
men to loại hương nồng Trung Quốc lấy toàn diện vị rượu nổi tiếng, là một loại
rượu trắng thơm, thuần khiết, ngọt, tịnh 4 cái đẹp đều có đủ.
Đương nhiên, chất lượng sản phẩm của Ngủ Lương Dịch đặc
biệt ngon đẹp và nước dùng ủ nấu của nó và nghiêm khắc lựa chọn nguyên liệu có
quan hệ nhất định. Nước dùng để ủ nấu của Ngủ Lương Dịch, lấy từ lòng sông Mân
Giang. “Nước lòng sông Mân Giang” này, từ xưa đến nay được cho rằng là nước chất
lượng tinh khiết, là nước tốt cho nấu rượu. Nguyên liệu ngoài lựa chọn tốt nhất
ra, còn lượng thích hợp chuẩn xác ở số lượng tỉ lệ phối, rượu thành phẩm mới có
thể đạt đến chất lượng sản phẩm điều hòa ngủ vị, vừa tốt.
Men, chất lên men đường hóa của Ngủ Lương Dịch, là men
miếng to thuần tiểu mạch chế thành, ở ngoại hình và trên cách chế đều tương đối
đặc biệt, gọi là “men bao gói”. Chính giữa miếng men lõm xuống, thể tích tiếp
xúc không khí thêm lớn, có lợi cho sinh trưởng của vi khuẩn. Đặc điểm của men
chế là: thời gian nuôi khuẩn dài (40 ngày bắt đầu ra khỏi phòng men), nấm mốc hoàn
toàn sinh trưởng, vi khuẩn to, nấm mốc nhiều, da mỏng, giữ nhiệt cao sau lửa
(50°C - 60°C), có mùi thơm độc đáo; Khi
nấu rượu dùng men cũ lâu năm.
Hầm lên men của Ngủ Lương Dịch là hầm cũ lâu năm, hầm
cũ nhất đã có trên 300 năm, nói nó là rượu hầm cũ lâu năm, cũng không có gì là
hổ thẹn.
Thao tác của Ngủ Lương Dịch sinh trưởng trong một khâu
rất tinh tế. Thời kỳ lên men của nó dài đến 70 – 90 ngày, trong lên men este hóa
hoàn toàn. Nền tảng hầm là đất sét nhão màu vàng vững chắc, nắp hầm dùng bùn của
nhu thục bịt kín, tính cách nhiệt có thể tốt, giảm bớt tỏa hơi của hơi rượu, điều
này cùng hương thơm ngào ngạt của rượu đều có quan hệ rất lớn.
Ngủ Lương Dịch sau khi chưng cất nhận được rượu, còn
phải trải qua vào kho cất giữ một thời kỳ nhất định, lại trải qua 2 lần bình phẩm
giám định và phân tích lý hóa, sau cùng còn phải tiến hành “câu đổi” tỉ mỉ, mới
có thể đóng gói xuất xưởng.
Rượu Phần Dương.
Rượu Phần Dương Sơn Tây được người tôn sùng gọi là
“Cam tuyền giai nhưỡng”, “Dịch thể bảo thạch”, là danh tửu cổ xưa Trung Quốc,
cách nay đã có lịch sử hơn 1500 năm. Mùi hương của nó dễ chịu mềm mại, dư vị
sinh nước bọt, là dùng cao lương “làm đồng loạt” nổi tiếng Cốc Hoa thôn và nước
suối thần nước ngọt như rượu ngọt ủ chế mà thành.
Nhắc đến nước suối thần của Cốc Hoa thôn, còn có một
đoạn truyền thuyết đẹp.
Cổ đại, có một tướng quân tên gọi Hạ Lỗ có tài chứng
minh giỏi chiến trận, lập chiến công vô số. Có một năm, Hạ Lỗ tướng quân chiến
thắng trở về, đi qua Cốc Hoa Thôn, từ lâu nghe tiếng rượu Phần Dương “dư mà không say, say mà không choáng”,
liền mến tiếng đi vào quán rượu để thưởng thức. Đang lúc ông ta rượu dấy lên
đang nồng, con ngựa chiến “Thiên Lý Câu” buộc ở bên ngoài bổng nhiên hí lên.
Ông ta nghĩ có thể là con ngựa cũng ngữi đến mùi thơm của rượu, thì để cho nó
cùng thưởng thức vị ngon này vậy! Thế là, ông ta dặn dò chủ quán đem “Thiên Lý
Câu” dắt đến sân sau, thêm một máng bả rượu đầy đầy, để cho ngựa quý ăn cho đã.
Còn Hạ Lỗ tướng quân cũng uống một bát lại một bát, vừa đủ uống hết một vò lớn;
còn “Thiên Lý Câu” thì ở sân sau thêm một máng lại một máng, chớp mắt uống hết
một gánh to. Sau cùng Hạ Lỗ đã say, “Thiên Lý Câu” cũng đã ngã.
Hạ Lỗ không hổ thẹn là một tướng quân chinh chiến sa
trường, tuy rằng đã say bí tỉ, nhưng vẫn là cưỡng ép tinh thần phải đi. Chủ
quán vội vàng can ngăn nói: “tướng quân
rượu đã quá lượng, xin ở trong quán nghỉ ngơi đi đã.” Hạ Lỗ tướng quân lắc
la lắc lư, nói: “không hề gì, không hề
gì,…..!” ngật ngà ngật ngưỡng đi đến sân sau, nhìn thấy con “Thiên Lý Câu”
đã say đến nữa dựa nữa quỳ ở trên đất, ông ta cũng bất kể ba bảy hai mươi mốt,
kêu chủ quán dắt ngựa ra sân, nhún người lên ngựa, người nghiêng ngựa lệch, lắc
la lắc lư mà đi.
Hạ Lỗ tướng quân nằm trên lưng ngựa, mơ màng mù mờ, miệng
thở ồ ồ, lộn tùng phèo, trong lòng không tránh khỏi có chút phát nóng. Chỉ thấy
thân hình ông ta vừa dừng, “phạch! phạch! phạch!” vung liền 3 ngọn roi vang dội.
Con ngựa đó vốn đã uống say, hiện tại bổng nhiên bị giật mình, dồn sức một chân
giơ lên, “lộp cộp lộp cộp” điên cuồng xông thẳng lên. Ngựa say suy cho cùng
không bằng ngựa hay, lúc lao đến thôn tây Hồ Lô cốc, bổng nhiên ngựa mất chân
trước, đem Hạ Lỗ tướng quân từ trên lưng ngựa lật xuống. Các binh sĩ vừa nhìn
thấy, toàn bộ đều cuống quýt tay chân, vội vàng đem Hạ Lỗ tướng quân dìu đứng dậy.
Lại nhìn về con ngựa, chân trước đã sa vào trong đất cạm bẫy sâu sâu rồi. Các
binh sĩ kéo kéo, đẩy đẩy, chỉ thấy con ngựa đó, hí một tràng, rút chân trước ra
một cách mạnh mẽ, lập tức từ trong đất phun ra một dòng nước suối trong chải
trong suốt, càng phun càng mạnh, chớp mắt đã trở thành một miệng giếng nước suối.
Các tướng sĩ cảm thấy đến kỳ lạ, liền tranh nhau ra sức
uống nước giếng suối này, đều cảm thấy mát lạnh thêm trong lòng, ngọt không gì
bằng, rất khoan khoái dễ chịu. Từ đấy, dòng nước suối này tuôn chảy không ngừng,
cho dù gặp phải khô hạn nghiêm trọng như thế nào trước sau không khô cạn, được
mọi người gọi là “nước suối thần”.
Về sau, Cốc Hoa Thôn liền đổi dùng nước suối thần nấu
rượu, màu rượu càng thêm sáng sủa, hương vị càng thêm xộc vào mũi. Có bài thơ
tán thưởng viết:
Khuyến quân mạc đáo Cốc Hoa Thôn,
Thử xử hữu tửu năng túy nhân,
Ngô kim lai thời ngẫu khoa lượng,
Nhập khẩu tam bôi dĩ tiêu hồn.
Phần Châu phủ, Phần Dương thành,
Ly thành tam thập Cốc Hoa Thôn,
Cốc Hoa Thôn lý xuất mỹ tửu,
Cốc Hoa Thôn lý xuất hiền nhân.
Đây là một bài ca dao cổ xưa, phổ biến lưu truyền ở
trong dân gian, tán dương rượu Phần Dương. Đặc điểm của rượu Phần Dương là
trong vắt trong suốt, mùi hương thanh nhã, vào miệng đậm đà, mềm mại êm mềm, ngọt
lạnh, rơi vào miệng hơi ngọt, dư vị tịnh sảng khoái, dư vị lâu dài. Rượu Phần
Dương tuy độ rượu là 60°, nhưng không có tính kích thích như loại rượu trắng thông
thường mãnh liệt, sau khi uống miệng lưu dư hương, làm cho tinh thần con người
sảng khoái. Nó sản xuất ở Cốc Hoa Thôn huyện Phần Dương tỉnh Sơn Tây. Nơi đây cổ
đại thuộc về Phủ Phần Châu Sở quản hạt, tên của rượu Phần Dương là do đây mà
có. Theo sử liệu ghi chép: sản xuất của rượu Phần Dương Cốc Hoa Thôn bắt đầu ở
thời đại Nam Bắc Triều thế kỷ thứ 5 công nguyên, cách ngày nay đã có lịch sử
hơn 1500 năm.
Sau Đường Triều, rượu Phần Dương đã có phát triển tiến
một bước, lò nấu phường rượu của thôn đạt hơn 70 hộ, đã xuất hiện rầm rộ
“Vị triệt trong
biên mật dạng điềm,
ung đầu thanh
cánh sắc hương kiêm.
Trường nhai
kháp phó đăng doanh số,
xử xử nhai đầu kiết thúy liêm”.
Có một thời gian Cốc Hoa Thôn đã trở thành thôn rượu nổi
tiếng phố xá nhộn nhịp, hấp dẫn rất nhiều văn nhân tao khách trước đến uống rượu
thỏa thích, sau ngâm thơ làm thơ. Nghe nói: Đỗ Phủ, Lý Bạch, Tống Diêm Thanh, Cố
Viên Vũ, Phó Thanh Chủ v.v…. đều đến Cốc Hoa thôn uống qua rượu, còn viết ra câu
thơ sướng miệng. Như “Thanh Minh” của Đỗ Mục Đường đại lưu truyền rộng khắp:
Thanh minh thời tiết vũ phân phân,
Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn,
Tá vấn tửu gia hà xử hữu,
Mục đồng dao chỉ Cốc Hoa Thôn.
Bài thơ này ngàn đời nay đã được mọi người ngâm xướng
lặp đi lặp lại, có thể thấy địa vị của Cốc Hoa Thôn và mỹ tửu của Cốc Hoa Thôn
đã chiếm chổ trong ý nghĩ mọi người rồi.
Tục ngữ nói: “danh
tửu sở tại, tất hữu giai tuyền” đây là có một đạo lý nhất định. Vị rượu rượu
Phần Dương tốt đẹp cùng chất lượng nước của nó có quan hệ mật thiết. Đặc điểm của
chất lượng nước Cốc Hoa Thôn: trong vắt trong suốt, không tạp chất, cũng không
có vị không chính đáng, dùng nó luộc bao không tràn nồi, đựng nước không sét đồ
đựng, thậm chí dùng để giặt quần áo vô cùng mềm mại sạch sẽ. Miệng “giếng thần”
trong truyền thuyết đến ngày nay hãy còn đấy, hiện tại lượng nước ra của nó mỗi
ngày đủ để cho gần mấy mươi hộ gia đình sữ dụng. Cuối nhà Minh đầu nhà Thanh
thi nhân ái quốc kiêm nhà y học Phó Thanh Chử tự tay viết ký vào 4 chữ đại tự “Đắc Tạo Hóa Hương”. Cổ Tỉnh Đình Bàng “Thân
Minh Đình Tửu Tuyền Ký”, trên đá khắc có câu hay ca ngợi chất lượng nước tốt đẹp
“Cận bốc sơn chi lộc hữu tỉnh tuyền yên,
kì vị như lễ, hà đông tang lạc bất túc tỉ kì cam hinh, lộc tục lê xuân bất túc
phương kì thanh liệt”.
Thực ra, dưới đất Cốc Hoa Thôn đều đang tiềm tàng suối
nước ngọt lấy không hết, chỉ cần đem giếng đào đến một độ sâu nhất định, thì có
nguồn nước chất lượng tốt của “kì vị như lễ” (vị của nó như rượu ngọt) nguồn nước
tuôn ra không dứt. Sau giải phóng, xưởng rượu Phần Dương Cốc Hoa Thôn đã đào
nhiều miệng giếng mới, trải qua phân tích hóa nghiệm, chất nước đều rất tốt,
thành phần hàm lượng chứa trong nước rất thích hợp cho nấu rượu.
Ngoài chất lượng nước tốt ra, nguyên liệu chủ yếu của
rượu Phần Dương sản xuất là cao lương “làm đồng loạt”, đặc sản bình nguyên Tấn
Trung. Loại cao lương này từng hạt nẩy chắc, lớn nhỏ đều đặn, vỏ mỏng, chứa nhiều
tinh bột (khoảng 66%), dinh dưỡng phong phú; sau khi trải qua xử lý chưng nấu, chín
mà không dính, bên trong không rỗng ruột, hương phun vào mũi. Nó là một cây
nông nghiệp chủ yếu của bình nguyên trung bộ tỉnh Sơn Tây, có thể bảm đảm cung ứng
đầy đủ. Men to của rượu Phần Dương chế tác là “Thanh Trà Khúc” dùng đại mạch đậu
Hà Lan chế thành, đặc điểm của nó là hương vị tươi mới, vào miệng cay đắng, mặt
cắt hiện màu trắng xanh. Những điều này cũng là điều kiện có lợi bảo đảm chất
lượng rượu Phần Dương đặc biệt tốt.
Sản xuất rượu Phần Dương có một bộ công nghệ độc đáo,
gọi là “thanh chưng hai lần trong”. Đặc điểm công nghệ là: mỗi lần bỏ vào một số
nguyên liệu mới, đem nguyên liệu ban đầu hấp hồ hóa một lần, lên men 2 lần, lưu
tửu 2 lần, tức là trước tiên đem nguyên liệu ban
đầu hấp thấm thêm men để vào trong vò chôn ở trong đất, sau lên men lấy ra cất
nước, bả rượu sau cất nước lại thêm men lên men, đem 2 lần rượu cất nước thành
được, lại trải qua một loạt xử lý tỉ mỉ, sau cùng tiến hành câu đổi mà thành rượu
thành phẩm. Quá trình lên men rượu Phần Dương tinh tế, vệ sinh, thời gian lên men
dài, lượng không khí cung cấp cho nhiều, tác dụng phụ lên men dồi dào, do đó đã
hình thành phong vị chất lượng sản phẩm đặc thù. Hiện thời, rượu Phần Dương lấy
chất lượng sản phẩm tốt đẹp, phong cách độc đáo, đa dạng hóa bao bì có phong
cách cổ xưa, bán chạy ở 5 châu lớn thế giới bốn năm mười quốc gia và khu vực,
nhận được hoan nghênh của người tiêu dùng.
Lão Giáo Lô Châu.
Rượu men đặc biệt Lão Giáo Lô Châu là một danh tửu lịch
sử, sản xuất ở xưởng rượu men Lô Châu tỉnh Tứ Xuyên. Do hình thành phong cách độc
đáo của nó và dùng lên men Lão Giáo lâu năm có quan hệ rất lớn, trước kia trước
khi có rượu men đặc biệt, đặc biệt thêm hai chữ “Lão Giáo”. Truyền thuyết nói:
Trước đây rất lâu rất lâu, ở ngoại ô thành Lô Châu có
một người tiều phu, một hôm, ông ta vào trong núi đốn củi, bổng nhiên nhìn thấy
một con rắn đen to và một con rắn bông nhỏ đang đánh nhau. Con rắn đen to lắc
la lắc lư cái đầu trợn tròn mở to con mắt, hả to cái miệng máu, đem rắn bông nhỏ
cắn đến thương tích đầy mình. Con rắn bông nhỏ mình nhỏ sức yếu, chống đở không
được, chỉ đành né qua né lại. Người tiều phu sau khi nhìn thấy, không nén nổi thông
cảm với rắn bông nhỏ, bực tức con rắn đen lớn. Ông ta tiện tay giơ lên cây gậy
gổ, nhằm vào đầu con rắn đen to mà đánh, đập cho một trận, con rắn đen to cứng
đờ nằm ở trên đất không nhúc nhích. Con rắn bông nhỏ sau khi được cứu không những
hướng về người tiều phu gật gật đầu, còn giương mắt nhìn người tiều phu một hồi,
sau cùng mới lưu luyến bò vào trong lùm cỏ.
Người tiều phu đốn xong một bó củi thì đi về phía nhà,
nhưng vừa mới đi được nữa đường trời đã tối rồi, sau cùng đã lạc đường. Ông ta
bổng nhiên phát hiện bên ngoài thành vách đá trước mặt, lộ ra một tia ánh sáng.
Ông ta lấy cam đảm đi đến gần, muốn nhìn xem ngọn nguồn ra sao. Vừa nhìn, ông
ta giật cả mình! Dưới vách tường đá lại có một cái động, một con đường lớn thông
vào động sâu, bên trong càng thêm sáng tỏ. Người tiều phu đang muốn vào trong động
một cách hiếu kỳ để xem thử, thì thấy 2 ông già giữ cửa đi ra, nói với ông ta:
“ông là người tiều phu đốn củi đúng
không? Ông là ân nhân của thái tử chúng tôi, lão Long vương gia đợi người đã
lâu, mau đi vào đi!”
Người tiều phu đi vào trong động một cách ngờ vực
không dứt, chỉ thấy bên trong trùng trùng đại viện, tầng tầng lầu các, tòa tòa
cung điện yên tĩnh, cột nhà chạm trổ tinh vi, phong cách phi phàm. Trên ghế tựa
chính giữa đại điện đang ngồi một cụ già mình mặc trường bào, râu vừa trắng vừa
dài, thấy người tiều phu đến, vội vàng chào hỏi mời ngồi. Bấy giờ từ bên cạnh
đi ra một người thiếu niên nhanh nhẹn, hướng về người tiều phu hành lễ bái tạ.
Ông lão râu trắng chỉ vào thiếu niên nói với người tiều phu: “đây là đứa con bất hiếu của tôi, đã vi phạm
qui định long cung, một mình đi phàm gian du sơn ngắm cảnh, không may bị con rắn
đen to cắn bị thương, may mà ân nhân cứu giúp, thái tử mới có thể còn sống. Đặc
biệt mời ân nhân đến long cung, để toàn gia ân cần bày tỏ cảm tạ. Của hay vật lạ
trong long cung cái gì cần có đều có, ân nhân muốn vật gì cứ nói ra”. Long
vương nói xong, lại gọi người thiếu niên hướng về người tiều phu lại 3 lạy nữa.
Người tiều phu bấy giờ mới hiểu rõ vấn đề, thì ra con
rắn bông mình vừa cứu là con rồng. Ăn cơm xong, ông ta liền cáo từ muốn đi về
nhà. Lúc tiễn đưa, long vương mời người tiều phu tùy ý lựa chọn một món châu
báu. Người tiều phu lựa qua lựa lại cảm thấy không có vật gì có chổ dùng, từ tạ
không cần. Long vương liền thuận tay ở trên bàn cầm lên một bình rượu ngon tặng
cho người tiều phu nói: “bình rượu nhỏ
này xin ân nhân mang đi, lúc lên núi đốn củi, uống một ly có thể xóa bỏ xua tan
mệt nhọc”.
Người tiều phu nghĩ
“Rượu này ngược
lại có chổ dùng đây, mình bình thường cũng thích uống 2 ly, sau khi uống có thể
loại bỏ lưng mỏi chân đau”.
Thế là ông ta đón lấy bình rượu ngon của long vương tặng,
cất ở trong ngực, hướng về long vương cám ơn.
Người tiều phu đi ở trên đường lộ, không bao lâu sau bổng
nhiên cảm thấy quay cuồng hoa mắt, thân thể như bay ở trong mây, người lắc lư
chân đứng không vững, một cái bổ nhào đã ngã lăn bên giếng. Rượu trong bình
thoáng chốc đã đổ ra ngoài, toàn bộ đều chảy vào trong giếng. Người tiều phu tỉnh
lại, rất thương tiếc, thò tay vào trong giếng vốc một hớp nước để uống. Vừa uống
vào đã cảm thấy mùi vị không giống của nước, sau khi uống thì cảm thấy tinh thần
sảng khoái, tâm tình khoan khoái dễ chịu. Về sau, người tiều phu già yếu rồi,
không thể lên núi đốn củi nữa, liền đem nước trong giếng múc để phối chế thành
rượu, bày một quán rượu nhỏ kiếm sống. Nào ngờ, rượu của nước giếng này nấu ra,
hương bay mười dặm, vị ngon không gì bằng, hễ là người đã uống đều đồng thanh
ca ngợi tán thưởng, danh tiếng truyền khắp thành Lô Châu, mọi người đều xếp
thành hàng dài đến nhà người tiều phu mua rượu. Cứ như thế, rượu của lão tiều
phu càng là đánh chiên trên núi cao. Bốn phương biết tiếng, từ lão tiều phu nấu
rượu đến hiện tại, Lô Châu mãi là thành rượu có tiếng.
Lô châu thủy
độc hậu,
Lão Giáo công
nghệ tinh
Khai đàn
hương tứ dật,
tùy phong phiêu bán thành.
Cổ thành Lô Châu ở vào nơi giao hợp Trường Giang Đà
Giang Đồng, lấy rượu ngon lừng danh, sẳn có tên gọi của “Giang Thành Tửu
Hương”. Rượu Lão Giáo Lô Châu, thế kỷ 18 đã nổi tiếng ở thế gian. Triều đại nhà
Thanh Càn Long năm thứ 57 (năm 1729 công nguyên), có một thi nhân thích uống rượu
Trương Thuyền Sơn Thị, từ Bắc Kinh đến Tứ Xuyên, lại thuận Trường Giang đi về
đông, dọc đường uống rượu làm thơ, không khó tưởng tượng ông ta đã từng lần lượt
uống rượu ngon các nơi nam bắc, ở Lô Châu viết thơ ca ngợi rượu ngon lão Giáo
Lô Châu.
Ở ngoại quốc, rượu men đặc biệt Lô Châu bán chạy ở các
châu Âu Á, đặc biệt là nhân dân các nước Đông Nam Á và kiều bào đều yêu thích,
các nhà giám định và thưởng thức thời đó khen ngợi nói:
“Ở địa phương Nam Dương, trong rượu men đặc biệt ở Lô
Châu thêm chút xíu đá cục dùng để uống, hương thấm vào khẩu vị, thuần khiết uống
say da thịt, say mà tuyêt diệu không gì có thể tả,”
Men đặc biệt Lão Giáo Lô Châu bắt đầu ở giữa năm Vạn Lịch
triều đại nhà Minh, cách ngày nay đã có lịch sử hơn 400 năm. Theo ghi chép: cuối
nhà Minh đầu nhà Thanh Lô Châu Thư Tính Võ Cử, ở Thiểm Tây Lạc Dương đảm nhiệm chức
vụ quân đội, đối với rượu men địa phương rất yêu thích, từng nhiều lần khảo sát
kỹ thuật và thiết bị nấu rượu. Năm 14 Thanh Thuận Trị (năm 1657 công nguyên),
khi ông ta giải giáp trở về ruộng vườn, đem rượu men vạn niên, thuốc men rượu,
mẫu bùn của địa phương các loại vật liệu dùng sọt tre sắp xếp vào, mời kỹ thuật
viên địa phương cùng nhau trở về đến Lô Châu, ở thành nam lựa chọn một nơi chổ
chất bùn thích hợp làm hầm rượu. “Giếng Long Tuyền” gần bên nước mát lạnh mà ngọt
ngào, và bùn hầm hiệu quả cao, thế là ông ta mở phường rượu, sản xuất thử rượu
men. Đây chính là xưởng rượu đầu tiên của Lô Châu Thư Tụ Nguyên, tức là tiền thân
của xưởng rượu men Lô Châu. Đến năm thứ 22 Thanh Càn Long (năm 1757 công
nguyên), chổ xưởng rượu men đã nổi tiếng gần xa.
Ở vào thành rượu “Thiên Phủ Chi Quốc” nổi tiếng của
nam bộ Lô Châu, tựa núi kề nước, khí hậu ôn hòa, chổ sản xuất men đặc biệt Lô
Châu, rượu nam đầu (trước đây gọi men to Lô Châu) thuộc về một trong 4 đại danh
tửu cổ xưa, cũng là một trong 17 đại danh tửu (rượu trắng) của hiện tại. Rượu
men đặc biệt Lão Giáo Lô Châu, nước rượu không màu óng ánh, hương rượu thơm
ngào ngạt, thể rượu êm dịu thuần túy, vị rượu hài hòa thuần nồng. Sau khi uống
dư hương xúc động tâm can, hương thấm vào khẩu vị, làm cho tâm hồn con người
thoải mái, không thể tả được. Thành phần hương chủ thể ban đầu của nó là Ethyl
acetate, “hương bả” vốn là Ethyl Lactate, “hương bùn”
ban đầu vốn là đinh acid, nơi nhiều hương chứa nhịp nhàng cân đối, hương chủ thể
ban đầu nổi bật.
“Men đặc biệt” Lão Giáo Lô Châu là một loại
rượu men to Lô Châu hạng thứ hạng trung cao nhất, kế tiếp là “men đầu” (danh tửu
Tứ Xuyên), sau đó là “Nhị Khúc”. Rượu men to Lô Châu trên lịch sử hoàn toàn
không phân loại, thường gọi là “rượu men to”, cổ nhân quen gọi một cách theo
thói quen là rượu men to Lô Châu. Các nhà bình phẩm rượu nhất trí cho rằng rượu
men đặc biệt Lão Giáo Lô Châu có 4 điểm đặc sắc của “hương nồng, dịu nhẹ, vị ngọt, dư vị lâu”, mùi hương của nó sực nức
rất là nổi bật, đặc biệt là dư vị sau khi uống có một luồng mùi hương của táo,
làm cho người uống cảm thấy đến tâm trí vui vẻ. Đặc biệt là người uống giỏi hoặc
người thường uống rượu, một khi mến thử đều có thể cảm thấy đến phong vị đặc
thù. Các khách uống tuổi nghề lâu năm càng tán thưởng nói:
“Men
to Lão Giáo Lô Châu, có thể gọi là ngào ngạt thuần hương, dư vị đặc biệt dài
lâu là chỉ rượu nấu hay”.
Cho nên rượu men đặc biệt Lão Giáo Lô Châu
có phong cách độc đáo, mấu chốt ở chổ tuổi hầm lên men lâu năm, là hầm cũ chính
cống. Đặc điểm của hầm cũ là lúc xây dựng hầm có yêu cầu kết cấu đặc biệt, trãi
qua thời gian dài sử dụng, ao bùn xuất hiện màu sắc xanh đỏ, tính bùn thành thể
mềm dẽo, còn nảy sinh mùi hương kỳ lạ, lúc này, phôi lên men và bùn hầm rượu tiếp
xúc; rượu cất nước ra cũng sẽ có mùi hương ngào ngạt, hầm thế này thì có thể gọi
là hầm cũ rồi.
Theo tăng trưởng của tuổi hầm, phẩm chất
rượu cất ra cũng không ngừng nâng cao. Rượu của hầm cũ trăm năm nấu thành mới
được gọi là rượu ngon hàng tốt phù hợp lý tưởng. Theo lịch sử ghi chép:
Xưởng rượu men Lô Châu hầm cổ nhất đến
ngày nay đã có tuổi hầm hơn 300 năm, phong cách như cũ, làm cho con người hướng
về, du khách không ai không lấy một lần nhìn thấy làm vui.
Thế thì Lão Giáo là xây dựng như thế nào vậy?
Tất nhiên hầm cũ bắt đầu ở hầm mới. Lúc xây dựng hầm, khu vực nền tảng mở hầm bắt
buộc là bùn vàng dưới đáy, đáy hầm dùng bùn màu vàng sạch đầm chặt. Bùn màu
vàng xây vách hầm chọn từ nơi khe 5 độ cách thành 10 dặm, dùng nước sông Hoàng
Hà của Lão Giáo thêm vào tỉ mỉ chu đáo, mềm mại, trong bùn màu vàng không cát
sau khi dẽo mềm mới có thể xây thành vách hầm. Bùm màu vàng của vách hầm sau
khi trãi qua 7, 8 tháng, từ màu vàng chuyển thành màu đen, lại trãi qua một năm
rưỡi màu đen bắt đầu sinh ra màu trắng. Bấy giờ chất bùn cũng từ mềm mại biến
thành giòn cứng, chất rượu cũng theo đó mà nâng cao. Lại trãi qua hơn 20 năm,
màu bùn từ đen trắng dần dần biến thành đen sẫm, còn có màu sắc màu đỏ xanh.
Lúc này tính bùn biến thành mềm, vụn (không tính dính), nảy sinh ra mùi hương nồng
đặc biệt. Lúc lên men bả rượu và sau khi tiếp xúc vách hầm, rượu cất nước ra sẽ
có mùi thơm đặc biệt, hầm như thế mới có thể liệt vào hàng ngũ hầm cũ. Từ giờ
trở đi, tuổi hầm tăng trưởng theo thời gian, chất lượng sản phẩm của rượu ra
cũng từng năm nâng cao. Vì thế, hầm cũ trăm tuổi trở lên thì càng là quý giá.
Nguyên liệu của rượu men to Lão Giáo Lô
Châu là cao lương dẽo, lựa chọn nguyên liệu tinh tế, còn men chế lấy tiểu mạch
làm nguyên liệu, còn nước dùng để nấu cực kỳ coi trọng, lâu nay sử dụng nước giếng
Long Tuyền, chất nước đặc biệt tốt, cảm giác miệng hơi ngọt, hiện lên tính acid
yếu, độ cứng vừa phải, có thể xúc tiến sinh sôi con men, có lợi cho đường hóa
và lên men. Về sau do sản lượng tăng thêm, lại sử dụng dùng nước sông Đà Giang
trong suốt tinh khiết, vật lơ lửng trong nước rất ít, ngửi không vị, ammoniac,
muối acid Nitric, mục nát, có chất hữu cơ và hàm lượng thiết v.v… đều vô cùng
nhỏ, trãi qua hóa nghiệm cho rằng là nước dùng nấu rượu tốt.
Công nghệ ủ nấu của rượu men to Lô Châu là
cách lên men trộn chưng liên tục. “Trộn chưng” trong ủ nấu của loại rượu này,
đang đưa ra tác dụng to lớn. Phương pháp là đem bả cái đồng thời tiến hành
chưng rượu và chưng lương thực. Ưu điểm là bản thân lương thực có chứa số lượng
nhỏ thành phần este, xeton v.v, rượu thêm bả chưng lương thực của bột cao lương
so với rượu không thêm bột cao lương chưng cất ra thuần hương, đặc biệt là vị
ngọt ngon, kế tiếp bột cao lương từ trong bả men hấp thu một số acid và hàm lượng
nước, là điều kiện có lợi sáng tạo hồ hóa; rượu sau khi chưng xong, ở lương thực
ban đầu lúc chưng đi chưng lại tỏa hơi chua trong bả cái càng nhiều, cho men hạ
thấp độ chua vào hầm, cũng là điều kiện tạo thành lên men tốt. Qua các nhà nghiên
cứu nấu rượu, cho rằng đây là một loại cách làm truyền thống hay.
Thao tác công nghệ của rượu men to Lô Châu
tương đối đặc biệt, có “Vạn niên tao”, “lên men nhiệt độ thấp”, “lên men hồi tửu”,
“nấu đường hợp nguyên liệu”, “lên men chu kỳ dài” và “tách hầm” các loại đặc điểm,
yêu cầu nghiêm khắc tỉ mỉ, điều này cũng hình thành phong cách chất lượng sản
phẩm của rượu thành phẩm có quan hệ rất lớn.
Rượu men to Lão Giáo Lô Châu sau khi cất
nước được rượu (rượu mới), dùng “vò thô” đặc sản Tứ Xuyên chia vò cất giữ, để
tăng thêm hương nồng dịu nhẹ của chất lượng rượu. Trên lịch sử thời kỳ cất giữ
khoảng nữa năm. Hiện tại là 1 đến 3 năm, sau cùng trải qua nếm và câu đổi tỉ mỉ,
đạt đến tiêu chuẩn qui định, mới có thể xếp chai xuất xưởng. Chất lượng rượu
“rượu cũ lâu năm” đương nhiên càng cao.
Gần đây, ao hầm quốc bảo 1573 của công ty
TNHH cổ phần Lão Giáo Lô Châu được chính phủ tỉnh đạt tên là khu căn cứ giáo dục
chủ nghĩa ái quốc tốp thứ 3 tỉnh Tứ Xuyên. Đất hầm quốc bảo 1573, ở vào Doanh
Câu Khu Hạ Giang Dương Thành phố Lô Châu, xây dựng vào khoảng giữa năm Vạn Lịch
triều đại nhà Minh, cho đến nay đã có lịch sử hơn 400 năm. Ao hầm cũ tổng cộng
có bốn miệng, đều là hình chữ nhật, trục ngang hướng theo thứ tự không đều
nhau, chiếm 44.25m²diện tích đất. Lịch sử hơn 400 năm, ao hầm đã hình thành một
hệ thống vi sinh vật đồ sộ, lấy rượu bả lương thực trộn thuốc men ở ao hầm này
lên men nấu ra, chất lượng rượu đặc biệt ngon, là nơi bắt nguồn của rượu men to
loại hương nồng Trung Quốc. Ao hầm cũ men to Lô Châu là ao hầm rượu Trung Quốc
xây dựng sớm nhất, giữ gìn tốt nhất, duy trì thời gian sữ dụng dài nhất, sản xuất
của nó vẫn duy trì công nghệ truyền thống, có giá trị khoa học và giá trị lịch
sử rất cao, không hổ thẹn là Đệ nhất hầm Trung Quốc danh tiếng đúng với thực tế.
Đặc điểm của rượu hầm cũ là: thuần hương ngào ngạt, sau uống càng thêm thơm, mát
lạnh ngọt sảng khoái, dư vị dài lâu.
Mọi người đều biết, rượu là càng lâu càng
thuần, Lão Giáo Lô Châu có tài nguyên nấu rượu độc nhất vô nhị, công ty quyết định
ra sức mở rộng, lấy mục tiêu thắng lợi kép nâng lên hình tượng xí nghiệp và thực
hiện lợi nhuận công ty lên cao, đẩy ra “quốc giáo 1573” và “hầm cũ trăm năm” 2
sản phẩm quả đấm này, đồng thời nâng cao hàng loạt giá cả của rượu biên độ mạnh
sản phẩm chủ đạo men đặc biệt, men đầu v.v….. cùng Mao Đài, Ngũ Lương Dịch so
sánh với nhau, Lão Giáo Lô Châu cũng như thế có đặc điểm “thuần hương ngào ngạt,
mát lạnh ngọt sảng khoái, sau uống càng thơm, dư vị dài lâu”. Lão Giáo Lô Châu
nâng giá biên độ mạnh, làm cho sản phẩm tiến vào hệ thống giá cả tính tốt, đồng
thời mở rộng nâng cao vị trí bình phẩm của sản phẩm.
Cổ Tỉnh Cống Tửu.
Chổ ở của tập đoàn Cổ Tỉnh ở trên Cổ Tỉnh
Thành phố Hào Châu (xưa gọi là Vọng Lâu) tỉnh An Huy, trước đây gọi là Giản Điếm
Tập, tên cổ Giản Vương Điếm. Về truyền thuyết của “Cổ Tỉnh Cống Tửu”, ở trong
dân gian địa phương lưu truyền rất nhiều
câu chuyện sinh động, thú vị, đẹp.
Thuyết thứ nhất: thủy tổ đạo giáo Lý Nhĩ,
tức là Lão Tử ngày nay mọi người trong ngoài nước thường gọi, 2300 năm trước ở
Giản Điếm lấy gậy đánh dấu đất thành câu, nơi gậy tiên vẽ, đất tuôn suối tiên,
nước của Giản Điếm xưa có thể nấu rượu ngon. Ngày nay đường kẽ “Trụ Trượng Câu”
này cách tập đoàn Cổ Tỉnh xa hơn 2 dặm, trong rạch có nước, trong suốt có thể
thấy cá bơi lội.
Thuyết thứ hai: cuối năm Đông Hán Tào Tháo
ở Hào Châu tuyển phi cho Hán Hiến Đế, Hiến Đế nhìn thấy một thôn nữ cưỡi ở trên
tường đất, không vui. Người thôn nữ đó vốn là chân nhân bất lộ tướng “Thanh
Phong Tiên Tử”, chưa được Hiến Đế chọn được. Cô ta biết Hiến Đế u mê, nhà Hán sắp
đổ, liền rực rỡ hiện ra người đẹp có một không hai, mĩn cười lao vào trong giếng
cổ, từ đấy nước giếng ngọt thơm không gì so sánh được.
Ngoài ra có truyền thuyết: đất Giản có một
người con gái họ Đào 8 tuổi cha mẹ mất hết, đành phải cùng anh trai chị dâu hái
dâu nuôi tằm. Một hôm bổng nghe tiếng giết nổi lên bốn bề, thì ra có một tướng
quân bị người truy đuổi, liền đem tướng quân này dùng thùng nước ròng rọc giấu ở
trong giếng. Người tướng quân được cứu về sau đem người con gái họ Đào đón về
trong cung, phong làm vương hậu, đồng lòng hợp lực quản lý quốc gia. Về sau nữa,
Giản vương mất đi, nước mắt của người con gái họ Đào đem nơi chôn cất tưới
thành một miệng giếng, nước trong miệng giếng này giống như nước suối mùi thơm
ngào ngạt, hậu nhân liền lấy nước nấu rượu…
Còn có truyền thuyết: hơn 1000 năm trước,
Lương Vũ Đế Tiêu Diễn của thời kỳ Nam Bắc triều phái đại quân tiến đánh Vọng
Lâu, tướng quân Độc Cô Bắc Ngụy phụng mệnh ra thành nghênh chiến, 2 quân giằng
co, giết nhau rất mãnh liệt, Độc Cô tướng quân cuối cùng do ít không địch được
nhiều mà binh bại tử trận. Trước khi chết, đem kim giản trường kích ném vào
trong giếng. Vùng đất này là vùng đất phèn, vị nước đắng chát, chỉ có giếng của
cây kích bỏ vào, chất nước trong suốt ngọt sảng khoái, chất khoáng vật phong
phú, dùng để nấu rượu, thể rượu lành mạnh, hầm thơm ngào ngạt.
Truyền thuyết và thần thoại bao phủ ở trên
vùng đất thần bí Cổ Tỉnh này. Chính miếng đất địa lý quý này đã thai nghén Cổ Tỉnh
Cống Tửu đậm đà ngọt sảng khoái.
Cổ Tỉnh Cống Tửu sản xuất ở xưởng rượu Cổ Tỉnh Cống
Hào Huyện tỉnh An Huy, là danh tửu có lịch sử lâu dài Trung Quốc. Cổ Tỉnh Cống
Tửu nước rượu trong suốt trong vắt như thủy tinh, mùi hương tinh khiết như cái
đẹp hoa lan u tối, rót vào trong ly dính nhiều phủ ly, thuộc về rượu hương nồng,
nhưng phong cách độc đáo, vị rượu đậm đà, ngào ngạt ngọt trơn, dư vị dài lâu,
dư hương hồi lâu không dứt, độ rượu là 60° - 62°, uống số lượng vừa phải có
công hiệu bồi bổ dạ dày, loại bỏ mệt nhọc, hoạt huyết, sáng tinh thần.
Hào Huyện ở triều đại nhà Hán được gọi là Vọng Lăng,
là quê hương của Tào Tháo thời Đông Hán.Theo sử ký ghi chép, Tào Tháo từng dùng
“Cửu Đầu Pháp” nấu ra “Cửu Nhưỡng Xuân Tửu” (Cửu đàn tửu) có tiếng, gộp chung
chổ này trên Thư Hán Gia Hoàng Thất, nói rõ Hào Huyện là địa phương sản xuất rượu
danh tiếng cổ xưa. Năm 420 – 586 công nguyên, Trung Quốc phân chia làm 2 vương
triều Nam Bắc, đất Hào huyện ở vào yếu điểm quân sự, theo “Hào Huyện Ký” ghi
chép:
Lương Vũ Đế Tiêu Diễn suốt 4 năm trọng đại (năm 532
công nguyên) dẫn quân đánh lấy Vọng Lâu thành (Hào huyện), tướng giữ thành Bắc
Ngụy Độc Cô canh giữ biên giới đánh trả xâm nhập, phẫn khích mà chết. Về sau có
người ở gần nơi chiến địa xây dựng một ngôi miếu Độc Cô Tướng Quân, còn ở xung
quanh miếu đào 20 miệng giếng. Về sau do năm tháng dài lâu, phần lớn giếng bị tắc,
chỉ còn 4 miệng giếng, vùng Hào Huyện chất đất phèn, vị nước đắng chát. Duy nhất
chỉ có một miệng giếng trong đó, chất nước ngọt ngon, thích hợp dùng để uống,
còn có thể nấu ra rượu ngon thuần hương. Hơn 1000 năm nay, mọi người đều lấy nước
của giếng cổ này làm nước nấu rượu, rượu nấu thành liền lấy “Cổ Tỉnh Tửu” làm
tên. Về sau địa danh đổi thành Hàm Dương Nhượng, rồi lại thành Hàm Dương Tập.
Hàm (咸), Giản (减) chữ viết nhầm nhau
mà thành Giản Điếm Tập, rượu của Giản Điếm Tập sản xuất cũng gọi là “Giản Tửu”.
Dân gian cũng lưu truuyền giai thoại “Hồ
Cần Giản Tửu Yến Giai Tân”. Hồ Cần là Hồ Tương Thành (ở Tây Bắc Giản Điếm
khoảng 35km, thuộc về tỉnh Hà Nam), nơi sản xuất của rau cần, cuống rau cần ở
đây cao to béo, không mẫu vụn, là sản phẩm đặc sản. Món ăn ngon rượu ngon đương
nhiên là thích hợp cho mở tiệc chiêu đãi đãi khách quý, điều này nói rõ sản phẩm
danh tửu Giản Điếm đã từng ở thời đó đã nổi tiếng gần xa. “Giản Tửu” cũng chính
là Cổ Tỉnh Tửu. Từ khoảng năm Vạn Lịch nhà Minh (năm 1573 – 1620 công nguyên)
trở đi, ở hai triều đại Minh Thanh đều được xếp vào cống phẩm tiến hiến hoàng
thất, cho nên lại có tên “Cổ Tỉnh Cống Tửu”
Cổ Tỉnh Cống Tửu nguyên liệu lựa chọn dùng cao lương
thượng đẳng sản xuất ở bình nguyên Hoài Bắc, lấy tiểu mạch, đại mạch, đậu Hà
Lan làm men, ủ chế khoa học mà thành, mà còn lấy phong cách tốt đẹp của mình thắng
được yêu thích của quảng đại quần chúng. Chuyên gia bình phẩm rượu nhất trí cho
rằng: “màu, hương, vị của Cổ Tỉnh Cống Tửu
đều thuộc về thượng thừa, không hổ thẹn là phục sinh danh tửu cổ xưa Trung Quốc”.
Năm 1963, năm 1979, năm 1984, năm 1988 Cổ Tỉnh Cống Tửu
ở trên 4 lần hội nghị bình chọn rượu toàn quốc đều được bình chọn là danh tửu
quốc gia.
Toàn Hưng Đại Khúc.
Toàn Hưng Đại Khúc tức một trong danh tửu của Trung Quốc,
lịch sử dài lâu, ngoài ra có dáng vẽ xinh đẹp, làm người khen ngợi. Từ lâu ở
triều đại nhà Tần, Tứ Xuyên nấu rượu hưng thịnh, có nấu hay “Thanh Tửu”. Tây Tấn
Tả Tư “Thục Đô Phủ” viết:
“Cát nhật lương thìn,
trí tửu cao
đường,
dĩ ngự giai
tân,
kim lũy trung
tọa,
hào cách tứ
trận,
tràng dĩ thanh”.
Hình dung tình hình uống rượu thời đó.
Truyền thuyết thành nam thành đô có một con sông Cẩm
Giang, đồng thời có tên Phủ Hà, bờ Giang Nam có một nhà gọi là xưởng Cẩm Giang
đào một miệng giếng chất lượng nước tốt, hạn hán không khô cạn, lụt không tràn,
mọi người đều gọi nó là Tiết Đào Tỉnh, ngụ ý có rượu người đẹp càng thêm đẹp,
tình cảm sâu lắng triền miên.
Tiết Đào xuất thân con nhà quan, tài hoa rất cao, tuổi
nhỏ theo cha đến thành đô, cha mất sớm, sa vào làm kỹ nữ. Cô ta ở trước Vọng
Giang Lầu, trước cửa có một miệng giếng Thanh Tuyền, thường múc nước mài mực,
viết chữ ngâm thơ, tích lũy thành chú thích thơ. Về sau có người lấy nước nấu
rượu, danh dương bốn phương. Sau khi Tiết Đào mất đi, mọi người ở gần đó xây dựng
lên công viên Vọng Giang, trong vườn có lầu ngâm thơ, có câu đối, câu sau là
“Thiên địa gian
đa thiểu vận sự, đối thử danh tiêu chỉ tửu, bán giang minh nguyệt phóng ham ca”.
Trong đó “chỉ tửu”, chính là rượu ngon dùng nước giếng
trước cửa Tiết dùng nấu thành.
Thành Đô ở trung tâm lòng chảo Tứ Xuyên, xưa gọi là
“Thiên Phủ Chi Quốc”, sản vật phong phú, nông nghiệp thịnh vượng, từ xưa đến
nay ở phương diện nấu rượu có ưu thế mãi được trời hậu đãi. Theo ghi chép: trước
công nguyên Tần Huệ Vương, lúc Tần Chiêu Vương (năm 316 – 251 trước công
nguyên), thời đó Thục và Ba Quận nấu rượu rất là phổ biến, có nấu hay “Thanh Tửu”.
Đến sau đời Tần Hán, phong tục nấu rượu, uống rượu rất là thịnh hành. Triều đại
nhà Đường nghề nghiệp sản xuất rượu thành đô tiến một bước phát triển, văn tự
có liên quan ghi chép rất nhiều. Đại thi nhân Đỗ Phủ triều đại nhà Đường nổi tiếng
ở thế giới từng có câu thơ “Tửu ức tì đồng
bất đồng khiết”. Tì đồng tửu là danh tửu sản xuất ở vùng ngoại ô thành đô.
Toàn Hưng Đại Khúc Tửu sản xuất ở xưởng rượu thành đô
Tứ Xuyên, một tiền thân của nó là Toàn Hưng Lão Hiệu. Theo văn tự ghi chép: phường
rượu Toàn Hưng Lão Hiệu xây dựng ở năm thứ 4 Đạo Quang Thanh Triều (năm 1824
công nguyên), tên rượu sản xuất chính là Toàn Hưng Đại Khúc Tửu, do chất lượng
rượu tốt đẹp, phong cách độc đáo, ở trong ngoài tỉnh Tứ Xuyên đều có uy tín rất
tốt, do đó đến ngày nay tiếp tục dùng tên của nó. Toàn Hưng Đại Khúc Tửu nước
rượu không màu, trong suốt trong vắt, thuần hương ngào ngạt, và vị ngọt theo trở
về, vị tịnh. Người uống khen ngợi nói: “hương
của rượu này, dịu nhẹ, vị tịnh là nổi bật nhất, giơ ly đã có thể cảm thấy đến
dáng vẽ xinh đẹp độc đáo của nó, phong cách rất là nổi bật”. Độ rượu ở 58°
- 60°, nhưng thuần mà không mãnh liệt.
Toàn Hưng Đại Khúc Tửu lấy cao lương làm nguyên liệu,
lấy tiểu mạch chế men to nhiệt độ cao làm chất đường hóa lên men, trên công nghệ
ủ nấu có một bộ phương pháp thao tác truyền thống, đặc điểm của nó là: lên men
dùng hầm cũ lâu năm, thời kỳ lên men dài đến 60 ngày, đạt đến yêu cầu “hầm nóng
bả thuần” (este hóa đầy đủ); lúc chưng rượu ngắt đầu bỏ đuôi (rượu dẫn đầu sau
khi pha loãng trở về hầm lên men), rượu giữa dòng còn phải trải qua mếm thử
giám định, phân loại chất lượng, sau đó câu đổi lại, thêm dịch thể đậm đặc,
chia hầm chia vò nhập kho cất giữ, cất giữ trong kho một năm trở lên mới có thể
đóng gói xuất xưởng cung ứng thị trường. Có thể thấy chất lượng sản phẩm độc
đáo hương trong, dịu nhẹ, tịnh của Toàn Hưng Đại Khúc Tửu là không dễ có.
Kiếm Nam
Xuân.
Kiếm Nam Xuân Tửu sản xuất ở xưởng rượu Miên Trúc tỉnh
Tứ Xuyên, là một danh tửu lịch sử Trung Quốc, cách ngày nay đã có lịch sử hơn
1200 năm. Thời Đường Đại mọi người đem rượu đặt tên là “Xuân”, Miên Trúc lại ở
vào phía nam của Kiếm Sơn, cho nên có tên “Kiếm Nam Xuân”. Nấu rượu Miên Trúc
đã có lịch sử hơn 1000 năm, từ lâu ở khoảng năm Vũ Đức Đường Đại (năm 618 – 625
công nguyên), có tên Kiếm Nam Đạo Thiêu Xuân, theo ghi chép trong Đường Nhân Sở
Trước Thư: “rượu thì có Thổ Giáo Xuân của
Xing Yang….Thiêu Xuân của Kiếm Nam”. “Thiêu Xuân của Kiếm Nam ” chính là
danh tửu của Miên Trúc sản xuất. “Đất của
rượu ngon tất có nước tốt”, cũng như thế, Miên Trúc cũng có rất nhiều truyền
thuyết về nước:
Truyền thuyết Ngọc Phi Khê.
Xưa thật là xưa, Miên Trúc có một mỹ nữ, khi cô ấy còn
là đứa trẻ sơ sinh, cha mẹ mất hết, cô bé bị vứt bỏ ở một khe suối nhỏ. Hươu Sao
mẹ của Lộc Đồng sơn dùng sữa đem cô ta nuôi lớn. Thục vương đem người con gái nạp
làm vương phi, ban tặng tên Ngọc Phi. Không bao lâu sau, Ngọc Phi bệnh chết, Thục
vương đem Ngọc Phi hậu táng ở núi Võ Đan thành đô. Có một năm, Miên Trúc đại hạn,
lòng sông khô nức, mạ giống khô héo. Ngọc Phi bị tiếng khóc than thàm thiết của
phụ lão quê nhà giật mình tỉnh thức, bay về Miên Trúc, đem mũ phượng đội đầu
dùng 400 hạt trân châu khảm thành vẫy về phía mặt đất, lập tức hóa thành 400 miệng
suối giải cứu hoàn cảnh khó khăn quê nhà, nước suối dùng cho nấu rượu, rượu
ngon. Đến ngày nay, Ngọc Phi Khê và 400 mắt suối trong vẫn ở trên đất Miên
Trúc.
Truyền thuyết Gia Cát Tỉnh.
Gia Cát Thiêm và con trai Gia Cát Thượng cả hai chiến
đấu chết ở Miên Trúc, đến Nguyên triều, con người Miên Trúc nghĩ lại nghiệp nhà
Hán, đem hài cốt cha con họ di táng ở thành tây. Nhiều người dân liên tiếp đào
đất doanh lũy, chổ đất đào chất đất đặc biệt tốt, trong một đêm trở thành một
miệng giếng trong, nước trong vắt ngọt, hơi có mùi thơm, mọi người liền gọi là
“Gia Cát Tỉnh”. Dùng nước giếng nấu rượu, trở thành của quý trong rượu Miên
Trúc, nghe nói đây chính là men to Miên Trúc danh tiếng chấn động 9 châu.
Kiếm Nam Xuân tửu nước không màu trong suốt, mùi thơm
ngào ngạt, dịu nhẹ ngọt ngon, mát lạnh tịnh sảng khoái, dư hương dài lâu, còn
có “hương vị men rượu” độc đáo, là rượu trắng loại hương nồng. Độ rượu có 60°
và 52° hai loại quy cách. Nhà bình phẩm rượu cho rằng, rượu này có thơm, mát,
thuần, ngọt 4 đặc điểm lớn.
Theo ghi chép trong “Quốc Sử Bổ” của Đường Lý Triệu soạn,
“rượu thì có Phú Thủy của Ying zhou), Nhược
Hạ của Ô Trình, Thổ Giáo Xuân của Xing Yang, Thạch Đông Xuân của Phú Bình, Thiêu
Xuân của Kiếm Nam…..” Triều đại nhà Đường ở dãy núi Kiếm Nam lấy phía nam bố trí con đường, Miên Trúc là
một huyện lớn ở trong khu quản lý con đường Kiếm Nam . Trước nay có tên gọi của “Thất
thập nhị động thiên phúc địa”, đất ở vào giáp ranh tây bắc Thiên Phủ chi Quốc.
Rượu của huyện Miên Trúc triều đại nhà Đường sản xuất rất có tiếng, Kiếm Nam
Thiêu Xuân là cống phẩm của Hoàng Đế chuyên hưởng thụ. Tương truyền Lý Bạch thời
kỳ thanh niên từng ở Miên Trúc “cởi chồn chuộc tửu”, lưu lại giai thoại “sĩ giải
kim điêu, giá trọng Lạc Dương”, nói rõ quý giá của giá trị bản thân rượu địa
phương. Thời Bắc Tống Tô Thức một đời thi nhân có tiếng từng làm thơ “Mật Tửu
Ca”, có ca ngợi “Tam nguyệt khai ông
hương mãn thành”, có thể thấy thời kỳ Bắc Tống Miên Trúc nấu rượu đã lấy
thuần nồng của chất lượng rượu nổi tiếng ở thế giới.
Cuối nhà Minh đầu nhà Thanh, tiền thân của Kiếm Nam
Xuân, Miên Trúc Đại Khúc Tửu đã nổi tiếng gần xa. Miên Trúc Đại Khúc Tửu sớm nhất
là do “Chu Thiên Ích Túy Phường” (chủ phường Chu Dục, người huyện Tam Nguyên Thiểm
Tây) ủ chế, cách ngày nay đã có lịch sử hơn 300 năm. Theo “Miên Trúc Huyện Ký”
ghi chép: “Đại Khúc Tửu, đặc sản huyện, vị
thuần hương, sắc trắng trong, dáng như sương trong”. Khoảng năm Càn Long,
văn sĩ nổi tiếng nhà Thanh Lý Điều Nguyên tự thuật: “Thiên hạ danh tửu giai thường dã, khước ái Miên Trúc Đại Khúc thuần”.
Trong “Hàm Hải” của ông ta biên soạn nói:
“Miên sinh
thanh lộ đại khúc, tửu thị dã, hạ thanh thử, đông ngự hàn, năng chỉ âu thổ, trừ
thấp cập sơn cương đan khí”.
Sau khi thành lập nhà nước Trung Quốc mới, dưới sự
lãnh đạo chính xác của Đảng và chính phủ, năm 1951 đã thành lập xưỡng rượu Miên
Trúc quốc doanh địa phương, Miên Trúc Đại Khúc Tửu không chỉ sản lượng từng năm
tăng thêm, chất lượng cũng không ngừng nâng cao, sản xuất không ngừng phát triễn.
Năm 1958, xưỡng rượu Miên Trúc trên cơ sở công nghệ ủ nấu truyền thống của Đại
Khúc Tửu ban đầu, thông qua đổi mới kỹ thuật, tiến một bước cải tiến công nghệ
và điều chỉnh nguyên liệu, nấu ra sản phẩm mới vượt qua chất lượng sản phẩm Đại
Khúc Tửu ban đầu, chính thức đặt tên “Kiếm Nam Xuân”.
Kiếm Nam Xuân là lấy cao lương, đại mạch, gạo nếp, hạt
ngô và tiểu mạch 5 loại lương thực làm nguyên liệu, dùng tiểu mạch chế men to
làm chất lên men đường hóa ủ chế mà thành. Trong quá trình ủ chế chọn dùng bả đỏ
phủ đỉnh, hồi sa lên men, bỏ đầu bỏ đuôi, nấu chín đường, lên men nhiệt độ thấp,
lên men 2 vòng cuối, tỉ mỉ câu đổi các loại công nghệ mới, phối liệu của nó
tinh xảo, thao tác tinh tế, do đó mà thành phẩm chất lượng rượu đặc biệt tốt,
thuần hương nổi bật, phong vị làm cho con người vui sướng. Vừa mới chào đời, đã
nhận được hoan nghênh của quảng đại quần chúng, mọi người tán thưởng nó là mới
ra đời của danh tửu ngàn năm, còn viết thơ ca ngợi nói:
“Hương phiêu
Kiếm Nam Xuân tống minh,
Lý Bạch tại
thế đáng vong quy”.
Kiếm Nam Xuân Tửu ngoài lựa chọn nguyên liệu hoàn mỹ,
men lúa mạch chất lượng tốt, công nghệ tiên tiến ra, còn có một đặc điểm chính
là nguồn nước tốt. “Miên Trúc Huyện Ký” viết: “chỉ ngoài thành Tây Nam ,
nguồn mạch nước suối có thể nấu rượu này”. Trong đó thường lấy nước của Gia
Cát Tỉnh làm hay, hoa trong sắc sáng, vị ngọt sảng khoái miệng. Trước đây phường
rượu tư nhân đều xây dựng ở vùng đất này, hiện tại xưởng rượu Miên Trúc vẫn xây
dựng ở nơi đây. Nước ngon ngọt nổi tiếng không ngừng, đang thai nghén ra đời từng
tốp từng tốp danh tửu “Kiếm Nam Xuân”.
Đổng Tửu.
Đổng Tửu nước rượu lóng lánh trong suốt, mùi hương xộc
vào mũi, có mùi hương độc đáo, lúc uống thơm ngọt, thoải mái, khắp miệng thuần
mùi hương, phong vị tốt đẹp khác thường, ở trong loại hương kiêm, đây là do mùi
hương của nó độc đáo ưu nhã, lúc uống gồm đủ có phong cách của 2 loại rượu men
to, men nhỏ.
Đổng tửu cũng là danh tửu Trung Quốc, có lẽ ở đầu thế
kỷ 20, xuất hiện ở phường rượu kề bên Đổng Công Tự ngoại thành Tuân Nghĩa tỉnh
Quý Châu, người dân quen gọi nó là “Đổng Tửu”. Đổng Tửu dùng 2 loại men rượu to
nhỏ ủ nấu, quá trình thao tác công nghệ không như rượu khác, tức là có mùi thơm
ngào ngạt của rượu men to, lại có dịu nhẹ của rượu men nhỏ, ngọt ngào, ngoài ra
có một loại phong vị khác, do vậy nhận được yêu thích nồng nàn của người uống
rượu.
Hơn nũa, nhiệt lượng của Đổng Tửu cao. Đây chủ yếu là
do nguyên liệu của nó tốt, công nghệ sản xuất đặc biệt. Đổng Tửu là lấy cao
lương dẽo làm nguyên liệu chủ yếu, dùng men to (tức men lúa mạch) và men nhỏ (tức
men gạo) làm chất đường hóa lên men, đồng thời phối hợp có đủ loại thuốc đông y
tỉ mĩ ủ chế mà thành. Trong men to thêm vào hơn 40 loại dược liệu quý tạng hồng
hoa, võ quế, đương quy, trùng thảo v.v….; thuốc đông y thêm vào trong men nhỏ
càng nhiều hơn, đạt hơn 90 loại trở lên. Lại cộng thêm nước suối địa phương ngọt
thơm, chất nước sạch sẽ, như thế này Đổng Tửu ủ nấu ra sẽ hình thành phong cách
khác với đám đông. Bồn lên men của Đổng Tửu cùng loại rượu trắng khác không giống
nhau, hệ thống hầm dùng vôi trắng, bùn trắng và nước bong bóng Yang Tao khuấy
trộn mà thành. Võ trấu Hồng Lương phủ trên, hương bả có một loại thuần hương thấm
vào tận đáy lòng.
Thao tác công nghệ độc đáo của Đổng Tửu là: trước tiên
dùng cao lương dẽo lấy cách nấu rượu men nhỏ đạt được rượu men nhỏ, lại dùng
chuỗi rượu men nhỏ chưng bả hương Đổng tửu để đạt được Đổng Tửu (trình tự công
nghệ này cũng gọi là hương chuỗi hoặc nướng đảo). Bả hương Đổng tửu là dùng bả
rượu men nhỏ, bả Đổng Tửu (bả rượu của rượu chưng qua chuỗi), bả hương Đổng Tửu
(bả rượu chưa chưng qua chuỗi) sau khi trộn 3 phần này lại, thêm vào men to ở
trong hầm đất lên men thời kỳ dài (nữa năm trở lên). Đổng Tửu mới sản xuất sau
khi trãi qua giám định phân loại cất giữ, sau một năm câu đổi lại đóng gói xuất
xưởng.
Phong cách độc đáo của Đổng Tửu: một là dùng chuỗi rượu
men nhỏ chưng rượu men to, lại có đặc điểm êm mềm, dịu nhẹ, ngọt thơm của rượu
men nhỏ, trong rượu trắng của Trung Quốc thành độc một loại; hai là xuống hầm
lên men của Đổng Tửu là dùng bả rượu lên men lại, thời gian lên men tương đối
dài, độ chua nhích cao, hương đáy hầm duy trì lâu, trong dư vị hơi có chứa vị
chua sảng khoái ngon miệng; ba là trong men to, men nhỏ đều phối hợp vào chủng
loại dược liệu đông y quý đa dạng, vị rượu hơi mang hương dược liệu làm cho con
người tâm hồn thoải mái. Tất cả điều này thường làm cho loại hương của Đổng Tửu
đã khác loại hương ngâm của Mao Đài, cũng không giống hương nồng của loại men đặc
biệt Lão Giáo Lô Châu và hương trong của loại rượu Phần Dương, mà là ở giữa
trong, nồng, cho nên có người gọi nó là loại hương kiêm. Chính là chỉ đặc trưng
kiêm mà có hương trong, hương nồng, trở thành một cách độc đáo, một loại hương
tạo ra hình thức mới, mọi người cũng gọi là “loại hương Đổng”, trở thành rượu đại
diện loại hương kiêm trong rượu trắng tứ đại hương.
Lang Tửu.
Lang Tửu sản xuất ở trấn Nhị Lang Than huyện Cổ Lận tỉnh
Tứ Xuyên giáp giới Xuyên Kiềm (Tứ Xuyên Quý Châu-ND), lấy nơi sản xuất đặt tên.
Nó cách rượu Mao Đài dương danh bốn biển chỉ có 70 km. Rượu Mao Đài ở bờ đông
thượng du sông Xích Thủy, Lang Tửu thì ở bờ tây hạ du, trước đây được khen ngợi
là 2 hạt minh châu rừng rượu rực rỡ lóe sáng trên sông Xích Thủy, bốn bề núi
cao non thẳm, chính ở trong núi cao cốc sâu này có một suối trong chảy ra nước
suối trong vắt, ngọt, con người gọi “Lang Tuyền”. Rượu do lấy nước của Lang Tuyền
nấu rượu, tên trước đây “Lang Tửu”. Truyền thuyết:
Nhị Lang Than
có một chàng trai tuấn tú tên gọi Lý Nhị Lang, yêu thích Xích Muội Tử xinh đẹp,
muốn lấy cô ta làm vợ. Nhưng cha mẹ Xích Muội Tử đề ra muốn có một trăm vò rượu
ngon làm lễ vật ăn hỏi, mới đồng ý việc hôn nhân. Chàng trai thuần phác vì để
có thể có cuộc sống mỹ mãn cùng Xích Muội Tử, nghe theo trỏ tay hóa phép từ
tiên nhân, ở trên bãi hoang tìm nước suối, đào gãy hết 99 cây cuốc, xúc gãy hết
99 cây xẻng sắt, cuối cùng đào ra được nước suối, nấu ra được rượu ngon. Mọi
người liền đem nước suối của Lý Nhị Lang đào ra gọi là “Lang Tuyền”, rượu nấu
ra gọi là “Lang Tửu”.
Lang tửu nước rượu sắc trong trong suốt, hương ngâm
tinh khiết, chất rượu thuần êm, ngọt mát trong lành, cảm giác miệng ngọt như quả
tươi để ăn trơn mát, dư hương khắp miệng, dư vị dài lâu, người uống thành thực
cảm phục, uống đến ngà say vẫn không đau đầu, không khát nước.
Lang tửu thuộc về loại rượu hương ngâm, tuy không bằng
rượu Mao Đài vị dài, nhưng có hương riêng của nó, phong cách độc có riêng rất
là nổi bật.
Theo lịch sử ghi chép: từ lâu ở triều đại nhà Hán,
vùng sông Xích Thủy đã sản xuất rượu. Vào khoảng năm Bắc Tống, ở đây lại thịnh
sản xuất rượu men nhỏ chất lượng tốt Nhị Lang Than “Tiểu Tao Phường”, rượu men
nhỏ này lấy giá trị liêm khiết chất lượng tốt làm người uống yêu thích, mãi đến
cuối nhà Thanh, vẫn là nơi mọi người một lòng yêu thích. Theo ghi chép: trước
năm cuối triều đại nhà Thanh (năm 1907), người dân địa phương đã phát hiện nước
Lang Tuyền thích hợp cho nấu rượu, bắt đầu lấy nó để ủ nấu rượu men nhỏ và rượu
hương hoa, chất lượng rượu ngon, được mọi người yêu thích, do vậy từng bước
phát triển.
Lang Tửu là rượu trắng loại hương ngâm, do điều kiện tự
nhiên được trời hậu đãi và công nghệ sản xuất độc đáo, làm cho nó có phong cách
độc đáo của “hương ngâm ngào ngạt, thuần hương tịnh nhập, ưu nhã tế nhị, vị ngọt
trở về lâu dài”. Năm 1936 phường rượu “Thành Nghĩa” tốt nhất trong xưỡng rượu
Tam Gia Mao trấn Mao Đài Quý Châu bị hỏa hoạn, nhà chuyên môn nấu rượu thất
nghiệp, đuổi theo sinh kế, bậc thầy Trịnh Ứng Tài được mời đến phường rượu “Tập
Nghĩa” của Nhị Lang Than làm thầy. Trịnh Khánh Tài dùng men của “Thành Nghĩa”,
chọn dùng cao lương chất lượng tốt địa phương làm nguyên liệu, dùng tiểu mạch
chế thành men nhiệt độ cao làm chất đường hóa lên men, lấy phương pháp sản xuất
rượu Mao Đài, tức là công nghệ ủ chế 2 lần bỏ nguyên liệu vào, 8 lần thêm men
đường hóa, xếp đống ngoài hầm, lên men trong hầm, 7 lần cất nước lấy rượu, cất
giữ thời kỳ dài, tỉ mỉ câu đổi v.v….. Năm 1936, phường rượu “Thành Nghĩa” lập lại
sự nghiệp, lại dùng bả cái của “Tập Nghĩa” để sản xuất rượu Mao Đài. Cho nên có
người nói, trong bản thân của Lang Tửu có gien của rượu Mao Đài, trong cơ thể
có “máu” của “Mao Đài”. Cho nên, mọi người đem rượu Mao Đài, Lang Tửu gọi là rượu
chị em là có cội nguồn lịch sử.
Do ủ nấu của rượu này dùng nước là nước suối nước chất
lượng tốt, ủ lâu ngày ở trong sơn động, người dân gọi đặc điểm của rượu này là
“Sơn tuyền nhưỡng tửu, thâm động trừ tàng; tuyền cam tửu liệt, động xuất kỳ
hương”.
Cái đẹp của Lang Tửu, ngoài công nghệ ủ chế và nước
Lang Tuyền ra, còn do có một cặp hang đá của thiên nhiên, Thiên Bảo động và Địa
Bảo Động làm hầm phòng cất giữ. Trong động mùa đông ấm mùa hạ mát, bốn mùa nhiệt
độ như nhau, có lợi cho nóng đều của rượu, là nhân tố quan trọng của nâng cao
chất lượng rượu, là đất tốt cất giữ rượu. Hai động là ở cách xưỡng Lang Tửu 5
km ở vào giữa mõm con rết vách Thiên Nhẫn Tuyệt, đứng ở động nhìn xuống dưới,
là sông Xích Thủy cuồn cuộn tuôn chảy, nhìn lên trên, vách đá dựng đứng như dao
gọt. Hai động một trên một dưới, trên là Thiên Bảo Động, dưới là Địa Bảo Động
diện tích khoản 10.000m². “Lang Tuyền”, “Bảo Động” có thể gọi là 2 điểm tuyệt vời
của xưởng Lang Tửu. Cho nên có câu nói
“Lang tuyền
thủy nhưỡng quỳnh tương dịch,
Bảo Động đỗ
tàng tửu phiêu hương”.
Song Câu đại khúc.
Song Câu đại khúc sản xuất ở trấn Song Câu huyện Tứ Hồng
tỉnh Giang Tô ven giao hội Than Hà và Trạch Hồ, là rượu trắng loại hương nồng nổi
tiếng, nó lấy nơi sản xuất đặt tên. Rượu sản xuất địa phương Song Câu có lịch sử
lâu dài, Song Câu xưa là đất của Tứ Châu, theo văn tự ghi chép:
Đại thi nhân triều đại nhà Tống Tô Đông Pha lúc tuần
du Tứ Châu, bạn thân Chương Sử Quân tặng rượu ngon của Song Câu ủ nấu, thi nhân
sau khi nếm thử làm thơ nói:
Sử Quân bán dạ phân tô tửu,
Kinh khởi thê tử nhất tiếu hoa.
Trong thơ “Tô Tửu” chính là ở vào rượu ngon có tiếng của
vùng đất Song Câu.
Hiện tại lịch sử rượu men to Song Câu của trấn Song
Câu sản xuất, có thể ngược lại ngọn nguồn đến triều đại nhà Thanh Ung Chính đến
đầu năm Càn Long, có người họ Hạ thôn Mạnh Cao huyện Thái Cốc Sơn Tây, đi qua
Song Câu, phát hiện vùng đất Song Câu sản xuất nhiều cao lương, tức là có nguồn
nước tinh khiết ngọt thơm, lại có tay nghề nấu rượu tinh vi, thế là liền ở sơn
trấn Song Câu làm dậy lên tao phường “Toàn Đức”. “Toàn Đức” chổ rượu trắng sản
xuất từng ở trên hội thi danh tửu Nam Dương của cuối năm Thanh Triều vinh dự nhận
được huy chương chất lượng vàng. Thời đó trên trấn Song Câu đã có “Quảng Thạch”,
“Dũng Nguyên” hai nhà tao phường, do họ Hạ đem phương pháp nấu rượu Sơn Tây dẫn
nhập vào, và kết hợp kỹ thuật nấu rượu địa phương, rượu nấu ra “Hương nồng vị đẹp”,
vượt qua rượu địa phương sản xuất ban đầu. Do đó có lời khen
“Hương phiêu
thập lí,
tri vị tức thuyền”.
Thời kỳ chiến tranh chống Nhật, nhà cách mạng giai cấp
vô sản cả đời Trần Nghị, Đặng Tử Khôi, Bành Tuyết Phong v.v…., từng nhiều lần
đóng chân ở tao phường “Toàn Đức”. Tâm tình của người dân địa phương trong lòng
sùng kính biếu cho rượu men to Song Câu, ủy lạo họ. Đồng chí Trần Nghị sau khi
mếm thử nhiệt tình ca ngợi tán thưởng rượu men to Song Câu “không hổ thẹn thiên hạ đệ nhất lưu truyền”.
Rượu men to Song Câu nước rượu trong suốt trong vắt, hương
thơm xộc vào mũi, phong vị thuần túy, vào miệng êm mềm, ngọt ngon, dịu nhẹ, dư
hương lâu dài, phong cách hương nồng rất điển hình, độ rượu tuy là 65°, nhưng
thuần mà không mãnh liệt.
Rượu men to Song Câu nguyên liệu và đặc điểm công nghệ
là: chọn dùng cao lương chất lượng tốt làm nguyên liệu nấu rượu, lấy đại mạch,
tiểu mạch, đậu Hà Lan chế men to nhiệt độ cao làm chất đường hóa lên men. Nấu ủ
dùng nước là nước sông than, chất nước ngọt thơm, chứa lượng kiềm thấp, còn có
chất khoáng vật thích hợp cho xúc tiến lên men đường hóa. Trên công nghệ dùng
“nước nóng dội hồ”, do đó rượu nấu ra vào miệng ngọt thơm. Chọn dùng công nghệ
sản xuất trộn chưng truyền thống, còn không ngừng tiến hành cải tiến.
Những điều này làm cho rượu men to Song Câu duy trì
phong cách độc đáo và chất lượng sản phẩm của nó, năm 70 thế kỷ 20 đến nay số
lượng lớn xuất khẩu tiêu thụ bên ngoài, nhận được bình luận tốt của rất nhiều
quốc qia, ở trong quần chúng được hưởng thanh danh rất cao.
Song Câu Đại Khúc Tửu ở trên hội nghị bình phẩm rượu
toàn quốc các khóa trước đều được bình chọn là rượu chất lượng tốt nhất nước,
năm 1984, năm 1988 ở trên hội nghị bình phẩm rượu thứ 4, thứ 5 được bình phẩm
là danh tửu quốc gia.
Danh tửu Đài Loan.
Kim Môn Tửu.
Rượu cao lương đặc biệt Kim Môn 38° được gọi là “Đệ nhất
danh tửu đảo quý Đài Loan” kéo theo nước suối ngọt của suối Bảo Nguyệt xưa,
dùng cao lương Kim Môn ủ chế mà thành, có hương trong thuần ngọt của rượu cao
lương truyền thống. Sản phẩm nhóm rượu cao lương thấp độ thịnh hành 40 năm ở
Đài Loan, lấy công nghệ độc đáo 2 lần ủ thuần chất của nó giành được nhất trí
bình luận ngon của quản đại người tiêu dùng. Hiện giờ men đặc biệt Kim Môn 38° ở
vùng Đài Loan tiêu thụ độc chiếm Ao Tou, giá trị sản lượng năm gần 50 ức (một
trăm triệu) nhân dân tệ. Kim Môn đất sản xuất “Kim Môn Tửu” cách đại lục (TQ) rất
gần, vì thế nhân dân vùng duyên hải đại lục đều quen thuộc rượu Kim Môn.
Cao Lương Tửu.
Rượu cao lương nhóm “đường hầm 88” do xưỡng rượu Mã tổ
của Kì Hạ tập đoàn thống nhất xí nghiệp Đài Loan sản xuất sản phẩm. Do nó ở quần
đảo Mã Tổ trong một hầm chứa đường hầm chuẩn bị chiến tranh tên là “đường hầm
88” nấu tinh mà có tên. Rượu này thuộc về loại hương trong, thuần ngọt sảng
khoái tinh thần, không lên đầu, không say đêm, độ cồn ở giữa 38° đến 47°, ở đảo
quý Đài Loan được người tiêu dùng yêu quý gấp bội.
II/ Loại rượu vàng.
Rượu vàng là sản phẩm quý báu đặc biệt của dân tộc
Trung Hoa, lịch sử dài lâu, sản phẩm đa dạng. Trên lịch sử, danh tửu rượu vàng
số bất thắng số. Do phát triển của rượu trắng cất nước, đất sản xuất rượu vàng
dần dần co nhỏ đến vùng đất Giang Nam , sản lượng cũng đại khái thấp
hơn rượu trắng. Nhưng, tinh hoa kỹ thuật nấu rượu không những không có bị vứt bỏ,
ở thời kỳ lịch sử mới ngược lại còn được phát triển đến một bước dài mau chóng.
Sức hấp dẫn của rượu vàng như xưa, danh phẩm của nó vẫn nhà nhà đều biết, trội
hơn nó vẫn giống từng hạt từng hạt minh châu phương đông rực rỡ, lấp lánh phát
sáng.
Rượu thêm cơm Thiệu Hưng.
Về lai lịch của rượu thêm cơm, dân gian có một truyền
thuyết thế này:
Có một vị sư phụ nấu rượu lòng dạ lương thiện, thường
gặp mấy đứa trẻ gia đình cùng khổ lén vào phường rượu, để trộm ăn cơm gạo nếp
phơi nắng ở trên sân, thế là ông ta lúc “ngâm gạo” thường lén thêm vào mấy lít.
Thời gian sau, nấu rượu “thêm cơm” đã trở thành thời gian, mà chất lượng sản phẩm
của rượu nấu ra so với trước kia tốt hơn. Về sau ông ta đã dứt khoát công khai
bí mật này, tiến một bước cải tiến công nghệ, nấu ra “rượu thêm cơm” tên gọi
phù hợp với thực tế.
Nguồn gốc của Nữ Nhi Hồng chính là bằng chứng tốt nhất
của tục rượu Thiệu Hưng. Nữ Nhi Hồng ban đầu là rượu thêm cơm, do để vào vò rượu
Hoa Điêu, cho nên cũng gọi là “Rượu Hoa điêu”.
Truyền thuyết: năm xưa Thiệu Hưng có con dâu của thợ
may họ Trương có chuyện vui. Người thơ may trông mong đứa con bức thiết phù hợp
mong muốn ở trong vườn chôn xuống một vò rượu Hoa Điêu, muốn chờ đợi sau khi đứa
con ra đời dùng làm ba buổi chiêu đãi bạn thân. Nào ngờ phu nhân sinh hạ một bé
gái, sau cái thất vọng vò rượu chôn sâu trong vườn cũng bị quên mất. Về sau người
con gái đó lớn lên thành người, hiền hậu lương thiện, gã cho đồ đệ của thợ may Trương
rất là yêu thương. Ngày thành hôn trong vườn phấn khởi hồ hởi, người thợ may bổng
nhớ lại vò rượu cũ chôn sâu ở trong vườn 18 năm trước, vội vàng đào ra, sau khi
mở vò hương rượu xộc vào mũi, say mê cả người, Nữ Nhi Hồng từ đây mà được tên.
Tục này về sau tiến hóa đến lúc sinh con trai cũng nấu rượu, còn ở trên vò rượu
bôi màu đỏ tươi, chú trọng màu hình vẽ, gọi là “Tráng Nguyên Hồng”.
Rượu vàng Thiệu Hưng có thể gọi là kẻ hơn hẳn trong rượu
vàng Trung quốc. rượu Thiệu Hưng ở trên lịch sử dựa vào thời gian nổi tiếng, ở
trong văn tự các triều đại đều có ghi chép. Tống Đại đến nay, phát triển của rượu
vàng Giang Nam tiến vào thời kỳ toàn thịnh, nhất là chính quyền Nam Tống kiến
đô ở Hàng Châu, Thiệu Hưng và Hàng Châu cách nhau tương đối gần, rượu Thiệu
Hưng có phát triển tương đối tốt, trong danh tửu thiệu Hưng thời đó mở đầu “Bồng
Lai Xuân” là hàng quý. Trong câu thơ của Lục Du thi nhân Nam tống, không
ít đều bộc lộ ra tình cảm ca ngợi rượu vàng quê hương. Thanh Đại là thời kỳ
toàn thịnh của rượu Thiệu Hưng, quy mô nấu rượu ở toàn quốc có thể gọi là đệ nhất.
Rượu Thiệu Hưng đưa ra tiêu thụ toàn quốc, thậm chí còn xuất khẩu đến ngoại quốc,
gần như trở thành thuật ngữ đại diện của rượu vàng. Hiện thời rượu vàng Thiệu
Hưng ở trong rượu xuất khẩu chiếm tỉ lệ lớn nhất, sản phẩm vận chuyển tiêu thụ
đến các nước thế giới. Chủng loại sản xuất của tổng công ty nấu rượu Thiệu Hưng
rất nhiều, hiện tại phương pháp phân loại rượu vàng trong tiêu chuẩn nhà nước,
trên cơ sở là lấy hướng dẫn chủng loại và chất lượng của rượu Thiệu Hưng làm
căn cứ chế định. Trong đó rượu thêm cơm Thiệu Hưng ở trong bình chọn danh tửu
các khóa trước đều trên bảng có tên.
Chủng loại rượu vàng Thiệu Hưng rất nhiều, nổi tiếng
có Nguyên Hồng Tửu, rượu thêm cơm, rượu Hoa Điêu, rượu hương tuyết v.v….
1. Nguyên hồng Tửu.
Thời xưa gọi “Tráng Hồng Tửu”, do ở ngoài thành vò bôi
màu đỏ tươi mà được tên, là chủng loại đại diện và sản phẩm Đại Tống của rượu
Thiệu Hưng. Dùng cách trải cơm ủ chế, thuộc về rượu loại khô. Rượu này lên men
hoàn toàn, chứa lượng đường còn sót lại ít, sắc nước vàng cam trong suốt, có
riêng vị thơm ngọt sảng khoái hơi đắng, hàm lượng cồn 16.0% - 18.0% (v/v), phần
đường ít ở 0.90g/100 mililit, tổng chua ít ở 0.45g/100mililit, sâu sắc nhận được
yêu thích của người uống rượu.
Rượu thêm cơm.
Nó so với trong phối liệu ủ nấu Nguyên Hồng Tửu lượng
sữ dụng gạo nếp tăng thêm 10% trở lên. Chất lượng rượu tươi đẹp, phong vị đậm
đà, là hàng thượng đẳng của rượu Thiệu Hưng. Độ rượu 18°, phần đường 2°, cao ở
Nguyên Hồng tửu, như loại hình “khô phân nữa” của rượu nho.
Thiệu Nhưỡng Tửu.
Dùng Nguyên Hồng tửu lâu năm đã cất giữ từ một đến ba
năm, đem nước vào vò cùng rượu mới lên men lại, rượu nấu thành lại ủ lâu ngày từ
1 đến 3 năm, rượu nhận được mùi hương ngào ngạt, chất rượu đặc biệt sâu đậm,
phong vị thơm phức, là hàng tốt của rượu Thiệu Hưng
Tuyết Hương Tửu.
Là rượu dùng cơm tẻ thêm rượu thuốc và men lúa mạch một
lần ủ thành (trong rượu Thiệu Hưng gọi là rượu ướt cơm). Trộn vào lượng nhỏ men
lúa mạch, lại dùng nước thay bả rượu nặng 50° của rượu vàng cất nước nhận được,
cùng lúc vào vò tiến hành lên men. Rượu vàng như thế này ủ được đường cao (khoảng
20%) độ rượu cao (khoảng 20%), tức là Tuyết Hương Tửu. Sắc rượu vàng nhạt trong
suốt, mùi hương ngào ngạt, phong vị đậm đà, tươi ngon ngọt thơm, là chủng loại
độc đáo của rượu thiệu Hưng.
Cổ Việt Thuần Tửu.
Chủng loại này là sản phẩm mới đầu niên đại 80 thế kỷ
20 do công ty tập đoàn rượu vàng Thiệu Hưng sản xuất thử thành công. Là lấy rượu
bộ đôi Nguyên Hồng , Thiệu Nhưỡng, thêm Cơm, nước thế rượu nặng nấu thành ủ lâu
ngày. Dùng cách ướt cơm ủ chế, thuộc về rượu loại ngọt. Rượu này nước màu vàng
trong suốt, đặc biệt có hương thuần, tươi ngọt không ngấy, có phong cách rượu
ngọt nhịp nhàng đầy đủ. Hàm lượng cồn 14.0% -16.0% (v/v), phần đường 17.0 –
19.0g/100 mililit, tổng chua ít ở 0.05g/100 mililit. Khai phá sản phẩm này bổ
sung vào khoảng trống rượu loại ngọt tốt mới Thiệu Hưng, trẻ già trai gái bốn
mùa đều thích hợp.
Trúc Diệp Thanh.
Rượu Trúc Diệp Thanh lại có tên “Hiếu Trinh Tửu”, rượu
này lấy sắc tố màu xanh lá cây của lá trúc màu xanh non ngâm ra làm màu sáng của
rượu, trước kia gọi là “Trúc Diệp thanh”. Lại theo truyền bá là hoàng đế Chính
Đức triều đại nhà Thanh trước khi lên ngôi khi du lịch Giang Nam, sau khi uống
rượu Trúc Diệp Thanh, ngự bút đích thân đề 2 chữ “Hiếu Trinh”, trước đây gọi là
“Hiếu Trinh tửu”. Rượu này chọn dùng lá trúc xanh non tươi mới ngắt lấy trong
măng trúc nhạt trong năm, dùng bả rượu nặng Kính Diện 70° ngâm khoảng nữa năm,
ngâm ra sắc tố màu xanh cánh trả, làm sáng màu của rượu. Nước rượu xanh nhạt
trong suốt, hương trong thấm vào người, vị rượu tươi mới sảng khoái vệ sinh,
cây độc một lá, là một loại sản phẩm sắc hoa truyền thống độ nổi tiếng tương đối
cao, thích hợp nhất uống ở mùa hạ, làm cho con người có cảm giác mát lạnh dễ chịu.
Rượu Hoa Điêu.
Rượu Hoa Điêu là từ Nữ Tửu, Nữ Nhi Tửu cổ đại Trung Quốc
diễn biến mà có, là một loại rượu thêm cơm chất lượng tốt trãi qua nhiều năm cất
giữ. Nó lấy năm màu chạm trổ mô tả bên ngoài vò rượu mà có tên, xưa gọi là “Hoa
Điêu”. Thực ra cần phải nói là một loại “rượu cũ của Điêu Hoa” hoặc “Điêu Hoa tửu”,
chỉ là do duyên cớ người xưa thích đem động từ vị ngữ đặt ở phía sau, cho nên
xưng hô của Hoa Điêu mãi tiếp tục dùng đến ngày nay.
Hoa Điêu nguồn gốc từ “Nam Phương Mộc Trang” của Ji
Han Tấn đại “; trong “Lãng Tích Tục
Đàm” ghi chép: “tối giai nữ nhi tửu,
tương truyền phú gia dưỡng nữ, sơ di nguyệt, tức khai nhưỡng số đàn, trực đáo nữ
nhi xuất môn, tức dĩ thử tửu bồi giá. Tắc đáo cận diệc dĩ thập hứa niên, kì đàn
thường dĩ thể hội, danh viết Hoa Điêu Tửu”. Theo phong tục địa phương Triết
Giang, dân gian năm sinh con gái phải nấu rượu đếm số vò, phủ bùn hầm cất giữ,
đợi người con gái lớn lên ngày kết hôn lấy ra dùng để uống, chính là “Nữ Nhi Hồng”
nổi tiếng trong Hoa Điêu Tửu. Do rượu loại này ở ngoài vò vẽ chạm trổ có bức
tranh màu phong cách dân tộc Trung Hoa, trước đây lấy tên “Hoa Điêu Tửu” hoặc
“Nguyên Niên Hoa Điêu”.
Hiện tại tập tục truyền thống loại này tuy không có
làm như cũ nữa, nhưng trong gánh vác việc nhà lúc con trẻ ra đời, làm cha mẹ vẫn
phải nấu mấy vò rượu, mời sư phụ chạm trổ trang hoàng điêu khắc, hết lòng vẽ
màu, nội dung phần nhiều là câu chuyện dân gian, truyền thuyết thần thoại ngụ ý
tốt lành, chim hoa, nhân vật tuồng kịch v.v…., sau đó phủ bùn hầm cất giữ. Sanh
con gái hay nhất tên gọi là “Nữ Nhi Hồng”, sanh con trai thì thích gọi là
“Tráng Nguyên Hồng”, đợi con trẻ lớn lên lấy vợ gã chồng, liền đem rượu lấy ra
dùng để chúc mừng, chiêu đãi khách khứa. Do rượu đã lâu, chất rượu cũng đặc biệt
tốt.
“Hoa Điêu Tửu” là một loại sản phẩm độc đáo tập hợp hội
họa, thư pháp, chạm trổ, văn học về toàn thân. Với tư cách là sản phẩm tinh hoa
trong rượu Thiệu Hưng, nó lấy rượu thêm cơm chất lượng tốt làm vật nội dung, lấy
phù điêu vò rượu (chai) gọt đẽo tỉ mỉ khéo léo làm thể chứa đầy, là đại diện điển
hình của danh tửu văn hóa Trung Quốc. Nó vâng mệnh truyền thuyết xinh đẹp các đời
Thiệu Hưng, được lợi ích ở tiền thân tập đoàn rượu vàng Thiệu Hưng Trung Quốc. Sản
xuất khai thác tính khai quật của tổng xưởng nấu rượu Thiệu Hưng, mãi đến chai
thủy tinh bình thường cũng mang thêm lấy tên của “Hoa Điêu”, hiện nay đã trở
thành một tên hàng lớn trong rượu Thiệu Hưng.
Ngoài ra, trong chủng loại hàng rượu Thiệu Hưng, còn
có chủng loại sắc hoa truyền thống của số nhiều, như Tiêu Nhưỡng Tửu, Bổ Dược Tửu,
Phúc Quất Tửu, Tức Ngư Tửu, Quế Hoa Tửu v.v…., nhưng hiện thời sản xuất rất ít.
Gần đây lại có mở mang Bát Tiên Tửu, Táo Tửu, Hắc Mễ Hoa Điêu Tửu, Thanh Mai Tửu
v.v…., phần lớn đem lá trúc non, Phúc Quất, Tức Ngư sống v.v….vật chủ lực dùng
bả rượu nặng ngâm cao độ, lấy chất nước ngâm của nó, ở Nguyên Hồng, Rượu Thêm Cơm
diệt vi khuẩn lúc rót vào vò, theo tỉ lệ phối thêm vào; hoặc trực tiếp dùng
ngâm trong rượu nóng, bịt kím bùn cất giữa trong kho, qua ngoài tháng, tất cả vật
mùi hương tươi hòa tan ở trong nước rượu, hình thành đủ loại phong vị thuần
hương có riêng, trước kia lấy tên các vật đặt làm tên rượu. Ở Thiệu Hưng tên của
rượu cũng rất nhiều tập tục có liên quan, như: con trẻ đầy tháng có “Thế Đầu Tửu”.
“Thế Đầu Tửu” của Thiệu Hưng và địa phương khác hơi có chổ không giống nhau,
ngoài dùng rượu bôi trơn tóc cho trẻ sơ sinh ra, lúc uống rượu, có cha chú còn
dùng đầu đũa nhúng một chút rượu, cho con trẻ nút, hy vọng đứa bé lớn lên có thể
giống như thế hệ cha chú có phúc uống “Phúc Thủy” (rượu). Ngoài ra còn có “Đắc
Chu Tửu” của con trẻ tròn tuổi, “Thọ Tửu” của phiên chợ Hà Đông vào ngày 5,
ngày 10 mà làm, và “Bạch Sự Tửu”, cũng gọi là “Tang Tửu”.
Thiệu Hưng trước đây có rất nhiều tục rượu mùa vụ năm,
“Xin Bồ Tát”, “Tỏa Phúc” tháng chạp âm lịch bắt đầu cho đến “Lạc Tượng” 19
tháng giêng, vì đều là ở trước sau mùa xuân, cho nên gọi “Tuế Thời Tửu”, trước
sau 20 tháng chạp phải đem di tượng tổ tông từ trong tủ thỉnh ra một lượt, đây
gọi là “Quải Tượng Tửu”; đến 18 tháng giêng tuổi tác hoàn tất, lại đem di tượng
thỉnh xuống, đây gọi là “Lạc Tượng Tửu”; “Phân Tuế Tửu” của đêm giao thừa phải
uống một mạch đến năm mới đến, 15 tháng giêng còn phải uống “Nguyên Tiêu Tửu”
v.v….
Phúc Kiến Long Nham Trầm Hàng Tửu.
Long Nham Trầm Hàng Tửu lịch sử lâu dài, trong một số
bút tích văn học của triều đại nhà Thanh có nhiều ghi chép, hiện tại xưởng rượu
Long Nham tỉnh Phúc Kiến sản xuất. Đây là một loại rượu loại ngọt đặc biệt, độ
rượu ở 14% - 16%(v/v), tổng đường có thể đạt 22.5% - 25%, rượu tiêu thụ trong
nước thông thường cất giữ 2 năm, rượu tiêu thụ bên ngoài cần cất giữ 3 năm.
Cách nấu của Long Nham Trầm Hàng Tửu tập hợp các khoảng
kỹ thuật tinh hoa có thể được ủ nấu rượu vàng Trung Quốc về một thể. Ví dụ như:
rượu Long Nham dùng nhiều men đến 4 loại, có men thuốc của tổ truyền địa
phương, trong đó thêm vào 30 vị thuốc đông y; có men rời, đây là men rời rất là
truyền thống Trung Quốc, dùng men làm đường hóa. Ngoài ra còn có men trắng, đây
là men gạo của phương nam đặc biệt có. Men đỏ càng là men bắt buộc thêm ủ nấu
rượu Long Nham. Lúc ủ nấu, thêm vào men thuốc, men rời và men trắng, trước tiên
nấu thành cơm rượu ngọt, lại theo thứ tự bước vào men đỏ Cổ Điền nổi tiếng và
rượu gạo trắng chế đặc biệt, ủ lâu ngày thời kỳ dài. Rượu Long Nham có 3 đặc điểm
lớn không thêm đường mà ngọt, không mang màu mà đỏ tươi, không điều hương mà
thơm. Chất rượu hiện lên ánh sáng hổ phách, ngọt đặc biệt, phong cách độc đáo.
III/ Loại Bia.
Bia Thanh Đảo.
Cuối thế kỷ 19 Bia du nhập vào Trung Quốc. Năm 1900,
người nước Nga ở thành phố Cáp nhĩ Tân trước tiên lập nên xưởng bia WuLuBuliexifusiji;
Năm 1901 người nước Nga và người nước Đức liên hợp thành lập xưởng bia Ma Lưu
Celmen. Tháng 8 năm 1903, trên mặt đất Hoa Hạ cổ xưa ra đời xưởng bia thứ nhất
lấy kỹ thuật Châu Âu xây dựng, Công ty cổ phần bia Thanh Đảo Nhật Nhĩ Man. Trãi qua trăm năm biển dâu,
công ty bia sớm nhất này phát triển trở thành Xí nghiệp sản xuất “Bia Thanh Đảo”
của thế giới hưởng thụ khen ngợi. Công ty TNHH cổ phần bia Thanh Đảo.
Bia Thanh Đảo là sản phẩm có tiếng uy tín Trung Quốc,
cũng là nhãn hàng nổi tiếng bia Trung Quốc. Trong thực tiễn sản xuất của gần một
trăm năm, bia Thanh Đảo đã hình thành công nghệ ủ chế đặc sắc rõ ràng. Phương
pháp ủ chế của nó là kế thừa truyền thống nấu rượu nước Đức, qua mấy đời nghiên
cứu, cải tiến của chuyên gia bia mà hình thành, từ trước đến nay lấy bọt kết trắng
mịn, phủ ly đặc biệt lâu, thể rượu trong trẻo trong suốt, thuần hương ngon miệng
mà hưởng thụ khen ngợi trong ngoài.
Đặc điểm sản xuất của bia Thanh Đảo là: chọn dùng nước
Lao Sơn, chất mềm mà ngọt; chọn dùng mạch nha đại mạch Nhị Lăng hòa tan tốt,
ngoài ra tăng thêm gạo tẻ 25%. Đường hóa chọn dùng cách đường hóa nhị song đục
nấu ra, nước lúa mạch ban đầu nồng độ 12%, hương hublông thêm vào tương đối cao
hơn bia thông thường trong nước. Lên men chọn dùng cách hai hộp, lên men đường
nhiệt độ thấp, độ lên men vừa phải. Cách làm truyền thống thời kỳ cất giữ rượu
2 – 3 tháng, hiện thời tiền lên men chọn dùng hộp hình cái dùi, hậu lên men chọn
dùng hộp kiểu nằm, thời kỳ cất giữ rượu rút ngắn đến khoảng một tháng. Bia
Thanh Đảo ứng dụng công nghệ ủ nấu kinh điển và kỹ thuật hậu thục độc đáo tỉ mỉ
ủ chế, từ trước đến nay lấy bọt kết trắng mịn, trong suốt trong vắt, sắc sáng
vàng nhạt, thể rượu đậm đà êm dịu, hương thuần ngon miệng, phủ ly đặc biệt lâu,
đồng thời có hương vị hublông tươi mới, vị đắng vừa phải, khẩu vị dịu nhẹ, mát
mẻ hợp khẩu vị, phong cách độc đáo, vì chổ tôn sùng trong ngoài nước. Nó từng 7
lần quang vinh giành được phần thưởng vàng nhà nước, 3 lần ở trên hội nghị bình
chọn rượu quốc tế nước Mỹ quang vinh giành được quán quân. Bia Thanh Đảo từ năm
1954 xuất khẩu đến nay, hiện đã bán chạy ở hơn 40 quốc gia và khu vực.
Bia Thanh Đảo còn chú ý thói quen khác nhau của người
tiêu dùng. Vì để làm thỏa mãn nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng, bia Thanh
Đảo không ngừng khai phá chủng loại mới. Ví dụ như: dựa vào người tiêu dùng
phương nam chỉ yêu bia loại nhẹ hàm lượng cồn thấp, Thanh Đảo đẩy ra rượu loại
nhạt sảng khoái 8°, 10°. Căn cứ vào khác nhau của mức độ tiêu thụ, đề ra “triết
học Kim Tự Tháp”, suy nghĩ lại yêu cầu thị trường của quảng đại quần chúng, đẩy
ra rượu đại chúng thích hợp tiêu thụ chất lượng thấp. Cộng thêm loại rượu chất
lượng tốt, loại rượu chất lượng vàng sẳn có, nó đã hình thành tổ hợp sản phẩm
thứ tự hồ sơ rõ ràng, chủng loại đủ cả, vì người tiêu thụ cung cấp đất trống lựa
chọn rộng rãi. Rượu dãy loại nhạt sảng khoái có đặc điểm độ nồng lúa mạch ban đầu
thấp, độ cồn thấp, do lựa chọn nguyên liệu hoàn mỹ, làm việc tinh tế, rượu này
nhẹ mà không kém thú vị, thấp độ mà không bừa bãi. Loại rượu chất lượng tốt là
sản phẩm truyền thống của bia Thanh Đảo, những sản phẩm này đã đúc được uy tín
của bia Thanh Đảo. Dưới sự nổi danh lại có tài ở trong an thủ vị trí hồ sơ giá,
lựa chọn thực tế làm nhanh nhẹn. Loại rượu chất lượng vàng chọn dùng công thức
pha chế bia xuất khẩu nước Mỹ, chọn dùng nguyên vật liệu thượng đẳng tỉ mỉ ủ chế
mà thành. Chủng loại khai phá mới có chủng loại mới bia Thanh Đảo thượng hạng,
Tsingtao Wang v.v…., là vì người tiêu thụ khu vực khác nhau, yêu cầu không giống
nhau thiết kế chế tạo ra. Những chủng loại đa dạng hóa này là thể hiện tập
trung của kỹ thuật ủ nấu bia Thanh Đảo.
Bức thành bia quốc tế Thanh đảo.
Bức thành bia quốc tế Thanh Đảo ở vào Thạch Lão Nhân
khu du lịch Độ Giả nhà nước, được gọi là đô hội bia quốc tế lớn nhất Châu Á. Nó
chiếm 35 hecta đất, chia nam bắc 2 khu vực chức năng lớn. Khu nam là khu giải
trí, khu bắc là khu tổng hợp, hiện tại hạng mục vui chơi giải trí đến bức thành
bia ngoài uống bia ra, còn có thể tiến hành hoạt động vui chơi giải trí loại lớn,
khu tổng hợp bắc bộ đã thiết lập thành sân vui chơi giải trí tiên tiến lưu hành
phổ biến quốc tế, xuất sắc nhất chính là hai đường qua lại kiểu xe núi. Cửa
chính ở vào khu bắc, vừa vào cửa lớn, một tượng điêu khắc tính đánh dấu cao to,
tràn khắp toàn cầu, tượng nặn do một cái ly chân cao loại to vòi vọi đứng chính
giữa ao nước hình tròn, ly chân cao được làm thành mẫu hoa văn bản đồ thế giới,
bọt bia từ trong ly tràn ra ngoài một cách liên tục, trên có nhãn hàng bia
Thanh đảo, ngụ ý rất sâu sắc. Ở phía sau ao nước có một vách tường đá hình bán
nguyệt, trên có 5 chữ to “Cửa thành bia Quốc tế”. Sau màn đêm tối, đèn màu, suối
phun, cột nước cùng lúc làm nổi bật lẫn nhau thật là thú vị, vô cùng rực rỡ. Ở
phía sau tượng mốc thành chính là quảng trường vạn người hiện hình cánh quạt.
Trước năm 1998 nghi thức mở màn ngày lễ bia quốc tế các khóa trước chính là cử
hành ở đây, hiện đã trở thành nơi hoạt động chúc mừng ngày lễ tính vĩnh cửu. Quảng
trường nam thì là khu cung điện bia, mỗi năm ngày lễ bia ở đây chính là các nhà
xưởng bia ở cung điện này tạm thời xây tạm, đồng thời thưởng thức bia có tiếng
các nơi thế giới, còn có thể tham quan biểu diễn đặc sắc của diễn viên theo
đoàn của các nhà xưởng. Ở trong đại sảnh của “Bia Thanh Đảo” có thể uống đến
“Bia Thanh Đảo vừa mới ra khỏi dây chuyền, đồng thời còn có thể quan sát cả quá
trình ủ nấu của dây chuyền sản xuất mini.
Nhà bảo tàng bia Thanh Đảo.
Nhà bảo tàng bia Thanh Đảo với tư cách là một bộ phận
tổ hợp thành quan trọng của trăm năm văn hóa xí nghiệp bia Thanh Đảo, nó tập hợp
quá trình phát triển, văn hóa bên trong, lưu trình công nghệ, bình phẩm rượu giải
trí, chọn mua bia Thanh Đảo về một thể, làm nhà bảo tàng bia đầu tiên trong nước.
Xây dựng của nó từng đưa du khách trong ngài đất liền đi vào xưởng bia Thanh Đảo,
hiểu rõ bia Thanh Đảo, đưa ra một “góc nhìn” uy lực độc đáo.
Dựa vào tìm hiểu: nhà bảo tàng bia Thanh Đảo tổng đầu
tư đạt hơn 2000 vạn nhân dân tệ, diện tích triển lảm là 6000 m², là do tập đoàn
bia Thanh đảo đã noi gương triết lý thiết kế và đặc điểm phong cách của nhiều
nhà bảo tàng bia quốc tế bao gồm nhà bảo tàng bia JiaShi Bo(Gia Thế Bá) và nhà
bảo tàng bia JiaLi (Gia Lực) ở trong nước, trưng cầu ý kiến các nơi, có nguồn gốc
tôn trọng lịch sử, khai thác lịch sử, bảo vệ lịch sử, tái hiện tôn chỉ của lịch
sử, đồng thời có tính tổng hợp chuyên nghiệp, tính quốc tế, tính nhìn về phía
trước, tính thú vị, tình hài hòa làm một thể, xây dựng thành nhà bảo tàng thế
giới một dòng chảy. Khái niệm quy hoạch của nó là do nhà thiết nhà bảo tàng bia
nổi tiếng Nielsen người phụ trách nhà bảo
tàng bia JiaShi Bo thiết kế hoàn thành, do phòng phụ trách nhân viên thiết kế của
sở nghiên cứu nghệ thuật môi trường viện mỹ thuật học đại học Thanh Hoa triển
khai bố trí tô điểm bên trong. Nhà bảo tàng tổng cộng chia làm lịch sử và văn
hóa trăm năm, công nghệ sản xuất, khu 3 khu vực đa công năng tham quan du lịch.
Nhà bảo tàng bia Thanh Đảo tập hợp hạng mục thể nhàn rỗi phổ cập khoa học biểu
hiện rõ ràng văn hóa bia, quán rượu, du khách tham quan làm một thể, lấy tranh ảnh,
lời văn, hiện vật làm chủ thể, vận dụng âm thanh, ánh sáng, điện của khoa học kỹ
thuật cao v.v…. đích thân môi giới biểu hiện rõ ràng lịch sử trăm năm bia Thanh
đảo, thiết bị sản xuất hiện đại và văn hóa bia phong phú nhiều màu sắc.
Ngày lễ văn hóa bia quốc tế Thanh Đảo.
Ngày lễ bia quốc tế Thanh Đảo nổi lên ở năm 1991, là lấy
hoạt động chúc mừng ngày lễ bia loại lớn làm môi giới, hòa hợp con đường mậu dịch,
du lịch, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể dục làm một thể. Ngày lễ bia tổ chức đến
nay, các khóa trước đều có nhà xưởng bia của Á, Âu, Mỹ châu con số 10 quốc gia
và khu vực mang theo rượu đến trước dự vào triển lãm, bia của các nhãn hiệu nổi
tiếng các nơi trong ngoài nước ở tại đây ra sân khấu làm nổi bật hình ảnh, con
người hàng nghìn hàng vạn tuôn vào nhà bia, lều bia các nhà xưởng giơ ly uống
thỏa thích.
Ngày lễ bia, quảng trường văn hóa còn cử hành hội nhạc
nhạc giao hưởng, hội biểu diễn nhạc Rock’n roll, dạ hội liên hoan văn nghệ loại
lớn, pháo hoa trên biển qui mô lớn, hoạt động thể thao văn hóa phong phú nhiều
màu sắc, biểu diễn phong tục tập quán dân gian và thi đấu thể thao các loại,
làm cho mọi người lưu luyến quên về của hội đi bộ, thành bia quả là nơi đến vui
chơi giải trí tốt nhất của người dân thành phố thanh Đảo và du khách trong
ngoài nước vào mùa hè.
Hoạt động giao lưu thương nghiệp mậu dịch và khoa học
kỹ thuật là một khoản nội dung quan trọng của ngày lễ bia. Hội chợ trưng bày thức
uống quốc tế, hội chợ triển lãm tiêu thụ sản phẩm đặc biệt mới nổi tiếng, hội
chợ trưng bày kinh doanh mậu dịch khoa học kỹ thuật, hội chở triển lãm tiêu thụ
sản phẩm nông thôn hấp dẫn nhiều thương gia trong ngoài nước.
Ngày lễ bia đã lôi kéo phát triển nghề nghiệp du lịch
Thanh Đảo, đã xúc tiến giao lưu văn hóa kinh tế và qua lại thăm viếng thân thiện
của thanh Đảo và nhân dân các nước thế giới, cùng với trong ngoài lễ hội là lượng
khách thương và du lịch từng khóa tăng thêm.
Năm 1994, thành bia quốc tế Thanh Đảo tọa lạc ở Thạch
Lão Nhân trong khu du lịch Cổ Giả nhà nước xây dựng thành công. Thành bia chiếm
35 hecta đất, tổng diện tích xây dựng 47 vạn m², phân chia thiết kế quảng trường
bia, khu cung điện bia, phố xá bia, khu giải trí tổng hợp, câu lạc bộ bia quốc
tế. Khu thương nghiệp mậu dịch tổng hợp và khu làm việc tổng hợp, khí thế hùng
vĩ, cảnh đồ sộ rực rỡ, đã trở thành đô hội bia quốc tế lớn nhất châu Á.
Bắt đầu từ năm 1994, thành bia đã trở thành nơi chốn
có tính vĩnh cửu của ngày lễ bia Thanh đảo, thời gian khai mạc ngày lễ bia mỗi
năm một lần vào tháng 7 tháng 8 hàng năm, thời gian hội là 14 ngày.
2.Bia Yến Kinh.
Bia Yến Kinh là sản phẩm nổi tiếng Trung Quốc, nhãn hàng
lừng danh Trung Quốc, rượu đặc biệt cung cấp Nhân Dân đại hội đường quốc, sản phẩm
chứng thực thực phẩm màu xanh lá cây nghề nghiệp bia Trung Quốc, rượu quà tặng
nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa kiến quốc tròn 50 tuổi và Ma Cao quay trở lại,
rượu chuyên dùng bữa tiệc “hai cuộc họp” toàn quốc có uy tín.
Yến Kinh lựa chọn tinh hoa các loại nguyên liệu, nước
suối thiên nhiên chất lượng tốt, chọn dùng thiết bị công nghệ tiên tiến và kỹ
thuật lên men độc đáo sản xuất bia Yến Kinh, giao cho bia Yến Kinh phong vị độc
đáo thoải mái vui vẻ con người. Nó từng có hơn 30 lần ở trong hội nghị bình xét
chất lượng bia trong ngoài nước giành được giải thưởng lớn, là sản phẩm chứng
thực chất lượng tốp đầu nhà nước, được chỉ định là rượu cung cấp đặc biệt yến
tiệc Nhân Dân Đại Hội Đường Quốc và rượu chuyên dùng bữa ăn phối không trung
công ty hàng không quốc tế Trung Quốc. Hiện thời bia Yến Kinh có 8°, 10°, 11°,
12° bốn loại lớn có hơn 30 chủng loại, chia ra nhiều chủng loại bia tươi thuần,
bia nước trái cây, bia hoa hồng vàng, bia tiểu mạch vàng v.v…., sản phẩm bia
thuần chất hàng tốt, hàng trung, hàng thấp đầy đủ cả, phương thức đóng gói dùng
đóng chai, hộp đựng thùng đựng dễ kéo, có thể thỏa mãn yêu cầu của người tiêu
dùng khẩu vị khác nhau và tầng lớp tiêu dùng khác nhau.
Bia Yến Kinh trãi qua nhiều trình tự công nghệ lựa chọn
tinh hoa đại mạch chất lượng tốt, nước khoáng không ô nhiễm sâu 300m dưới đất
dãy núi Yến Sơn, hublông bia chất lượng tốt thuần túy, điển hình con men độ lên
men cao, không để lại dư lực theo đuổi kỹ thuật dẫn đầu, trước sau lấy khẩu vị
người Trung Quốc để giữ vững, chân thực chế tạo bia của người Trung quốc. Đặc
điểm tuyệt vời của bia Yến Kinh:
Bia Yến Kinh chọn dùng nước suối thiên nhiên tinh khiết
sản xuất (ủy ban bốn bộ nhà nước chứng thực), strontium hàm lượng cao, sau khi
uống dư vị có vị ngọt như nước suối.
Trang bị chế tạo bia hiện đại hóa, oxy hòa tan khống
chế tốt nhất, giá trị PO khống chế tốt nhất, tổng
bộ bia Yến Kinh là xưởng sản xuất bia lớn nhất châu Á, đại diện cao nhất trang
bị ngành bia Trung Quốc.
Chủng loại khuẩn men chất lượng tốt: điển hình độ lên
men cao, vị đắng chuyển hóa êm dịu. Đúng tiêu chuẩn đánh giá rượu ngành rượu
1990, 1995.
Thời kỳ giữ gìn tươi mới dài đến 4 tháng: rượu cất giữ
4 tháng và vừa mới ra khỏi dây chuyền sản xuất tươi mới như nhau, đạt chuẩn cao
chất lượng quốc tế.
Thông qua trung tâm phát triển thực phẩm màu xanh lá
cây Trung Quốc xét duyệt, phù hợp tiêu chuẩn thực phẩm màu xanh lá cây cấp độ
A.
3.Bia Hoa Tuyết.
Năm 1964, trên hội nghị bình xét sản phẩm hội tụ uy
tín bia Trung Quốc, một loại sản phẩm mới đã đánh bại tất cả bia nhãn hiệu cũ của
Trung Quốc, đoạt được đệ nhất. Cùng năm, loại bia này được đặt tên là “Hoa Tuyết”
còn chính thức đưa vào sản xuất, về sau mỗi lần nhà nước bình xét đến đều tên
viết hàng đầu.
Từ năm 1964 đến nay, bia Hoa Tuyết lần lượt xuất khẩu
đến Hồng Công, Mỹ, Pháp, Tây Tây Lan, Úc, Nhật….
Bắt đầu từ năm 2002, bia Hoa Tuyết được tổng cục giám
sát kiểm tra kiểm dịch chất lượng nhà nước chính thức nhận định là “sản phẩm nổi
tiếng Trung Quốc”. Từ đây Hoa Tuyết Nhuận Hoa đem Hoa Tuyết định vị là nhãn hiệu
sản phẩm tính toàn quốc để đưa ra sản xuất, năm 2004 bia Hoa Tuyết nhãn hiệu sản
phẩm đơn lượng tiêu thụ đã đạt 107 vạn tấn, tiến vào 3 hàng đầu nhãn hiệu sản
phẩm đơn bia toàn quốc. Năm 2005, giá trị nhãn hiệu sản phẩm của bia Hoa Tuyết
đạt 88 ức, trở thành nhãn hiệu bia tính toàn quốc tốc độ trưởng thành nhanh nhất
Trung Quốc; năm 2005, lượng tiêu thụ bia Hoa Tuyết đạt 158 vạn tấn, nhãn hiệu sản
phẩm đơn lượng tiêu thụ nghề nghiệp đệ nhất.
Hiện thời, bia Hoa Tuyết đã thường xuyên ở Hắc Long
Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh, Thiên Tân, Bắc Kinh, Hồ Bắc, An Huy, Tứ Xuyên các
nơi sản xuất thuộc về công ty TNHH bia Nhuận Hoa (Trung Quốc), còn tiêu thụ hướng
về các nơi toàn quốc, nhận được yêu thích của người tiêu dùng toàn quốc, đạt được
công lao và sự nghiệp thị trường ưu tú.
Thiết bị sản xuất bia Hoa Tuyết thống nhất các xưởng
toàn quốc, công nghệ và chất lượng khống chế tiêu chuẩn thống nhất toàn quốc, nhân
viên kỹ thuật các nơi tiếp thu đào tạo và huấn luyện kỹ thuật nước ngoài, nhân
viên thống nhất tố chất, do vậy đã bảo đảm chất lượng sản phẩm “Hoa Tuyết” ở
các nơi như một.
IV/ Rượu Nho.
Vùng đất bao la Trung Quốc, có rất nhiều thổ nhưỡng ,
khí hậu và điều kiện phù hợp Cabernet đây là một chủng loại sinh trưởng tốt quốc
tế, trãi qua trồng trọt hợp lý, áp dụng khoa học kỹ thuật, có thể sản xuất ra nho
nấu rượu chất lượng tốt, để sản xuất ra rượu nho chất lượng tốt xây đắp nền
móng tốt. Nhưng hiện thời khuyết điểm rượu nho sản xuất trong nước chủ yếu là
thơi kỳ cất giữ ngắn, nếu như có điều kiện ở trong thùng gỗ niên hạn ủ lâu năm
kéo dài một cách thích đáng, đại bộ phận xí nghiệp Trung Quốc có thể sản xuất
ra rượu nho chất lượng tốt có đặc điểm bản thân.
1.Rượu nho Trường thành.
Đất công ty TNHH rượu nho Trường Thành Trung Quốc ở
vào Sa Thành huyện Hoài Lai thành phố Trương Gia Khẩu tỉnh Hà Bắc được hội nông
nghiệp học đặt tên là “quê hương trái nho Trung Quốc”. Vùng đất chung quanh
công ty thịnh sản xuất chủng loại nho nấu rượu chất lượng tốt đạt hơn 63 loại,
hiện thời có 13 vạn mẫu cơ sở nông nghiệp nguyên liệu nho, còn có 1122 mẫu vườn
nho, đang trồng hơn 10 loại nho loại danh tiếng nấu rượu quốc tế, có thể cung cấp
ủ chế rượu nho cao cấp độc một chủng loại. Công ty từng sản xuất ra rượu nho trắng
khô chai đệ nhất Trung Quốc.
Sản phẩm công ty đã hình thành 7 nhóm hơn 50 chủng loại
khô, trắng khô phân nữa, ngọt phân nữa, ngọt, thêm hương, nổi bọt, cất nước
v.v…, được chuyên gia Âu Mỹ khen ngợi là “Mỹ tửu phương đông điển hình”.
Nhãn hiệu rượu Trường Thành trắng khô, trắng khô phân
nữa, trắng ngọt phân nữa, đỏ khô, rượu nho màu hồng đào và rượu nho nổi bọt sâm
banh Pháp được trung tâm phát triển thực phẩm màu xanh lá cây Trung Quốc nhận định
là “thực phẩm màu xanh”. Sản phẩm công ty khắp cả các tỉnh, thành, khu tự trị
toàn quốc, còn vận chuyển tiêu thụ hơn 20 quốc gia và khu vực nước Anh, Pháp Đức,
Hà Lan, Nhật, Nga, Hồng Công v.v…, lượng xuất khẩu chiếm 40% lượng xuất khẩu rượu
nho toàn quốc trở lên, nhận được hoan nghênh của khách hàng trong ngoài nước.
2.Rượu nho Trương Dụ.
Tiền thân của công ty TNHH Tập Đoàn Trương Dụ Yên Đài
là công ty nấu rượu Trương Dụ Yên Đài, năm 1892 do hoa kiều ái quốc cận đại
Trung Quốc Trương Bật Sĩ bắt đầu lập ra, đến nay đã có lịch sử hơn 100 năm. Nó
là nhà xưởng sản xuất rượu nho công nghiệp hóa đầu tiên Trung Quốc, cũng là xí
nghiệp kinh doanh rượu nho Trung Quốc hiện thời thậm chí lớn nhất châu Á. Tập
đoàn công ty sản phẩm chủ yếu có rượu nho, rượu cô nhắc, rượu sâm banh, rượu bảo
kiện, rượu thuốc Trung Thành, rượu trắng lương thực, nước suối và chế tạo chai
thủy tinh 8 nhóm lớn, mấy mươi chủng loại,
sản phẩm bán chạy toàn quốc còn vận chuyển tiêu thụ ở Malaysia,Mỹ, Hà Lan, Bỉ,
Hàn quốc, Thái Lan, Singapore, Hồng Công v.v…. hơn 20 quốc gia và khu vực thế
giới.
Năm 1915, ke ya, cô nhắc, rượu nho hoa hồng đỏ,
qiongyaojiang, rượu nho trắng Riesling của Trương Dụ đồng loạt vinh quang giành
được phần thưởng huy chương chất lượng 4 mai vàng ở hội chợ triển lãm nhiều nước
Thái Bình Dương Panama và các loại giấy khen cao nhất. Về sau trong bình xét
danh tửu các khóa trước toàn quốc thậm chí cả thế giới, sảm phẩm Trương Dụ vẫn
có tên trên bảng danh sách, lần lượt giành được 16 giải thưởng vàng, bạc hoa
mai quốc tế và 20 hạng mục giải thưởng vàng bạc nhà nước.
Xét thấy công ty Trương Dụ cống hiến kiệt xuất đối với
sự nghiệp rượu nho quốc tế, năm 1987, bộ phận rượu nho-trái nho quốc tế chính
thức đặt tên thành phố Yên Đài là “Thành rượu nho-trái nho quốc tế”. Thành phố
Yên Đài được kết nạp là quan sát viên của bộ phận rượu nho quốc tế.
3.Rượu nho Vương Triều.
Công ty TNHH nấu rượu nho Vương Triều hợp tư Trung
Pháp thành lập năm 1980, là một xí nghiệp hợp tư trong nước ngoài nước thành lập
sớm nhất Trung Quốc, nhãn hiệu Vương Triều chủ yếu sản xuất rượu nho nhóm hàng
tốt. Sản lượng sản phẩm từ 10 vạn chai sản lượng năm năm 1980, tăng lên đến
1866 vạn chai năm 1996, tăng lên gấp 186 lần. Chủng loại sản phẩm từ rượu nho
trắng khô phân nữa duy nhất phát triển thành 3 nhóm 16 chủng loại sản phẩm,
công ty Vương Triều trở thành nhà xưởng sản xuất rượu hàng tốt quy mô lớn nhất
khu vực châu Á.
Hiện thời, toàn bộ sản phẩm rượu nho nhóm nhãn hiệu
Vương Triều đều là cửa hàng tốt, bán tốt, từng lần lượt 8 lần giành được giải
thưởng vàng cấp nhà nước, 14 lần giành được giải thưởng vàng quốc tế. Năm 1992
do 5 lần liên tục giải thưởng vàng quốc tế, được hội nghị bình rượu quốc tế
khóa 30 thủ đô Bỉ trao tặng danh hiệu “Giải thưởng chất lượng cao nhất quốc tế”.
Bộ Nông Nghiệp đầu tiên phê duyệt đem Vương Triều xác
định là thực phẩm màu xanh không ô nhiễm, không ô nhiễm môi trường chung, không
vi rút gây bệnh, dinh dưỡng phong phú. Năm 1989 công ty Vương Triều được phê
chuẩn là xí nghiệp cấp II nhà nước, năm 1996 thông qua chứng thực hệ thống chất
lượng ISO 9002. Hiện thời, rượu Vương Triều ở thị trường rượu khô quốc nội chiếm
tỉ lệ có gần 50%, còn được xác nhận là rượu dùng yến tiệc nhà nước, cung ứng gần
170 lãnh sự quán, sứ giả trú ở bên ngoài Trung Quốc. Ngoài ra, sản phẩm còn vận
chuyển tiêu thụ ở Mỹ, Anh, Canada, Nhật, Pháp, Australia, Singapo, Malaisia,
Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan, Hồng Công, Ma Cao….hơn 20 quốc gia và khu vực.
Rượu nho Vương Triều trong suốt trong vắt, hương trái
cây ngào ngạt, mùi vị trong sáng như ý, dư vị êm dài, là thực phẩm màu xanh
không ô nhiễm, không ô nhiễm môi trường chung, dinh dưỡng phong phú.
I/ Loại rượu trắng.
Rượu Mao Đài Quý Châu.
Rượu Mao Đài Quý Châu, được khen ngợi là đứng đầu danh
tửu Trung quốc. Tương truyền ở giữa năm Khang Hy nhà Thanh ở Phần Dương Sơn Tây
có một người thương nhân, tên gọi Cổ Phúc. Ông ta sống ở quê hương của rượu Phần
Dương, uống rượu trở thành niềm đam mê thứ nhất thường ngày của ông ấy, đặc biệt
là rượu Phần Dương, một ngày ba bửa, bửa nào cũng vậy đều không thể thiếu, thậm
chí lúc ra bên ngoài cũng phải mang theo bên mình một ít.
Có một mùa xuân, Cổ Phúc mang theo mấy người cộng tác
đi phương nam buôn bán. Đến lúc đi đến huyện Nhân Hoài Quý Châu, rượu Phần
Dương của ông ta mang theo bên người đã uống hết cả, đành phải đi đến quán rượu
gần đó đi uống rượn nặng. Nào ngờ loại rượu nặng này vừa thấm đến bờ môi, Cổ
Phúc đã cảm thấy đến có một luồng vị cay, uống vào trong miệng vừa đắng vừa chát,
rất mất hứng.
Cổ Phúc bất giác cảm thám lên:
“Ôi, một thành phố xinh đẹp thế này, lại không có sản
xuất rượu ngon, thật mất hứng!”
Không ngờ, câu nói này được chủ quán nghe thấy, ông ta
đi đến nói:
“Khẩu khí khách quan cũng hơi quá lớn đấy, sao ông lại
biết Nhân Hoài chúng tôi không có rượu ngon vậy?”
Cổ Phúc vừa nghe, tự biết mình đã nói lỡ lời, vội vàng
nói:
“Xin lỗi, xin lỗi, lời nói mạo phạm, xin thứ lỗi cho!
Có điều, loại rượu này quả thực….”
“Khách quan nếu như muốn uống rượu ngon, thì dễ thôi.”
Chủ quán nói xong, vẫy tay một cái, một lát sau tiểu
nhị đã từ phía sau quán bê ra mười mấy vò rượu bày ở trước nhà. Chủ quán nói:
“Mời khách quan nếm thử, nếm thử, nhưng xin không nên
nói Nhân Hoài chúng tôi không có rượu ngon nữa.”
Cổ Phúc vừa nhìn, giật cả mình, hối hận bản thân vừa rồi
đã lỡ lời. Ông ta vội vàng đứng dậy, trước tiên đem số vò rượu này nhìn lướt
qua một lượt, sau đó đối diện vò rượu một cách tuy xa mà gần hít vào mấy hơi
sâu, tiếp theo rót một bát rượu, uống một chút ngậm ở trong miệng, phun ra ba
cái, mới đem bát rượu để xuống.
Chủ quán vừa
nhìn thấy chuổi động tác này của Cổ Phúc, thì đã rõ ông ta là một nhà bình phẩm
rượu. Một nhìn hai hít ba phun vừa rồi của Cổ Phúc, dùng ngôn ngữ của nhà nghề
mà nói, gọi là “nhìn sắc, ngữi hương, nếm vị”. Chủ quán vội vàng mời Cổ Phúc ngồi
xuống, còn liên tiếp thỉnh giáo ông ta. Cổ Phúc nói:
“Số rượu này đều không như lời nói, trong đó chỉ có một
vò rượu ủ lâu năm hơi tàm tạm, nhưng dư vị cũng quá kém.”
Chủ quán vội vàng làm lễ nói:
“Không giấu gì khách quan vò rượu lâu năm này đã có
hơn 20 năm rồi, ngoài cái này ra, bổn quán quả thực không có rượu ngon hơn nữa.”
Cổ Phúc nói:
“Nơi này nước non xinh đẹp, nước sông trong suốt, theo
lý mà nói cần phải nấu được rượu ngon”.
Chủ quán nói:
“Cho nên vô cùng cầu xin khách quan dạy bảo!”
Cổ Phúc thấy ông ta một lòng thành ý, liền vui vẻ trả
lời nói:
“Được, năm sau tôi nhất định lại chỉ cho ông!”
Năm sau lúc tiết thu vàng, Cổ Phúc có chủ ý ở Cốc Hoa
Thôn Sơn Tây dùng vàng nặng mời một vị danh sư nấu rượu Phần Dương, mang theo thuốc
rượu, công cụ, lại một lần nữa đi đến huyện Nhân Hoài Quý Châu. Ông ta cùng vị
danh sư cùng nhau xem xét địa hình, lựa chọn được một thôn Phương Thảo cỏ thơm
mọc đầy xung quanh (tức trấn Mao Đài hiện nay) làm cơ sở sản xuất.
Cổ Phúc và vị danh sư cùng nhau dựa theo phương pháp ủ
nấu của rượu Phần Dương, trải qua 8 chưng 8 nấu, chất lượng rượu ủ ra chất nước
đặc biệt thuần túy, mùi hương quất vào người, thuần ngọt không gì bằng, phân rõ
có thể so sánh được với rượu địa phương. Đây chính là “rượu Phần Dương Sơn Tây”
ủ chế sau khi ở Mao Đài, lúc đó gọi là “Hoa Mao Tửu”, cũng chính là ý nói “Mao
Đài Cốc Hoa”.
Nơi đây liền trở thành xưởng rượu Mao Đài sớm nhất
Trung Quốc.
Ở triều đại nhà Thanh, do Xuyên Diêm Nhập Kiềm (tên
khác của Quý Châu), sông Xích Thủy là một đường nước dẫn đến Xuyên Diên từ Trường
Giang chảy qua Lô Châu, nơi hợp giang các nơi. Thi nhân triều đại nhà Thanh Trịnh
Trân từng viết:
“Tửu quan kiềm
nhập quốc, diêm đăng Xích hủy hà.”
Chính là vận tải nghề muối tới tấp, đã xúc tiến phồn
vinh kinh tế hai bên bờ sông Xích Thủy, cũng mang lại phát triển và thịnh vượng
nghề nghiệp nấu rượu địa phương. Tiếng thơm của rượu Mao Đài Quý Châu bắt đầu
lưu truyền ra ngoài.
Rượu Mao Đài có phong cách đặc biệt của “hương ngâm nổi
bật, thanh tịnh tinh tế, thể rượu đậm đà, dư vị dài lâu”, có đặc điểm thể rượu
trong suốt, thuần hương sực nức, thơm mà không diễm, thấp mà không nhạt, thấm
vào gan ruột khi ngữi, vào miệng xúc động lòng người, sau khi uống dư hương rã rích.
Còn có đặc điểm lớn nhất là “không bôi lưu hương hảo”, tức là rượu dùng hết còn
ly không, trong ly rượu vẫn thừa ra mùi hương kéo dài, lâu bền không tan.
“Mao đài mỹ tửu
thịnh danh dương,
dữ chúng bất
đồng vận vị tường;
Phong lai
cách bích tam gia túy,
vũ qua khai bình thập lý hương.
Ngoại vận ngủ châu thiên hộ ẩm,
nội tiêu toàn
quốc vạn nhân thường;
Mạn đạo thử tửu chỉ nãi nhĩ,
không bôi thượng
lưu mạn thất hương.”
Đây là bài thơ ca ngợi của mọi người vì rượu Mao Đài mà
viết ra. Trong rượu trắng số ngàn loại Trung Quốc, rượu Mao Đài lấy chất lượng
cao siêu của nó ở trong đám đông danh tửu vững vàng ở vị trí cao, được gọi là
“quốc tửu”, “vua của rượu”, danh dương thiên hạ, nổi tiếng năm châu, cũng là một
danh tửu thế giới. Mọi người thường ở trên chiếu rượu xuất hiện rượu Mao Đài mà
cảm giác vinh hạnh tăng lên.
Cho nên, rượu Mao Đài tự cổ đến nay đã được mọi người
coi trọng. Tao nhân mạc khách của cổ đại, thường ở dưới ánh trăng độc ẩm, hoặc
giả mời một hai tri kỷ đối rượu, để giúp tứ văn, múa bút tại chổ, lấy rượu Mao
Đài để bình thêm mấy phần sắc màu lãng mạn. Trong thơ cổ, từng có câu thơ
“Trùng dương nhưỡng tửu hương mãn giang”;
Trong thơ của Trịnh Trân thi nhân tuân nghĩa triều đại
nhà Thanh nói: “tửu quan kiềm nhân quốc”,
ca ngợi rượu Mao đài đứng thứ nhất của rượu xuất hiện ở Quý Châu. Nhà văn đương
đại Tào Tuyết Ngần Phỏng Nhật Tặng thơ viết cho bạn cũng nói:
“Hữu đích thừa
hưng quân tây khứ, tự hữu Mao Đài cúng tẩy trần”.
Ở trên thế giới, rất nhiều người ngoại quốc và hoa kiều
cũng rất yêu thích rượu Mao Đài, đặc biệt là hoa kiều cư trú ở các nước Đông
Nam Á, mỗi khi cữ hành yến tiệc, chủ nhân vẫn là ở trên thiếp mời ghi: “có rượu Mao Đài tiếp đãi”. Loại yến tiệc
này qui cách cao nhất, khách nhất định vui vẻ lên đường, làm cho bửa tiệc thêm
nhiều màu sắc.
Tiền quốc vụ khanh nước Mỹ Henry Kissinger ở trong hồi
ký của ông ta có một đoạn miêu tả như thế này: tổng thống tiền nhiệm Richard's
Nixon khui chai rượu Mao Đài ông ta viếng thăm Trung Quốc mang về, không cẩn thận
đổ một chút ở trên bàn, một cây diêm châm lửa rơi trên rượu ở trên mặt bàn, mặt
bàn dậy lửa, thiếu chút nữa đem bạch cung thiêu cháy. Cho dù việc này có chân
thực hay không, nó đều đã nói rõ một cách sinh động năng lượng và ảnh hưởng của
rượu Mao Đài.
Rượu Mao Đài thuộc về rượu trắng loại hương ngâm men
to, lại gọi là “hương mao”, “hương ngâm”, là một trong ngũ đại hương Trung Quốc,
phong cách rượu đại diện loại hương ngâm hoàn mỹ nhất. Theo khoa học phân tích
hóa nghiện: phong cách phẩm chất đặc thù của rượu Mao Đài là do “hương ngâm”,
“hương đáy hầm” và “hương cồn” ba loại chất đặc biệt trộn lẫn mà thành, mỗi loại
chất chất đặc biệt lại do rất nhiều thành phần hóa học đặc thù hợp thành. Hiện
tại thành phần tổ hợp của rượu Mao Đài đã phân tích ra hơn 100 loại, thành phần
mỗi loại đối với cơ thể con người đều có lợi, mà những thành phần này phối hợp
lẫn nhau mới hình thành hương dịu tự nhiên của nó và khác với đám đông.
Rượu Mao Đài cũng thuộc về một loại rượu nặng, nhưng
nó nặng mà không khô, cho dù uống quá lượng cũng không có đau đầu hoặc nôn mửa.
Nghe nói, rượu Mao Đài ở trên chửa bệnh còn có công hiệu nhất định. Năm 1935
lúc Hồng quân 3 lần qua sông Xích Thủy, người dân địa phượng lấy rượu Mao Đài
thăm hỏi chiến sĩ, các chiến sĩ tiếc không nỡ uống, đem nó dùng làm điểu trị mệt
mỏi lao lực và đau đớn khớp xương do trèo đèo lội suối đường dài mà sinh ra.
Rượu Mao đài sản xuất ở trấn Mao Đài huyện Nhân Hoài tỉnh
Quý Châu. Theo tài liệu ghi chép: ở thời kỳ Xuân Thu của hơn 2000 năm trước,
Nhân Hoài trực thuộc nước Cổ Đoạn, sau thuộc về Ba Quốc (tên nước thời Chu, ở
miền đông Tứ Xuyên ngày nay-ND). Ba Quốc nấu rượu rất phát đạt, lấy sản phẩm
“rượu thôn ba hương” mà nổi tiếng thời đó và hậu thế. Đất Nhân Hoài của triều đại
nhà Hán đã là con đường thương nghiệp bắt buộc đi qua từ Tây An qua Ba Thục
thông Nam Việt.
Xưởng rượu Mao Đài do địa danh làm khúc cong Dương Liễu,
từ lâu ở khoảng giửa năm Minh Gia Tĩnh (khoảng năm 1530), phường rượu Mao Đài
xây dựng ở khúc cong Dương Liễu thôn Mao Đài Huyện Nhân Hoài, sớm nhất có thể
kiểm tra là “Đại Hòa Thiêu Phòng”. Thiêu phòng chính là ý nghĩa của xưởng rượu
nặng. Theo cổ tích này, Mao Đài sản xuất rượu, còn cung ứng thị trường, đã có
hơn 450 năm trước. Đến thời kỳ cuối nhà Minh đầu nhà Thanh (cách nay khoảng 270
– 300 năm), trấn Mao Đài đã là dựa núi kề nước, thôn xóm ngư nông săn bắt bò,
còn là một khoáng thành sản xuất thiếc, đồng. Do Càn Long năm thứ mười đục thông
tuyến đường sông Xích Thủy, thế là trấn Mao Đài đã trở thành nơi tập kết hàng của
Xuyên Diêm vào Quý Châu, trấn Mao Đài dần dần hưng thịnh lên.
Hơn nữa, theo ghi chép: vào năm Thanh Đạo Quang, phường
rượu trấn Mao Đài đã tăng thêm đến hơn 20 hộ, Mao Đài mỹ tửu cũng dần dần nổi
tiếng ở thế giới. Có người trong bài thơ viết nói:
Mao Đài
thôn tửu hợp giang cam,
Tiểu các sơ liên hưng dị han,
Độc hữu hồ lô khê thượng duẫn,
Nhất
đông phong vị thiệt đầu điềm.
Trong thơ đã chứng minh Mao Đài mỹ tửu đã cùng nổi tiếng
như nam trúc đông măng của hợp giang phật thủ cam, hồ lô khê thương, thơm và ngọt.
Rượu Mao Đài lịch sử lâu dài còn có thể ở trong chai
rượu của nó nhận được chứng minh. Một kiện chai rượu Mao Đài cổ dựa vào tính
toán đã có lịch sử hơn 250 năm. Miệng nó nhỏ, cổ ngắn, bụng phìng lên, là chế
phẩm của Càn Long năm 20, tức năm 1755. Miệng chai lấy nút gổ đậy cứng, còn lấy
ruột khô hoặc da bọng đái heo phủ lại, dùng dây thừng cột chặt bịt kín, thân
chai có dán nhãn hiệu giản dị hoa văn hình tam giác “Rượu Mao Đài Tỉnh Quý
Châu”.
Năm thứ hai Thanh Đồng Trị (năm 1863) Đoàn Khê Nhân
Hoa Lăng Ổ thành lập “Thành Nghĩa Tửu Phường”, tức về sau được gọi là “Hoa
Mao”; Đồng Trị năm thứ 12 Vương Định Thiên tập trung nguồn vốn người địa phương
Thạch Vinh Vụ, cháu Toàn Thái Hòa và cửa hàng kinh doanh “Thiên Hòa Diêm Hiệu”
thành lập “Vinh Thái Hòa Thiêu Phòng”, về sau con cháu rút khỏi cổ phần, bản khắc
đá còn tổ họ Vương, tục gọi “Vương Mao”; năm 1938 nhà tư bản Quý Dương Lại Vĩnh
Sơ cùng Chu Bỉnh Hoành hợp thành công ty xí nghiệp công thương Đại Hưng, họ Chu
lấy xưởng rượu Mao Đài “Hoành Xương” xây dựng ở Mao Đài làm vốn cổ phần. Năm
1940 đem toàn bộ xưởng rượu bán cho họ Lại, đổi tên thành “Xưởng rượu Mao Đài
Hưng Hằng”, tục gọi “Mao Lại”. Đây chính là xưởng rượu tam gia trước lúc giải
phóng trên trấn Mao Đài.
Trên hội chợ trưng bày quốc tế Panama cử hành ở
Cựu Kim Sơn nước Mỹ năm 1915, rượu Mao Đài đã tham gia triển lảm và thi đấu, do
bị người tây phương xem thường, rượu Mao Đài ban đầu không có đứng ở hàng đầu xếp
vào bình xét. Lúc đó một thương nhân có tiếng của Trung Quốc nhanh trí khôn, cố
ý đem một chai rượu Mao Đài đánh rơi ở trên đất, lập tức lan tỏa mùi hương, mùi
thơm không gì bằng, giới thương nhân huyên náo. Cứ như thế, trên hội chợ triển
lảm lần đó, rượu Mao Đài tên xếp hàng đầu. Quang vinh nhận được giải thưởng chất
lượng vàng, bước thân lên hàng của rượu trắng chưng cất nổi tiếng tam đại thế giới
(rượu cô nhắc Cognac
của Pháp, rượu Mao Đài Quý Châu của Trung Quốc, rượu Whisky Tô Cách Lan của
Anh). Nhưng do rượu Mao Đài của Trung Quốc sự trang trí thuần phác và cổ xưa,
hơn nữa sức mạnh của đất nước Trung Quốc xưa, địa vị thấp, lần lượt làm cho rượu
Mao Đài co lại ở tên thứ 2.
Trước giải phóng, rượu Mao Đài tuy đã nổi tiếng trong
ngoài nước, nhưng phát triển lại rất từ tốn, sản lượng năm cao nhất cũng không
qua con số 10 tấn. Đã từng có lượng nhỏ vận chuyển tiêu thụ ở vùng Hương Cảng
và Áo Môn, nhưng cũng là lúc ngắt quảng lúc liên tục. Đến trước giờ giải phóng,
phường rượu trấn Mao Đài đã kề bên dừng sản xuất.
Sau giải phóng, nhà nước Trung Quốc đem ba nhà phân xưởng
tư nhân trên trấn Mao Đài tiến hành hợp lại, còn trên cơ sở này lập nên xưởng
rượu Mao Đài quốc doanh, đồng thời hàng năm tăng thêm vốn đầu tư, mở rộng qui
mô sản xuất, sản lượng nhanh chóng tăng lên. Năm 1952 trên hội nghị bình phẩm
rượu lần thứ nhất toàn quốc, rượu Mao Đài được bình chọn là một trong tám đại
danh tửu Trung Quốc. Năm 1963, năm 1979, năm 1988 trên hội nghị bình phẩm rượu
lần thứ 2, thứ 3, thứ 4 và thứ 5 toàn quốc, lại liên tục được bình chọn là danh
tửu toàn quốc, còn vinh dự nhận được huy chương chất lượng vàng và giấy chứng
nhận sản phẩm chất lượng tốt của sản phẩm chất lượng tốt năm 1979, năm 1984. Hiện
thời, rượu Mao Đài ngoài cung ứng thị trường trong nước ra, mỗi năm còn xuất khẩu
hàng loạt, vận chuyển tiêu thụ đến hơn 90 quốc gia và khu vực của năm châu lớn
thế giới.
Rượu Mao Đài, là lấy thôn Mao Đài nơi sản xuất của nó
đặt tên. Thôn Mao Đài tên hiện tại là Trấn Mao Đài, vị trí ở bờ sông Xích Thủy
12 KM thành tây huyện Nhân Hoài tỉnh Quý Châu. Đất lưu vực Xích Thủy ở vào điểm
xung yếu giao hợp lại của cao nguyên Vân Quý và thung lũng Tứ Xuyên. Từ lâu ở kỷ
giu ra địa tầng đại trung sinh cách ngày nay một trăm triệu ba ngàn vạn năm trước,
ở đây đã hình thành cát kết màu đỏ và sỏi đá, loại địa tầng này có tính thông
thấu tốt; còn chất đất màu đỏ ở đây lại chứa nhiều chủng loại chất khoáng vật.
Do chịu đến ảnh hưởng của luồng khí ẩm Ấn Độ Dương, mùa hè rất nóng nực nhiều
mưa, sau cơn mưa sông ngòi nước dâng thường hiện màu đỏ, “Xích Thủy” từ chổ này
mà có tên.
Ba bốn trăm năm trước, trấn Mao Đài vẫn còn là một
thôn đánh bắt cá nho nhỏ, do khắp nơi mọc đầy cỏ tranh mênh mang mờ mịt, mọi
người liền gọi nó thôn cỏ tranh, gọi tắt Mao thôn. Năm 1745 công nguyên (Càn
Long năm thứ 10), chính phủ nhà Thanh đan dệt khai sửa đường sông, thuyền mái
chèo thông suốt Mao thôn, Mao thôn trở thành xung yếu giao thông trên bộ dưới
nước của Xuyên Diêm vào Quý Châu, ngày một phồn thịnh, đã có dạo trở thành thị
trấn có 6 đường phố lớn, cỏ tranh cũng mất đi theo. Chỉ có trên một bàn đất dưới
Hàn Bà Lãnh, còn có cỏ tranh mọc, thế là mọi người lại đổi tên Mao thôn thành
thôn Mao đài. Theo phát triển của kinh tế, tăng thêm của nhân khẩu, lại sửa
thôn Mao Đài thành trấn Mao Đài.
Rượu Mao Đài vì sao có thể có phong vị đặc thù của
cùng đám đông không giống nhau còn hấp dẫn một cách mãnh liệt người uống rượu
trong và ngoài nước vậy? Điều này cùng nơi sản xuất, nguyên liệu và công nghệ ủ
nấu của nó có liên hệ rất lớn.
Trấn Mao Đài độ cao so với mực nước biển khoảng 400
mét, bốn bề đám núi bao bọc, chính giữa hiện hình đáy nồi, mùa đông không lạnh
buốt, mùa hạ có cái nóng tàn khốc, mỗi năm lượng mưa xuống hơn 1000 milimet, nước
mưa rất dồi dào, làm cho vùng đất lõm bốn bề không thông gió trở thành nơi lên
men tốt nhất, đây là một nhân tố quan trọng thành công của rượu Mao Đài.
Sông Xích Thủy của suối nước núi hợp lại mà thành, từ
trong sơn cốc núi non trùng điệp trơn chảy mà xuống, chảy qua trấn Mao Đài, làm
cho nước sông Xích Thủy không ô nhiễm, không tạp chất, nước trong vị ngon, đây
là một nhân tố khá quan trọng đặc biệt hay của chất lượng sản phẩm rượu Mao
Đài.
Thổ nhưỡng trấn Mao Đài vì rừng màu đỏ “đất chu sa”,
phần đáy bồn lên men của rượu Mao Đài ủ chế là dùng đất chu sa xây thành, chất
lượng loại đất này có lợi cho sinh sôi vi sinh vật sinh mùi hương. Do đó rượu
Mao Đài có một loại phong vị đặc thù. Phong cách độc đáo của rượu Mao Đài giống
như rượu Cogne của Pháp và rượu Sherry của Tây Ban Nha, đều là chịu ảnh hưởng
môi trường địa lý.
Rượu Mao Đài lúc mở niêm phong, đầu tiên ngữi đến mùi
thơm thanh tịnh mà mịn màng bóng láng gọi là “tiền hương”, khởi hiện tác dụng vị,
thành phần chủ yếu của nó là cồn, este, Aldehyde các loại vật chất điểm sôi thấp;
Kế tiếp ngữi kỹ, lại có thể ngữi đến “hương ngâm” có mang theo mùi hương ngọt
xào tráng nổi bật; ly không sau khi uống vẫn tỏa ra một luồng hương hoa lan sẳn
có và hương hoa hồng, còn có thể duy trì 5-7 ngày không biến mất, gọi là “hậu
hương”, đối với tác dụng chủ đạo nổi lên hiện vị, thành phần của nó do vật chất
tính acid điểm sôi cao hợp thành. “Tiền hương” và “hậu hương” phụ trợ lẫn nhau
hợp thành một thể trọn vẹn, cấu thành uy lực vô cùng của rượu trắng loại hương
ngâm.
Rượu Mao Đài không chỉ lấy hương vị nổi tiếng độc đáo
của nó, hơn nữa chai rượu rượu Mao Đài trang trọng cũng tạo ra hình thức mới, một
quy cách độc đáo. Trước đây chai rượu Mao Đài là chai sứ đất màu nâu thẫm, qua
mấy lần cải tiến đổi thành chai sứ màu trắng sữa của hiện tại. Bộ phận van của
nó hình trụ, miệng chai cũng so với miệng chai rượu thông thường ngắn hơn nhiều
xem ra trang nghiêm trang trọng, đơn giản rộng lượng làm cho người yêu thích. Nghe nói: một lần trên yến
tiệc Trung Quốc ở Giơnevơ, một vị ký giả ngoại quốc trịnh trọng bày tỏ, ông ta mong
muốn nhận được một chai rượu Mao Đài, vì đây là vật kỷ niệm quý báu.
Loại chai gốm đất này của rượu Mao Đài trang trọng,
còn có ưu điểm không đầy đủ của chai thủy tinh. Kết cấu của nó tơi xốp, có thể
tiến vào lượng nhỏ không khí cho phép, đồng thời còn có thể đem hàm lượng nước
trong chai rượu chuyển dời đi. Ở dưới kính hiển vi điện tử, giọt nước vách chai
không chảy hiện ra đủ loại i-on của nó hoặc ở giữa chuỗi liên kết có khe hỡ số
lượng lớn. Độ lớn của khe hỡ của nó đủ để cho phân tử nước thể tích tương đối
nhỏ trốn chạy ra. Dùng loại chai này đựng rượu, phân tử nước không ngừng từ tốn
lén lút chạy mất. Phản ứng este hóa trong chai rượu thế này nước rượu ngày càng
hoàn thiện, làm cho hàm lượng hợp chất nào có hương vị đặc thù chậm rãi nâng
cao, cho nên rượu Mao đài càng để lâu càng thơm. Chai rượu Mao Đài loại này lộ
ra có chút hơi “đắt”, vẻ ngoài không làm kinh ngạc, cống hiến lại không nhỏ, nó
làm cho rượu Mao Đài nổi tiếng trong ngoài nước mãi mãi giữ gìn mùi thơm, hương
bay vạn lý.
Rượu Mao Đài với tư cách truyền thống đóng gói nhỏ là dùng
chai gốm sứ (hộp), hiện tại vì để mỹ quan có cái đã dùng chai thủy tinh.
Ủ nấu rượu Mao Đài cũng đã chọn dùng công nghệ truyền
thống, công nghệ phức tạp độc đáo, yêu cầu thao tác hết sức nghiêm khắc của nó.
Hơn nữa, ủ nấu của rượu Mao Đài là có tính thời vụ. Mỗi năm bắt buộc ở trước tiết
trùng dương (mồng 9 tháng 9 ÂL) bỏ nguyên liệu vào. Từ lúc bỏ nguyên liệu vào đến
nướng xong bả rượu, cần thời gian khoảng 10 tháng. Nguyên liệu và đặc điểm công
nghệ của nó là:
Sản xuất rượu Mao Đài dùng nước, lấy từ nước giếng
sâu, nước này chảy ra từ cốc sâu núi cao, trong veo trong vắt, chất nước tốt
cùng chất lượng sản phẩm của rượu có liên hệ rất lớn.
Rượu Mao Đài là dùng tiểu mạch chất lượng tốt làm men,
dùng cao lương lựa chọn thuần chất làm bã rượu. Tiểu mạch và cao lương này đều
sản xuất ở địa phương hoặc vùng phụ cận, ngoài tiến hành lựa chọn thuần khiết đối
với chất lượng sản phẩm ra, lúc nấu rượu xử lý đối với cao lương là có yêu cầu
đặc biệt.
Lên men rượu Mao Đài gọi nguyên liệu cao lương là “sa”.
Sa của lúc chưng nguyên liệu là hạt vụn và hạt nguyên theo tỉ lệ 2:8 hạt hỗn hợp
pha thêm, sinh sa sau khi lên men, lần thứ 2 trộn vào sinh sa lại lên men, tỉ lệ
vụn nguyên đổi là 3:7, đây cũng là chổ khác nhau cùng xử lý nguyên liệu rượu trắng
khác. Càng đặc biệt hơn là tổng lượng men dùng của rượu Mao Đài cao hơn nguyên liệu
cao lương. Dùng men nhiều, lên men thời kỳ dài, nhiều lần lên men, nhiều lần lấy
rượu, đây đều là biện pháp công nghệ đặc thù quan trọng của chất lượng sản phẩm
của nó hình thành rượu Mao Đài.
Công nghệ sản xuất rượu Mao Đài, nói một cách đơn giản
có thể phân làm:
Thứ nhất, chế tạo men. Rượu Mao Đài dùng men số lượng
nhiều, tốt xấu của men cùng chất lượng sản phẩm của rượu có liên hệ rất lớn. Mỗi
một công đoạn chế men đều có quá trình thao tác tỉ mỉ biết bao, mà thao tác của
mỗi một quá trình có thích hợp hay không đối với chất lượng của men đều là có ảnh
hưởng, cho nên công nhân chế men cần có kinh nghiệm và tay nghề phong phú.
Thứ hai nấu rượu. Đầu tiên, chưng sinh sa, lên men:
chưng sinh sa là đem sa nguyên vụn pha vào, dùng nước nhiệt độ nhất định thời
gian ngâm nở nhất định, sau đó thêm vào bả rượu gốc lượng thích hợp trộn đều, để
vào trong chỏ đựng chưng nấu. Sau chưng nóng để nguội, trải qua chất đống, xuống
hầm, lên men, thời gian lên men một tháng.
Kế tiếp, cất nước, lên men. Đem sa đã lên men một
tháng lấy ra, lại trộn vào sinh sa, xếp nồi chưng chưng cất, đây là chưng cất lần
thứ nhất, rượu nhận được gọi là sinh sa tửu. Rượu này không phải là rượu thành
phẩm, toàn bộ vẫy trở về trong hạt óp ban đầu lại thêm men và xuống hầm lên
men, đây gọi là “lấy rượu nuôi hầm”, lại sau một tháng lấy ra chưng cất. Rượu lần
thứ hai chưng cất ra phải lấy rượu chất lượng, rượu cuối vẫy trở về phôi rượu lại
lên men, còn tiếp tục xuống hầm, đây gọi là “hồi sa”. Một tháng sau lại chưng cất
lấy rượu, cứ như thế tiến hành đến lần thứ 7, mới hoàn thành một chu kỳ sản xuất,
gọi là một “tửu kỳ”.
Lần nữa, câu đổi. Các lần lên men chưng cất kể trên,
chất lượng rượu không giống nhau, còn có tên gọi không giống nhau. Rượu chưng cất
lần thứ 2 gọi là “hồi sa mao tửu”; lần thứ 3 gọi “đại hồi mao tửu”, mùi đặc biệt
thơm nồng; lần thứ 4 gọi là “nguyên tao mao tửu”, chất lượng sản phẩm thuần mỹ
nhất; lần thứ 5 gọi là “hồi tao mao tửu”, mùi vị cũng rất thơm nồng; lần thứ 6
cũng gọi là “hồi tao mao tửu”, nhưng chất lượng sản phẩm tương đối kém; lần thứ
7 gọi là “truy mao tửu”, vị bả đắng mạnh. Rượu của mỗi lần chưng cất ra phân biệt
tiến hành cất để, sau 3 năm, đem rượu mới làm và rượu lâu năm phối hợp lẫn
nhau, gọi là “câu tửu”, cũng gọi là “câu đổi”. Câu đổi cũng là một loại tài nghệ
đặc biệt. Phải câu đổi ra rượu đạt tiêu chuẩn một loạt sắc hương vị đều tốt,
thiếu thì phải dùng 3,4,10 loại, dư thì phải dùng 7,8,10 loại rượu loại đơn. Thầy
câu đổi phân biệt chọn dùng loại hương khác nhau, thứ tự lần sản xuất khác
nhau, thời hạn cất giữ khác nhau, rượu nồng độ cồn khác nhau, tiến hành điều phối,
làm cho hương chủ thể của rượu càng thêm nổi bật, câu rượu là chất lượng sản phẩm
có thích đáng hay không cùng rượu thành phẩm cũng có quan hệ rất lớn.
Sau cùng, ủ lâu ngày, đem rượu giám định đạt tiêu chuẩn,
để trong vò gốm bịt kín, trãi qua cất giữ thời gian thích hợp, tiến một bước giảm
bớt tạp vị không thuần khiết, do đó mà làm cho rượu càng thêm thuần hương, đậm
đà.
Ngũ Lương Dịch.
Điểm xuất phát của Ngũ Lương Dịch sản xuất ở Trường
giang vạn lý Trung quốc, nơi hợp lưu của Kim Sa Giang và Mân Giang. Xưởng rượu
Ngủ Lương Dịch Nghi Tân tỉnh Tứ Xuyên. Theo ghi chép:
Tống Đại Cao Hoàng Đình Kiên sau khi biếm chức kinh
thành về ở Nhung Châu, hiện là thành phố Nghi Tân. Ông ta đối với “Dao Tử Tuyết
Khúc” danh tửu Nhung Châu rất yêu thích, khen ngợi không ngớt lời. “Dao Tử Tuyết
Khúc” là do tao phòng tư gia Dao Quân Ngọc thân sĩ Nhung Châu lấy nước “An Lạc
Tuyền” để nấu rượu. “An Lạc Tuyền” nước sạch, trong lành ngọt lạnh buốt, vị
ngon, thấm vào gan ruột. Cổ ngữ nói:
“Thượng thiên
nhược ái tửu,
Thiên thượng
hữu tửu tiên;
đại địa nhược
ái tửu,
địa thượng hữu
tửu tuyền”.
Có thể thấy địa vị của nước ở trong rượu ngon.
“An Lạc Tuyền” của Nhung Châu kể trên, chính là trong
khu sản xuất công ty tập đoàn Ngủ Lương Dịch ngày nay. Con người Ngủ Lương dịch
của ngày nay không chỉ kế thừa phương thuốc bí truyền tiền nhân, đồng thời lấy
nước của An Lạc Tuyền, tỉ mỉ ủ chế Ngủ Lương Dịch. Ngủ Lương Dịch danh dương tứ
hải, hương bay năm châu, hết sức được người đời yêu thích, thì không đáng là lạ.
Những năm cuối Minh triều, ngành sản xuất rượu của cổ
thành Nghi Tân đã rất phát đạt, đến năm 1900 công nguyên, danh sư khảo tửu Trần
Tam, kính nghiệp tổ nghiệp họ Trần, trên cơ sở kinh nghiệm nấu rượu gia truyền vốn
có không ngừng tổng kết tìm kiếm, tỉ mỉ điều chế thành phần phối liệu, để hình
thành công thức pha chế độc đáo, nấu ra tạp lương tửu nổi tiếng dương xa, đây
chính là “Phương thuốc bí truyền họ Trần” có sắc thái truyền kỳ.
Từ sau chổ này, Ngủ Lương Dịch bao giờ cũng lấy
“Phương thuốc bí truyền họ Trần” làm cơ sở, còn ở môi trường lên men, quá trình
công nghệ các loại phương diện sáng tạo ra cái mới một cách không ngừng, phát
triển, ủ nấu ra rượu ngon ngày nay trong ngoài hưởng thụ khen ngợi. Công ty tập
đoàn ở khu vực xưởng thiết kế xây dựng một “tháp tiến lên”, thân tháp do 5 cây
thể trụ độ cao không đều nhau hợp lại mà thành, biểu hiện một cách hình tượng huyền
diệu của “Phương pháp bí truyền họ Trần”.
Ngày nay, “Phương pháp bí truyền họ Trần” của Ngủ
Lương Dịch là tác phẩm lớn càng khoa học, càng toàn diện hòa nhập vào khoa học
kỹ thuật cao, sinh vật và con người Ngủ Lương Dịch trí tuệ lớn.
Thực ra, nguồn gốc của cái tên Ngủ Lương Dịch còn có một
câu chuyện nhỏ:
Nghe nói ở đầu thế kỷ 20 công nguyên, cục trưởng Đoàn
Luyện (tổ chức vủ trang của địa chủ chống nông dân thời trước) Nghi Tân Lôi
Đông Viên mời nhân vật nổi tiếng xã hội tổ chức tiệc gia đình. Giữa bữa tiệc,
bê ra một vò mỹ tửu dùng 5 loại lương thực ủ nấu, niêm phong vò vừa mở ra lập tức
hương bay khắp phòng, khách khứa uống rượu này, đồng thanh ca ngợi tán thưởng.
Đây chính là ngủ cốc nấu hay của thời đó được thượng tầng nhân sĩ gọi là “Dao Tử
Tuyết Khúc”, người dân bình thường phố chợ gọi là “Tạp Lương Tửu”. Trong dãy tiếng
reo hò khen hay của đám đông, cử nhân Dương Huệ Tuyền ngữi kỹ mùi vị của nó, để
yên nhìn màu của nó, sau khi uống cảm thán nói: “rượu ngon như thế tên là ‘Dao Tử Tuyết Khú’” như không vừa ý chê quá nhạt, gọi ‘Tạp Lương tửu’ thực thuộc về bất
nhã, rượu này tập hợp tinh hoa của ngũ lương mà thành nước ngọc, sao không đổi
tên là Ngủ Lương dịch”, từ đấy có tên “Ngủ Lương Dịch”.
Vì để ghi nhớ người đề cử tên của “Ngủ Lương Dịch”, tập
đoàn Ngủ Lương Dịch đặc biệt ở “Nhà bảo tàng văn hóa tửu” trong xưởng và quảng
trường thế kỷ lập tượng Hán Bạch Ngọc, ông ta chính là người đầu tiên gọi là
“Ngủ Lương Dịch” Dương Huệ tuyền. Tượng tại sao chỉ có giai đoạn đầu của ngày
sinh, không có năm tháng của ngày mất, đây chính là con người Ngủ Lương dịch
tôn thờ tổ tiên, tôn sung tâm tình khó bỏ của trí tuệ.
Nước rượu Ngủ Lương Dịch trong suốt trong vắt, tuy là
rượu cao độ ở 60°, nhưng thấm môi tiếp xúc lưỡi hoàn toàn không có tính kích
thích mãnh liệt, duy nhất cảm giác thể rượu êm dịu ngọt thơm, vị rượu đậm đà,
vào họng chỉ sảng khoái, các vị nhịp nhàng, vừa vặn vừa ngon. Tuy uống nhiều mà
không “lên đầu”. Cảm giác mỗi lần có vò mà không say, nấc nghẹn lưu hương, đã
say cũng vẫn cảm thấy tâm thầm vui sướng hả hê. Nhà bình luận rượu nói:
“Ngủ Lương Dịch
rút ra tinh anh của ngủ cốc, uẩn tích mà thành tinh dịch, hương phun của nó đậm
đà, vị ngọt, chất lượng đặc biệt sạch sẽ, có thể gọi là tinh xảo như thật điều
hòa nhiều vị về một thể”.
Khi mở chai rượu Ngủ Lương Dịch: hương rượu phun tỏa,
sực nức phủ vào mũi; lúc dùng để uống: hương đầy tràn khắp miệng, xung quanh
sinh mùi hương; sau khi uống, hương lưu khắp phòng, dư hương dài lâu. Hương phun
của rượu này chất lượng tuyệt diệu cả thế giới có một không hai, nó ở trong rượu
men to loại hương nồng Trung Quốc lấy toàn diện vị rượu nổi tiếng, là một loại
rượu trắng thơm, thuần khiết, ngọt, tịnh 4 cái đẹp đều có đủ.
Đương nhiên, chất lượng sản phẩm của Ngủ Lương Dịch đặc
biệt ngon đẹp và nước dùng ủ nấu của nó và nghiêm khắc lựa chọn nguyên liệu có
quan hệ nhất định. Nước dùng để ủ nấu của Ngủ Lương Dịch, lấy từ lòng sông Mân
Giang. “Nước lòng sông Mân Giang” này, từ xưa đến nay được cho rằng là nước chất
lượng tinh khiết, là nước tốt cho nấu rượu. Nguyên liệu ngoài lựa chọn tốt nhất
ra, còn lượng thích hợp chuẩn xác ở số lượng tỉ lệ phối, rượu thành phẩm mới có
thể đạt đến chất lượng sản phẩm điều hòa ngủ vị, vừa tốt.
Men, chất lên men đường hóa của Ngủ Lương Dịch, là men
miếng to thuần tiểu mạch chế thành, ở ngoại hình và trên cách chế đều tương đối
đặc biệt, gọi là “men bao gói”. Chính giữa miếng men lõm xuống, thể tích tiếp
xúc không khí thêm lớn, có lợi cho sinh trưởng của vi khuẩn. Đặc điểm của men
chế là: thời gian nuôi khuẩn dài (40 ngày bắt đầu ra khỏi phòng men), nấm mốc hoàn
toàn sinh trưởng, vi khuẩn to, nấm mốc nhiều, da mỏng, giữ nhiệt cao sau lửa
(50°C - 60°C), có mùi thơm độc đáo; Khi
nấu rượu dùng men cũ lâu năm.
Hầm lên men của Ngủ Lương Dịch là hầm cũ lâu năm, hầm
cũ nhất đã có trên 300 năm, nói nó là rượu hầm cũ lâu năm, cũng không có gì là
hổ thẹn.
Thao tác của Ngủ Lương Dịch sinh trưởng trong một khâu
rất tinh tế. Thời kỳ lên men của nó dài đến 70 – 90 ngày, trong lên men este hóa
hoàn toàn. Nền tảng hầm là đất sét nhão màu vàng vững chắc, nắp hầm dùng bùn của
nhu thục bịt kín, tính cách nhiệt có thể tốt, giảm bớt tỏa hơi của hơi rượu, điều
này cùng hương thơm ngào ngạt của rượu đều có quan hệ rất lớn.
Ngủ Lương Dịch sau khi chưng cất nhận được rượu, còn
phải trải qua vào kho cất giữ một thời kỳ nhất định, lại trải qua 2 lần bình phẩm
giám định và phân tích lý hóa, sau cùng còn phải tiến hành “câu đổi” tỉ mỉ, mới
có thể đóng gói xuất xưởng.
Rượu Phần Dương.
Rượu Phần Dương Sơn Tây được người tôn sùng gọi là
“Cam tuyền giai nhưỡng”, “Dịch thể bảo thạch”, là danh tửu cổ xưa Trung Quốc,
cách nay đã có lịch sử hơn 1500 năm. Mùi hương của nó dễ chịu mềm mại, dư vị
sinh nước bọt, là dùng cao lương “làm đồng loạt” nổi tiếng Cốc Hoa thôn và nước
suối thần nước ngọt như rượu ngọt ủ chế mà thành.
Nhắc đến nước suối thần của Cốc Hoa thôn, còn có một
đoạn truyền thuyết đẹp.
Cổ đại, có một tướng quân tên gọi Hạ Lỗ có tài chứng
minh giỏi chiến trận, lập chiến công vô số. Có một năm, Hạ Lỗ tướng quân chiến
thắng trở về, đi qua Cốc Hoa Thôn, từ lâu nghe tiếng rượu Phần Dương “dư mà không say, say mà không choáng”,
liền mến tiếng đi vào quán rượu để thưởng thức. Đang lúc ông ta rượu dấy lên
đang nồng, con ngựa chiến “Thiên Lý Câu” buộc ở bên ngoài bổng nhiên hí lên.
Ông ta nghĩ có thể là con ngựa cũng ngữi đến mùi thơm của rượu, thì để cho nó
cùng thưởng thức vị ngon này vậy! Thế là, ông ta dặn dò chủ quán đem “Thiên Lý
Câu” dắt đến sân sau, thêm một máng bả rượu đầy đầy, để cho ngựa quý ăn cho đã.
Còn Hạ Lỗ tướng quân cũng uống một bát lại một bát, vừa đủ uống hết một vò lớn;
còn “Thiên Lý Câu” thì ở sân sau thêm một máng lại một máng, chớp mắt uống hết
một gánh to. Sau cùng Hạ Lỗ đã say, “Thiên Lý Câu” cũng đã ngã.
Hạ Lỗ không hổ thẹn là một tướng quân chinh chiến sa
trường, tuy rằng đã say bí tỉ, nhưng vẫn là cưỡng ép tinh thần phải đi. Chủ
quán vội vàng can ngăn nói: “tướng quân
rượu đã quá lượng, xin ở trong quán nghỉ ngơi đi đã.” Hạ Lỗ tướng quân lắc
la lắc lư, nói: “không hề gì, không hề
gì,…..!” ngật ngà ngật ngưỡng đi đến sân sau, nhìn thấy con “Thiên Lý Câu”
đã say đến nữa dựa nữa quỳ ở trên đất, ông ta cũng bất kể ba bảy hai mươi mốt,
kêu chủ quán dắt ngựa ra sân, nhún người lên ngựa, người nghiêng ngựa lệch, lắc
la lắc lư mà đi.
Hạ Lỗ tướng quân nằm trên lưng ngựa, mơ màng mù mờ, miệng
thở ồ ồ, lộn tùng phèo, trong lòng không tránh khỏi có chút phát nóng. Chỉ thấy
thân hình ông ta vừa dừng, “phạch! phạch! phạch!” vung liền 3 ngọn roi vang dội.
Con ngựa đó vốn đã uống say, hiện tại bổng nhiên bị giật mình, dồn sức một chân
giơ lên, “lộp cộp lộp cộp” điên cuồng xông thẳng lên. Ngựa say suy cho cùng
không bằng ngựa hay, lúc lao đến thôn tây Hồ Lô cốc, bổng nhiên ngựa mất chân
trước, đem Hạ Lỗ tướng quân từ trên lưng ngựa lật xuống. Các binh sĩ vừa nhìn
thấy, toàn bộ đều cuống quýt tay chân, vội vàng đem Hạ Lỗ tướng quân dìu đứng dậy.
Lại nhìn về con ngựa, chân trước đã sa vào trong đất cạm bẫy sâu sâu rồi. Các
binh sĩ kéo kéo, đẩy đẩy, chỉ thấy con ngựa đó, hí một tràng, rút chân trước ra
một cách mạnh mẽ, lập tức từ trong đất phun ra một dòng nước suối trong chải
trong suốt, càng phun càng mạnh, chớp mắt đã trở thành một miệng giếng nước suối.
Các tướng sĩ cảm thấy đến kỳ lạ, liền tranh nhau ra sức
uống nước giếng suối này, đều cảm thấy mát lạnh thêm trong lòng, ngọt không gì
bằng, rất khoan khoái dễ chịu. Từ đấy, dòng nước suối này tuôn chảy không ngừng,
cho dù gặp phải khô hạn nghiêm trọng như thế nào trước sau không khô cạn, được
mọi người gọi là “nước suối thần”.
Về sau, Cốc Hoa Thôn liền đổi dùng nước suối thần nấu
rượu, màu rượu càng thêm sáng sủa, hương vị càng thêm xộc vào mũi. Có bài thơ
tán thưởng viết:
Khuyến quân mạc đáo Cốc Hoa Thôn,
Thử xử hữu tửu năng túy nhân,
Ngô kim lai thời ngẫu khoa lượng,
Nhập khẩu tam bôi dĩ tiêu hồn.
Phần Châu phủ, Phần Dương thành,
Ly thành tam thập Cốc Hoa Thôn,
Cốc Hoa Thôn lý xuất mỹ tửu,
Cốc Hoa Thôn lý xuất hiền nhân.
Đây là một bài ca dao cổ xưa, phổ biến lưu truyền ở
trong dân gian, tán dương rượu Phần Dương. Đặc điểm của rượu Phần Dương là
trong vắt trong suốt, mùi hương thanh nhã, vào miệng đậm đà, mềm mại êm mềm, ngọt
lạnh, rơi vào miệng hơi ngọt, dư vị tịnh sảng khoái, dư vị lâu dài. Rượu Phần
Dương tuy độ rượu là 60°, nhưng không có tính kích thích như loại rượu trắng thông
thường mãnh liệt, sau khi uống miệng lưu dư hương, làm cho tinh thần con người
sảng khoái. Nó sản xuất ở Cốc Hoa Thôn huyện Phần Dương tỉnh Sơn Tây. Nơi đây cổ
đại thuộc về Phủ Phần Châu Sở quản hạt, tên của rượu Phần Dương là do đây mà
có. Theo sử liệu ghi chép: sản xuất của rượu Phần Dương Cốc Hoa Thôn bắt đầu ở
thời đại Nam Bắc Triều thế kỷ thứ 5 công nguyên, cách ngày nay đã có lịch sử
hơn 1500 năm.
Sau Đường Triều, rượu Phần Dương đã có phát triển tiến
một bước, lò nấu phường rượu của thôn đạt hơn 70 hộ, đã xuất hiện rầm rộ
“Vị triệt trong
biên mật dạng điềm,
ung đầu thanh
cánh sắc hương kiêm.
Trường nhai
kháp phó đăng doanh số,
xử xử nhai đầu kiết thúy liêm”.
Có một thời gian Cốc Hoa Thôn đã trở thành thôn rượu nổi
tiếng phố xá nhộn nhịp, hấp dẫn rất nhiều văn nhân tao khách trước đến uống rượu
thỏa thích, sau ngâm thơ làm thơ. Nghe nói: Đỗ Phủ, Lý Bạch, Tống Diêm Thanh, Cố
Viên Vũ, Phó Thanh Chủ v.v…. đều đến Cốc Hoa thôn uống qua rượu, còn viết ra câu
thơ sướng miệng. Như “Thanh Minh” của Đỗ Mục Đường đại lưu truyền rộng khắp:
Thanh minh thời tiết vũ phân phân,
Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn,
Tá vấn tửu gia hà xử hữu,
Mục đồng dao chỉ Cốc Hoa Thôn.
Bài thơ này ngàn đời nay đã được mọi người ngâm xướng
lặp đi lặp lại, có thể thấy địa vị của Cốc Hoa Thôn và mỹ tửu của Cốc Hoa Thôn
đã chiếm chổ trong ý nghĩ mọi người rồi.
Tục ngữ nói: “danh
tửu sở tại, tất hữu giai tuyền” đây là có một đạo lý nhất định. Vị rượu rượu
Phần Dương tốt đẹp cùng chất lượng nước của nó có quan hệ mật thiết. Đặc điểm của
chất lượng nước Cốc Hoa Thôn: trong vắt trong suốt, không tạp chất, cũng không
có vị không chính đáng, dùng nó luộc bao không tràn nồi, đựng nước không sét đồ
đựng, thậm chí dùng để giặt quần áo vô cùng mềm mại sạch sẽ. Miệng “giếng thần”
trong truyền thuyết đến ngày nay hãy còn đấy, hiện tại lượng nước ra của nó mỗi
ngày đủ để cho gần mấy mươi hộ gia đình sữ dụng. Cuối nhà Minh đầu nhà Thanh
thi nhân ái quốc kiêm nhà y học Phó Thanh Chử tự tay viết ký vào 4 chữ đại tự “Đắc Tạo Hóa Hương”. Cổ Tỉnh Đình Bàng “Thân
Minh Đình Tửu Tuyền Ký”, trên đá khắc có câu hay ca ngợi chất lượng nước tốt đẹp
“Cận bốc sơn chi lộc hữu tỉnh tuyền yên,
kì vị như lễ, hà đông tang lạc bất túc tỉ kì cam hinh, lộc tục lê xuân bất túc
phương kì thanh liệt”.
Thực ra, dưới đất Cốc Hoa Thôn đều đang tiềm tàng suối
nước ngọt lấy không hết, chỉ cần đem giếng đào đến một độ sâu nhất định, thì có
nguồn nước chất lượng tốt của “kì vị như lễ” (vị của nó như rượu ngọt) nguồn nước
tuôn ra không dứt. Sau giải phóng, xưởng rượu Phần Dương Cốc Hoa Thôn đã đào
nhiều miệng giếng mới, trải qua phân tích hóa nghiệm, chất nước đều rất tốt,
thành phần hàm lượng chứa trong nước rất thích hợp cho nấu rượu.
Ngoài chất lượng nước tốt ra, nguyên liệu chủ yếu của
rượu Phần Dương sản xuất là cao lương “làm đồng loạt”, đặc sản bình nguyên Tấn
Trung. Loại cao lương này từng hạt nẩy chắc, lớn nhỏ đều đặn, vỏ mỏng, chứa nhiều
tinh bột (khoảng 66%), dinh dưỡng phong phú; sau khi trải qua xử lý chưng nấu, chín
mà không dính, bên trong không rỗng ruột, hương phun vào mũi. Nó là một cây
nông nghiệp chủ yếu của bình nguyên trung bộ tỉnh Sơn Tây, có thể bảm đảm cung ứng
đầy đủ. Men to của rượu Phần Dương chế tác là “Thanh Trà Khúc” dùng đại mạch đậu
Hà Lan chế thành, đặc điểm của nó là hương vị tươi mới, vào miệng cay đắng, mặt
cắt hiện màu trắng xanh. Những điều này cũng là điều kiện có lợi bảo đảm chất
lượng rượu Phần Dương đặc biệt tốt.
Sản xuất rượu Phần Dương có một bộ công nghệ độc đáo,
gọi là “thanh chưng hai lần trong”. Đặc điểm công nghệ là: mỗi lần bỏ vào một số
nguyên liệu mới, đem nguyên liệu ban đầu hấp hồ hóa một lần, lên men 2 lần, lưu
tửu 2 lần, tức là trước tiên đem nguyên liệu ban
đầu hấp thấm thêm men để vào trong vò chôn ở trong đất, sau lên men lấy ra cất
nước, bả rượu sau cất nước lại thêm men lên men, đem 2 lần rượu cất nước thành
được, lại trải qua một loạt xử lý tỉ mỉ, sau cùng tiến hành câu đổi mà thành rượu
thành phẩm. Quá trình lên men rượu Phần Dương tinh tế, vệ sinh, thời gian lên men
dài, lượng không khí cung cấp cho nhiều, tác dụng phụ lên men dồi dào, do đó đã
hình thành phong vị chất lượng sản phẩm đặc thù. Hiện thời, rượu Phần Dương lấy
chất lượng sản phẩm tốt đẹp, phong cách độc đáo, đa dạng hóa bao bì có phong
cách cổ xưa, bán chạy ở 5 châu lớn thế giới bốn năm mười quốc gia và khu vực,
nhận được hoan nghênh của người tiêu dùng.
Lão Giáo Lô Châu.
Rượu men đặc biệt Lão Giáo Lô Châu là một danh tửu lịch
sử, sản xuất ở xưởng rượu men Lô Châu tỉnh Tứ Xuyên. Do hình thành phong cách độc
đáo của nó và dùng lên men Lão Giáo lâu năm có quan hệ rất lớn, trước kia trước
khi có rượu men đặc biệt, đặc biệt thêm hai chữ “Lão Giáo”. Truyền thuyết nói:
Trước đây rất lâu rất lâu, ở ngoại ô thành Lô Châu có
một người tiều phu, một hôm, ông ta vào trong núi đốn củi, bổng nhiên nhìn thấy
một con rắn đen to và một con rắn bông nhỏ đang đánh nhau. Con rắn đen to lắc
la lắc lư cái đầu trợn tròn mở to con mắt, hả to cái miệng máu, đem rắn bông nhỏ
cắn đến thương tích đầy mình. Con rắn bông nhỏ mình nhỏ sức yếu, chống đở không
được, chỉ đành né qua né lại. Người tiều phu sau khi nhìn thấy, không nén nổi thông
cảm với rắn bông nhỏ, bực tức con rắn đen lớn. Ông ta tiện tay giơ lên cây gậy
gổ, nhằm vào đầu con rắn đen to mà đánh, đập cho một trận, con rắn đen to cứng
đờ nằm ở trên đất không nhúc nhích. Con rắn bông nhỏ sau khi được cứu không những
hướng về người tiều phu gật gật đầu, còn giương mắt nhìn người tiều phu một hồi,
sau cùng mới lưu luyến bò vào trong lùm cỏ.
Người tiều phu đốn xong một bó củi thì đi về phía nhà,
nhưng vừa mới đi được nữa đường trời đã tối rồi, sau cùng đã lạc đường. Ông ta
bổng nhiên phát hiện bên ngoài thành vách đá trước mặt, lộ ra một tia ánh sáng.
Ông ta lấy cam đảm đi đến gần, muốn nhìn xem ngọn nguồn ra sao. Vừa nhìn, ông
ta giật cả mình! Dưới vách tường đá lại có một cái động, một con đường lớn thông
vào động sâu, bên trong càng thêm sáng tỏ. Người tiều phu đang muốn vào trong động
một cách hiếu kỳ để xem thử, thì thấy 2 ông già giữ cửa đi ra, nói với ông ta:
“ông là người tiều phu đốn củi đúng
không? Ông là ân nhân của thái tử chúng tôi, lão Long vương gia đợi người đã
lâu, mau đi vào đi!”
Người tiều phu đi vào trong động một cách ngờ vực
không dứt, chỉ thấy bên trong trùng trùng đại viện, tầng tầng lầu các, tòa tòa
cung điện yên tĩnh, cột nhà chạm trổ tinh vi, phong cách phi phàm. Trên ghế tựa
chính giữa đại điện đang ngồi một cụ già mình mặc trường bào, râu vừa trắng vừa
dài, thấy người tiều phu đến, vội vàng chào hỏi mời ngồi. Bấy giờ từ bên cạnh
đi ra một người thiếu niên nhanh nhẹn, hướng về người tiều phu hành lễ bái tạ.
Ông lão râu trắng chỉ vào thiếu niên nói với người tiều phu: “đây là đứa con bất hiếu của tôi, đã vi phạm
qui định long cung, một mình đi phàm gian du sơn ngắm cảnh, không may bị con rắn
đen to cắn bị thương, may mà ân nhân cứu giúp, thái tử mới có thể còn sống. Đặc
biệt mời ân nhân đến long cung, để toàn gia ân cần bày tỏ cảm tạ. Của hay vật lạ
trong long cung cái gì cần có đều có, ân nhân muốn vật gì cứ nói ra”. Long
vương nói xong, lại gọi người thiếu niên hướng về người tiều phu lại 3 lạy nữa.
Người tiều phu bấy giờ mới hiểu rõ vấn đề, thì ra con
rắn bông mình vừa cứu là con rồng. Ăn cơm xong, ông ta liền cáo từ muốn đi về
nhà. Lúc tiễn đưa, long vương mời người tiều phu tùy ý lựa chọn một món châu
báu. Người tiều phu lựa qua lựa lại cảm thấy không có vật gì có chổ dùng, từ tạ
không cần. Long vương liền thuận tay ở trên bàn cầm lên một bình rượu ngon tặng
cho người tiều phu nói: “bình rượu nhỏ
này xin ân nhân mang đi, lúc lên núi đốn củi, uống một ly có thể xóa bỏ xua tan
mệt nhọc”.
Người tiều phu nghĩ
“Rượu này ngược
lại có chổ dùng đây, mình bình thường cũng thích uống 2 ly, sau khi uống có thể
loại bỏ lưng mỏi chân đau”.
Thế là ông ta đón lấy bình rượu ngon của long vương tặng,
cất ở trong ngực, hướng về long vương cám ơn.
Người tiều phu đi ở trên đường lộ, không bao lâu sau bổng
nhiên cảm thấy quay cuồng hoa mắt, thân thể như bay ở trong mây, người lắc lư
chân đứng không vững, một cái bổ nhào đã ngã lăn bên giếng. Rượu trong bình
thoáng chốc đã đổ ra ngoài, toàn bộ đều chảy vào trong giếng. Người tiều phu tỉnh
lại, rất thương tiếc, thò tay vào trong giếng vốc một hớp nước để uống. Vừa uống
vào đã cảm thấy mùi vị không giống của nước, sau khi uống thì cảm thấy tinh thần
sảng khoái, tâm tình khoan khoái dễ chịu. Về sau, người tiều phu già yếu rồi,
không thể lên núi đốn củi nữa, liền đem nước trong giếng múc để phối chế thành
rượu, bày một quán rượu nhỏ kiếm sống. Nào ngờ, rượu của nước giếng này nấu ra,
hương bay mười dặm, vị ngon không gì bằng, hễ là người đã uống đều đồng thanh
ca ngợi tán thưởng, danh tiếng truyền khắp thành Lô Châu, mọi người đều xếp
thành hàng dài đến nhà người tiều phu mua rượu. Cứ như thế, rượu của lão tiều
phu càng là đánh chiên trên núi cao. Bốn phương biết tiếng, từ lão tiều phu nấu
rượu đến hiện tại, Lô Châu mãi là thành rượu có tiếng.
Lô châu thủy
độc hậu,
Lão Giáo công
nghệ tinh
Khai đàn
hương tứ dật,
tùy phong phiêu bán thành.
Cổ thành Lô Châu ở vào nơi giao hợp Trường Giang Đà
Giang Đồng, lấy rượu ngon lừng danh, sẳn có tên gọi của “Giang Thành Tửu
Hương”. Rượu Lão Giáo Lô Châu, thế kỷ 18 đã nổi tiếng ở thế gian. Triều đại nhà
Thanh Càn Long năm thứ 57 (năm 1729 công nguyên), có một thi nhân thích uống rượu
Trương Thuyền Sơn Thị, từ Bắc Kinh đến Tứ Xuyên, lại thuận Trường Giang đi về
đông, dọc đường uống rượu làm thơ, không khó tưởng tượng ông ta đã từng lần lượt
uống rượu ngon các nơi nam bắc, ở Lô Châu viết thơ ca ngợi rượu ngon lão Giáo
Lô Châu.
Ở ngoại quốc, rượu men đặc biệt Lô Châu bán chạy ở các
châu Âu Á, đặc biệt là nhân dân các nước Đông Nam Á và kiều bào đều yêu thích,
các nhà giám định và thưởng thức thời đó khen ngợi nói:
“Ở địa phương Nam Dương, trong rượu men đặc biệt ở Lô
Châu thêm chút xíu đá cục dùng để uống, hương thấm vào khẩu vị, thuần khiết uống
say da thịt, say mà tuyêt diệu không gì có thể tả,”
Men đặc biệt Lão Giáo Lô Châu bắt đầu ở giữa năm Vạn Lịch
triều đại nhà Minh, cách ngày nay đã có lịch sử hơn 400 năm. Theo ghi chép: cuối
nhà Minh đầu nhà Thanh Lô Châu Thư Tính Võ Cử, ở Thiểm Tây Lạc Dương đảm nhiệm chức
vụ quân đội, đối với rượu men địa phương rất yêu thích, từng nhiều lần khảo sát
kỹ thuật và thiết bị nấu rượu. Năm 14 Thanh Thuận Trị (năm 1657 công nguyên),
khi ông ta giải giáp trở về ruộng vườn, đem rượu men vạn niên, thuốc men rượu,
mẫu bùn của địa phương các loại vật liệu dùng sọt tre sắp xếp vào, mời kỹ thuật
viên địa phương cùng nhau trở về đến Lô Châu, ở thành nam lựa chọn một nơi chổ
chất bùn thích hợp làm hầm rượu. “Giếng Long Tuyền” gần bên nước mát lạnh mà ngọt
ngào, và bùn hầm hiệu quả cao, thế là ông ta mở phường rượu, sản xuất thử rượu
men. Đây chính là xưởng rượu đầu tiên của Lô Châu Thư Tụ Nguyên, tức là tiền thân
của xưởng rượu men Lô Châu. Đến năm thứ 22 Thanh Càn Long (năm 1757 công
nguyên), chổ xưởng rượu men đã nổi tiếng gần xa.
Ở vào thành rượu “Thiên Phủ Chi Quốc” nổi tiếng của
nam bộ Lô Châu, tựa núi kề nước, khí hậu ôn hòa, chổ sản xuất men đặc biệt Lô
Châu, rượu nam đầu (trước đây gọi men to Lô Châu) thuộc về một trong 4 đại danh
tửu cổ xưa, cũng là một trong 17 đại danh tửu (rượu trắng) của hiện tại. Rượu
men đặc biệt Lão Giáo Lô Châu, nước rượu không màu óng ánh, hương rượu thơm
ngào ngạt, thể rượu êm dịu thuần túy, vị rượu hài hòa thuần nồng. Sau khi uống
dư hương xúc động tâm can, hương thấm vào khẩu vị, làm cho tâm hồn con người
thoải mái, không thể tả được. Thành phần hương chủ thể ban đầu của nó là Ethyl
acetate, “hương bả” vốn là Ethyl Lactate, “hương bùn”
ban đầu vốn là đinh acid, nơi nhiều hương chứa nhịp nhàng cân đối, hương chủ thể
ban đầu nổi bật.
“Men đặc biệt” Lão Giáo Lô Châu là một loại
rượu men to Lô Châu hạng thứ hạng trung cao nhất, kế tiếp là “men đầu” (danh tửu
Tứ Xuyên), sau đó là “Nhị Khúc”. Rượu men to Lô Châu trên lịch sử hoàn toàn
không phân loại, thường gọi là “rượu men to”, cổ nhân quen gọi một cách theo
thói quen là rượu men to Lô Châu. Các nhà bình phẩm rượu nhất trí cho rằng rượu
men đặc biệt Lão Giáo Lô Châu có 4 điểm đặc sắc của “hương nồng, dịu nhẹ, vị ngọt, dư vị lâu”, mùi hương của nó sực nức
rất là nổi bật, đặc biệt là dư vị sau khi uống có một luồng mùi hương của táo,
làm cho người uống cảm thấy đến tâm trí vui vẻ. Đặc biệt là người uống giỏi hoặc
người thường uống rượu, một khi mến thử đều có thể cảm thấy đến phong vị đặc
thù. Các khách uống tuổi nghề lâu năm càng tán thưởng nói:
“Men
to Lão Giáo Lô Châu, có thể gọi là ngào ngạt thuần hương, dư vị đặc biệt dài
lâu là chỉ rượu nấu hay”.
Cho nên rượu men đặc biệt Lão Giáo Lô Châu
có phong cách độc đáo, mấu chốt ở chổ tuổi hầm lên men lâu năm, là hầm cũ chính
cống. Đặc điểm của hầm cũ là lúc xây dựng hầm có yêu cầu kết cấu đặc biệt, trãi
qua thời gian dài sử dụng, ao bùn xuất hiện màu sắc xanh đỏ, tính bùn thành thể
mềm dẽo, còn nảy sinh mùi hương kỳ lạ, lúc này, phôi lên men và bùn hầm rượu tiếp
xúc; rượu cất nước ra cũng sẽ có mùi hương ngào ngạt, hầm thế này thì có thể gọi
là hầm cũ rồi.
Theo tăng trưởng của tuổi hầm, phẩm chất
rượu cất ra cũng không ngừng nâng cao. Rượu của hầm cũ trăm năm nấu thành mới
được gọi là rượu ngon hàng tốt phù hợp lý tưởng. Theo lịch sử ghi chép:
Xưởng rượu men Lô Châu hầm cổ nhất đến
ngày nay đã có tuổi hầm hơn 300 năm, phong cách như cũ, làm cho con người hướng
về, du khách không ai không lấy một lần nhìn thấy làm vui.
Thế thì Lão Giáo là xây dựng như thế nào vậy?
Tất nhiên hầm cũ bắt đầu ở hầm mới. Lúc xây dựng hầm, khu vực nền tảng mở hầm bắt
buộc là bùn vàng dưới đáy, đáy hầm dùng bùn màu vàng sạch đầm chặt. Bùn màu
vàng xây vách hầm chọn từ nơi khe 5 độ cách thành 10 dặm, dùng nước sông Hoàng
Hà của Lão Giáo thêm vào tỉ mỉ chu đáo, mềm mại, trong bùn màu vàng không cát
sau khi dẽo mềm mới có thể xây thành vách hầm. Bùm màu vàng của vách hầm sau
khi trãi qua 7, 8 tháng, từ màu vàng chuyển thành màu đen, lại trãi qua một năm
rưỡi màu đen bắt đầu sinh ra màu trắng. Bấy giờ chất bùn cũng từ mềm mại biến
thành giòn cứng, chất rượu cũng theo đó mà nâng cao. Lại trãi qua hơn 20 năm,
màu bùn từ đen trắng dần dần biến thành đen sẫm, còn có màu sắc màu đỏ xanh.
Lúc này tính bùn biến thành mềm, vụn (không tính dính), nảy sinh ra mùi hương nồng
đặc biệt. Lúc lên men bả rượu và sau khi tiếp xúc vách hầm, rượu cất nước ra sẽ
có mùi thơm đặc biệt, hầm như thế mới có thể liệt vào hàng ngũ hầm cũ. Từ giờ
trở đi, tuổi hầm tăng trưởng theo thời gian, chất lượng sản phẩm của rượu ra
cũng từng năm nâng cao. Vì thế, hầm cũ trăm tuổi trở lên thì càng là quý giá.
Nguyên liệu của rượu men to Lão Giáo Lô
Châu là cao lương dẽo, lựa chọn nguyên liệu tinh tế, còn men chế lấy tiểu mạch
làm nguyên liệu, còn nước dùng để nấu cực kỳ coi trọng, lâu nay sử dụng nước giếng
Long Tuyền, chất nước đặc biệt tốt, cảm giác miệng hơi ngọt, hiện lên tính acid
yếu, độ cứng vừa phải, có thể xúc tiến sinh sôi con men, có lợi cho đường hóa
và lên men. Về sau do sản lượng tăng thêm, lại sử dụng dùng nước sông Đà Giang
trong suốt tinh khiết, vật lơ lửng trong nước rất ít, ngửi không vị, ammoniac,
muối acid Nitric, mục nát, có chất hữu cơ và hàm lượng thiết v.v… đều vô cùng
nhỏ, trãi qua hóa nghiệm cho rằng là nước dùng nấu rượu tốt.
Công nghệ ủ nấu của rượu men to Lô Châu là
cách lên men trộn chưng liên tục. “Trộn chưng” trong ủ nấu của loại rượu này,
đang đưa ra tác dụng to lớn. Phương pháp là đem bả cái đồng thời tiến hành
chưng rượu và chưng lương thực. Ưu điểm là bản thân lương thực có chứa số lượng
nhỏ thành phần este, xeton v.v, rượu thêm bả chưng lương thực của bột cao lương
so với rượu không thêm bột cao lương chưng cất ra thuần hương, đặc biệt là vị
ngọt ngon, kế tiếp bột cao lương từ trong bả men hấp thu một số acid và hàm lượng
nước, là điều kiện có lợi sáng tạo hồ hóa; rượu sau khi chưng xong, ở lương thực
ban đầu lúc chưng đi chưng lại tỏa hơi chua trong bả cái càng nhiều, cho men hạ
thấp độ chua vào hầm, cũng là điều kiện tạo thành lên men tốt. Qua các nhà nghiên
cứu nấu rượu, cho rằng đây là một loại cách làm truyền thống hay.
Thao tác công nghệ của rượu men to Lô Châu
tương đối đặc biệt, có “Vạn niên tao”, “lên men nhiệt độ thấp”, “lên men hồi tửu”,
“nấu đường hợp nguyên liệu”, “lên men chu kỳ dài” và “tách hầm” các loại đặc điểm,
yêu cầu nghiêm khắc tỉ mỉ, điều này cũng hình thành phong cách chất lượng sản
phẩm của rượu thành phẩm có quan hệ rất lớn.
Rượu men to Lão Giáo Lô Châu sau khi cất
nước được rượu (rượu mới), dùng “vò thô” đặc sản Tứ Xuyên chia vò cất giữ, để
tăng thêm hương nồng dịu nhẹ của chất lượng rượu. Trên lịch sử thời kỳ cất giữ
khoảng nữa năm. Hiện tại là 1 đến 3 năm, sau cùng trải qua nếm và câu đổi tỉ mỉ,
đạt đến tiêu chuẩn qui định, mới có thể xếp chai xuất xưởng. Chất lượng rượu
“rượu cũ lâu năm” đương nhiên càng cao.
Gần đây, ao hầm quốc bảo 1573 của công ty
TNHH cổ phần Lão Giáo Lô Châu được chính phủ tỉnh đạt tên là khu căn cứ giáo dục
chủ nghĩa ái quốc tốp thứ 3 tỉnh Tứ Xuyên. Đất hầm quốc bảo 1573, ở vào Doanh
Câu Khu Hạ Giang Dương Thành phố Lô Châu, xây dựng vào khoảng giữa năm Vạn Lịch
triều đại nhà Minh, cho đến nay đã có lịch sử hơn 400 năm. Ao hầm cũ tổng cộng
có bốn miệng, đều là hình chữ nhật, trục ngang hướng theo thứ tự không đều
nhau, chiếm 44.25m²diện tích đất. Lịch sử hơn 400 năm, ao hầm đã hình thành một
hệ thống vi sinh vật đồ sộ, lấy rượu bả lương thực trộn thuốc men ở ao hầm này
lên men nấu ra, chất lượng rượu đặc biệt ngon, là nơi bắt nguồn của rượu men to
loại hương nồng Trung Quốc. Ao hầm cũ men to Lô Châu là ao hầm rượu Trung Quốc
xây dựng sớm nhất, giữ gìn tốt nhất, duy trì thời gian sữ dụng dài nhất, sản xuất
của nó vẫn duy trì công nghệ truyền thống, có giá trị khoa học và giá trị lịch
sử rất cao, không hổ thẹn là Đệ nhất hầm Trung Quốc danh tiếng đúng với thực tế.
Đặc điểm của rượu hầm cũ là: thuần hương ngào ngạt, sau uống càng thêm thơm, mát
lạnh ngọt sảng khoái, dư vị dài lâu.
Mọi người đều biết, rượu là càng lâu càng
thuần, Lão Giáo Lô Châu có tài nguyên nấu rượu độc nhất vô nhị, công ty quyết định
ra sức mở rộng, lấy mục tiêu thắng lợi kép nâng lên hình tượng xí nghiệp và thực
hiện lợi nhuận công ty lên cao, đẩy ra “quốc giáo 1573” và “hầm cũ trăm năm” 2
sản phẩm quả đấm này, đồng thời nâng cao hàng loạt giá cả của rượu biên độ mạnh
sản phẩm chủ đạo men đặc biệt, men đầu v.v….. cùng Mao Đài, Ngũ Lương Dịch so
sánh với nhau, Lão Giáo Lô Châu cũng như thế có đặc điểm “thuần hương ngào ngạt,
mát lạnh ngọt sảng khoái, sau uống càng thơm, dư vị dài lâu”. Lão Giáo Lô Châu
nâng giá biên độ mạnh, làm cho sản phẩm tiến vào hệ thống giá cả tính tốt, đồng
thời mở rộng nâng cao vị trí bình phẩm của sản phẩm.
Cổ Tỉnh Cống Tửu.
Chổ ở của tập đoàn Cổ Tỉnh ở trên Cổ Tỉnh
Thành phố Hào Châu (xưa gọi là Vọng Lâu) tỉnh An Huy, trước đây gọi là Giản Điếm
Tập, tên cổ Giản Vương Điếm. Về truyền thuyết của “Cổ Tỉnh Cống Tửu”, ở trong
dân gian địa phương lưu truyền rất nhiều
câu chuyện sinh động, thú vị, đẹp.
Thuyết thứ nhất: thủy tổ đạo giáo Lý Nhĩ,
tức là Lão Tử ngày nay mọi người trong ngoài nước thường gọi, 2300 năm trước ở
Giản Điếm lấy gậy đánh dấu đất thành câu, nơi gậy tiên vẽ, đất tuôn suối tiên,
nước của Giản Điếm xưa có thể nấu rượu ngon. Ngày nay đường kẽ “Trụ Trượng Câu”
này cách tập đoàn Cổ Tỉnh xa hơn 2 dặm, trong rạch có nước, trong suốt có thể
thấy cá bơi lội.
Thuyết thứ hai: cuối năm Đông Hán Tào Tháo
ở Hào Châu tuyển phi cho Hán Hiến Đế, Hiến Đế nhìn thấy một thôn nữ cưỡi ở trên
tường đất, không vui. Người thôn nữ đó vốn là chân nhân bất lộ tướng “Thanh
Phong Tiên Tử”, chưa được Hiến Đế chọn được. Cô ta biết Hiến Đế u mê, nhà Hán sắp
đổ, liền rực rỡ hiện ra người đẹp có một không hai, mĩn cười lao vào trong giếng
cổ, từ đấy nước giếng ngọt thơm không gì so sánh được.
Ngoài ra có truyền thuyết: đất Giản có một
người con gái họ Đào 8 tuổi cha mẹ mất hết, đành phải cùng anh trai chị dâu hái
dâu nuôi tằm. Một hôm bổng nghe tiếng giết nổi lên bốn bề, thì ra có một tướng
quân bị người truy đuổi, liền đem tướng quân này dùng thùng nước ròng rọc giấu ở
trong giếng. Người tướng quân được cứu về sau đem người con gái họ Đào đón về
trong cung, phong làm vương hậu, đồng lòng hợp lực quản lý quốc gia. Về sau nữa,
Giản vương mất đi, nước mắt của người con gái họ Đào đem nơi chôn cất tưới
thành một miệng giếng, nước trong miệng giếng này giống như nước suối mùi thơm
ngào ngạt, hậu nhân liền lấy nước nấu rượu…
Còn có truyền thuyết: hơn 1000 năm trước,
Lương Vũ Đế Tiêu Diễn của thời kỳ Nam Bắc triều phái đại quân tiến đánh Vọng
Lâu, tướng quân Độc Cô Bắc Ngụy phụng mệnh ra thành nghênh chiến, 2 quân giằng
co, giết nhau rất mãnh liệt, Độc Cô tướng quân cuối cùng do ít không địch được
nhiều mà binh bại tử trận. Trước khi chết, đem kim giản trường kích ném vào
trong giếng. Vùng đất này là vùng đất phèn, vị nước đắng chát, chỉ có giếng của
cây kích bỏ vào, chất nước trong suốt ngọt sảng khoái, chất khoáng vật phong
phú, dùng để nấu rượu, thể rượu lành mạnh, hầm thơm ngào ngạt.
Truyền thuyết và thần thoại bao phủ ở trên
vùng đất thần bí Cổ Tỉnh này. Chính miếng đất địa lý quý này đã thai nghén Cổ Tỉnh
Cống Tửu đậm đà ngọt sảng khoái.
Cổ Tỉnh Cống Tửu sản xuất ở xưởng rượu Cổ Tỉnh Cống
Hào Huyện tỉnh An Huy, là danh tửu có lịch sử lâu dài Trung Quốc. Cổ Tỉnh Cống
Tửu nước rượu trong suốt trong vắt như thủy tinh, mùi hương tinh khiết như cái
đẹp hoa lan u tối, rót vào trong ly dính nhiều phủ ly, thuộc về rượu hương nồng,
nhưng phong cách độc đáo, vị rượu đậm đà, ngào ngạt ngọt trơn, dư vị dài lâu,
dư hương hồi lâu không dứt, độ rượu là 60° - 62°, uống số lượng vừa phải có
công hiệu bồi bổ dạ dày, loại bỏ mệt nhọc, hoạt huyết, sáng tinh thần.
Hào Huyện ở triều đại nhà Hán được gọi là Vọng Lăng,
là quê hương của Tào Tháo thời Đông Hán.Theo sử ký ghi chép, Tào Tháo từng dùng
“Cửu Đầu Pháp” nấu ra “Cửu Nhưỡng Xuân Tửu” (Cửu đàn tửu) có tiếng, gộp chung
chổ này trên Thư Hán Gia Hoàng Thất, nói rõ Hào Huyện là địa phương sản xuất rượu
danh tiếng cổ xưa. Năm 420 – 586 công nguyên, Trung Quốc phân chia làm 2 vương
triều Nam Bắc, đất Hào huyện ở vào yếu điểm quân sự, theo “Hào Huyện Ký” ghi
chép:
Lương Vũ Đế Tiêu Diễn suốt 4 năm trọng đại (năm 532
công nguyên) dẫn quân đánh lấy Vọng Lâu thành (Hào huyện), tướng giữ thành Bắc
Ngụy Độc Cô canh giữ biên giới đánh trả xâm nhập, phẫn khích mà chết. Về sau có
người ở gần nơi chiến địa xây dựng một ngôi miếu Độc Cô Tướng Quân, còn ở xung
quanh miếu đào 20 miệng giếng. Về sau do năm tháng dài lâu, phần lớn giếng bị tắc,
chỉ còn 4 miệng giếng, vùng Hào Huyện chất đất phèn, vị nước đắng chát. Duy nhất
chỉ có một miệng giếng trong đó, chất nước ngọt ngon, thích hợp dùng để uống,
còn có thể nấu ra rượu ngon thuần hương. Hơn 1000 năm nay, mọi người đều lấy nước
của giếng cổ này làm nước nấu rượu, rượu nấu thành liền lấy “Cổ Tỉnh Tửu” làm
tên. Về sau địa danh đổi thành Hàm Dương Nhượng, rồi lại thành Hàm Dương Tập.
Hàm (咸), Giản (减) chữ viết nhầm nhau
mà thành Giản Điếm Tập, rượu của Giản Điếm Tập sản xuất cũng gọi là “Giản Tửu”.
Dân gian cũng lưu truuyền giai thoại “Hồ
Cần Giản Tửu Yến Giai Tân”. Hồ Cần là Hồ Tương Thành (ở Tây Bắc Giản Điếm
khoảng 35km, thuộc về tỉnh Hà Nam), nơi sản xuất của rau cần, cuống rau cần ở
đây cao to béo, không mẫu vụn, là sản phẩm đặc sản. Món ăn ngon rượu ngon đương
nhiên là thích hợp cho mở tiệc chiêu đãi đãi khách quý, điều này nói rõ sản phẩm
danh tửu Giản Điếm đã từng ở thời đó đã nổi tiếng gần xa. “Giản Tửu” cũng chính
là Cổ Tỉnh Tửu. Từ khoảng năm Vạn Lịch nhà Minh (năm 1573 – 1620 công nguyên)
trở đi, ở hai triều đại Minh Thanh đều được xếp vào cống phẩm tiến hiến hoàng
thất, cho nên lại có tên “Cổ Tỉnh Cống Tửu”
Cổ Tỉnh Cống Tửu nguyên liệu lựa chọn dùng cao lương
thượng đẳng sản xuất ở bình nguyên Hoài Bắc, lấy tiểu mạch, đại mạch, đậu Hà
Lan làm men, ủ chế khoa học mà thành, mà còn lấy phong cách tốt đẹp của mình thắng
được yêu thích của quảng đại quần chúng. Chuyên gia bình phẩm rượu nhất trí cho
rằng: “màu, hương, vị của Cổ Tỉnh Cống Tửu
đều thuộc về thượng thừa, không hổ thẹn là phục sinh danh tửu cổ xưa Trung Quốc”.
Năm 1963, năm 1979, năm 1984, năm 1988 Cổ Tỉnh Cống Tửu
ở trên 4 lần hội nghị bình chọn rượu toàn quốc đều được bình chọn là danh tửu
quốc gia.
Toàn Hưng Đại Khúc.
Toàn Hưng Đại Khúc tức một trong danh tửu của Trung Quốc,
lịch sử dài lâu, ngoài ra có dáng vẽ xinh đẹp, làm người khen ngợi. Từ lâu ở
triều đại nhà Tần, Tứ Xuyên nấu rượu hưng thịnh, có nấu hay “Thanh Tửu”. Tây Tấn
Tả Tư “Thục Đô Phủ” viết:
“Cát nhật lương thìn,
trí tửu cao
đường,
dĩ ngự giai
tân,
kim lũy trung
tọa,
hào cách tứ
trận,
tràng dĩ thanh”.
Hình dung tình hình uống rượu thời đó.
Truyền thuyết thành nam thành đô có một con sông Cẩm
Giang, đồng thời có tên Phủ Hà, bờ Giang Nam có một nhà gọi là xưởng Cẩm Giang
đào một miệng giếng chất lượng nước tốt, hạn hán không khô cạn, lụt không tràn,
mọi người đều gọi nó là Tiết Đào Tỉnh, ngụ ý có rượu người đẹp càng thêm đẹp,
tình cảm sâu lắng triền miên.
Tiết Đào xuất thân con nhà quan, tài hoa rất cao, tuổi
nhỏ theo cha đến thành đô, cha mất sớm, sa vào làm kỹ nữ. Cô ta ở trước Vọng
Giang Lầu, trước cửa có một miệng giếng Thanh Tuyền, thường múc nước mài mực,
viết chữ ngâm thơ, tích lũy thành chú thích thơ. Về sau có người lấy nước nấu
rượu, danh dương bốn phương. Sau khi Tiết Đào mất đi, mọi người ở gần đó xây dựng
lên công viên Vọng Giang, trong vườn có lầu ngâm thơ, có câu đối, câu sau là
“Thiên địa gian
đa thiểu vận sự, đối thử danh tiêu chỉ tửu, bán giang minh nguyệt phóng ham ca”.
Trong đó “chỉ tửu”, chính là rượu ngon dùng nước giếng
trước cửa Tiết dùng nấu thành.
Thành Đô ở trung tâm lòng chảo Tứ Xuyên, xưa gọi là
“Thiên Phủ Chi Quốc”, sản vật phong phú, nông nghiệp thịnh vượng, từ xưa đến
nay ở phương diện nấu rượu có ưu thế mãi được trời hậu đãi. Theo ghi chép: trước
công nguyên Tần Huệ Vương, lúc Tần Chiêu Vương (năm 316 – 251 trước công
nguyên), thời đó Thục và Ba Quận nấu rượu rất là phổ biến, có nấu hay “Thanh Tửu”.
Đến sau đời Tần Hán, phong tục nấu rượu, uống rượu rất là thịnh hành. Triều đại
nhà Đường nghề nghiệp sản xuất rượu thành đô tiến một bước phát triển, văn tự
có liên quan ghi chép rất nhiều. Đại thi nhân Đỗ Phủ triều đại nhà Đường nổi tiếng
ở thế giới từng có câu thơ “Tửu ức tì đồng
bất đồng khiết”. Tì đồng tửu là danh tửu sản xuất ở vùng ngoại ô thành đô.
Toàn Hưng Đại Khúc Tửu sản xuất ở xưởng rượu thành đô
Tứ Xuyên, một tiền thân của nó là Toàn Hưng Lão Hiệu. Theo văn tự ghi chép: phường
rượu Toàn Hưng Lão Hiệu xây dựng ở năm thứ 4 Đạo Quang Thanh Triều (năm 1824
công nguyên), tên rượu sản xuất chính là Toàn Hưng Đại Khúc Tửu, do chất lượng
rượu tốt đẹp, phong cách độc đáo, ở trong ngoài tỉnh Tứ Xuyên đều có uy tín rất
tốt, do đó đến ngày nay tiếp tục dùng tên của nó. Toàn Hưng Đại Khúc Tửu nước
rượu không màu, trong suốt trong vắt, thuần hương ngào ngạt, và vị ngọt theo trở
về, vị tịnh. Người uống khen ngợi nói: “hương
của rượu này, dịu nhẹ, vị tịnh là nổi bật nhất, giơ ly đã có thể cảm thấy đến
dáng vẽ xinh đẹp độc đáo của nó, phong cách rất là nổi bật”. Độ rượu ở 58°
- 60°, nhưng thuần mà không mãnh liệt.
Toàn Hưng Đại Khúc Tửu lấy cao lương làm nguyên liệu,
lấy tiểu mạch chế men to nhiệt độ cao làm chất đường hóa lên men, trên công nghệ
ủ nấu có một bộ phương pháp thao tác truyền thống, đặc điểm của nó là: lên men
dùng hầm cũ lâu năm, thời kỳ lên men dài đến 60 ngày, đạt đến yêu cầu “hầm nóng
bả thuần” (este hóa đầy đủ); lúc chưng rượu ngắt đầu bỏ đuôi (rượu dẫn đầu sau
khi pha loãng trở về hầm lên men), rượu giữa dòng còn phải trải qua mếm thử
giám định, phân loại chất lượng, sau đó câu đổi lại, thêm dịch thể đậm đặc,
chia hầm chia vò nhập kho cất giữ, cất giữ trong kho một năm trở lên mới có thể
đóng gói xuất xưởng cung ứng thị trường. Có thể thấy chất lượng sản phẩm độc
đáo hương trong, dịu nhẹ, tịnh của Toàn Hưng Đại Khúc Tửu là không dễ có.
Kiếm Nam
Xuân.
Kiếm Nam Xuân Tửu sản xuất ở xưởng rượu Miên Trúc tỉnh
Tứ Xuyên, là một danh tửu lịch sử Trung Quốc, cách ngày nay đã có lịch sử hơn
1200 năm. Thời Đường Đại mọi người đem rượu đặt tên là “Xuân”, Miên Trúc lại ở
vào phía nam của Kiếm Sơn, cho nên có tên “Kiếm Nam Xuân”. Nấu rượu Miên Trúc
đã có lịch sử hơn 1000 năm, từ lâu ở khoảng năm Vũ Đức Đường Đại (năm 618 – 625
công nguyên), có tên Kiếm Nam Đạo Thiêu Xuân, theo ghi chép trong Đường Nhân Sở
Trước Thư: “rượu thì có Thổ Giáo Xuân của
Xing Yang….Thiêu Xuân của Kiếm Nam”. “Thiêu Xuân của Kiếm Nam ” chính là
danh tửu của Miên Trúc sản xuất. “Đất của
rượu ngon tất có nước tốt”, cũng như thế, Miên Trúc cũng có rất nhiều truyền
thuyết về nước:
Truyền thuyết Ngọc Phi Khê.
Xưa thật là xưa, Miên Trúc có một mỹ nữ, khi cô ấy còn
là đứa trẻ sơ sinh, cha mẹ mất hết, cô bé bị vứt bỏ ở một khe suối nhỏ. Hươu Sao
mẹ của Lộc Đồng sơn dùng sữa đem cô ta nuôi lớn. Thục vương đem người con gái nạp
làm vương phi, ban tặng tên Ngọc Phi. Không bao lâu sau, Ngọc Phi bệnh chết, Thục
vương đem Ngọc Phi hậu táng ở núi Võ Đan thành đô. Có một năm, Miên Trúc đại hạn,
lòng sông khô nức, mạ giống khô héo. Ngọc Phi bị tiếng khóc than thàm thiết của
phụ lão quê nhà giật mình tỉnh thức, bay về Miên Trúc, đem mũ phượng đội đầu
dùng 400 hạt trân châu khảm thành vẫy về phía mặt đất, lập tức hóa thành 400 miệng
suối giải cứu hoàn cảnh khó khăn quê nhà, nước suối dùng cho nấu rượu, rượu
ngon. Đến ngày nay, Ngọc Phi Khê và 400 mắt suối trong vẫn ở trên đất Miên
Trúc.
Truyền thuyết Gia Cát Tỉnh.
Gia Cát Thiêm và con trai Gia Cát Thượng cả hai chiến
đấu chết ở Miên Trúc, đến Nguyên triều, con người Miên Trúc nghĩ lại nghiệp nhà
Hán, đem hài cốt cha con họ di táng ở thành tây. Nhiều người dân liên tiếp đào
đất doanh lũy, chổ đất đào chất đất đặc biệt tốt, trong một đêm trở thành một
miệng giếng trong, nước trong vắt ngọt, hơi có mùi thơm, mọi người liền gọi là
“Gia Cát Tỉnh”. Dùng nước giếng nấu rượu, trở thành của quý trong rượu Miên
Trúc, nghe nói đây chính là men to Miên Trúc danh tiếng chấn động 9 châu.
Kiếm Nam Xuân tửu nước không màu trong suốt, mùi thơm
ngào ngạt, dịu nhẹ ngọt ngon, mát lạnh tịnh sảng khoái, dư hương dài lâu, còn
có “hương vị men rượu” độc đáo, là rượu trắng loại hương nồng. Độ rượu có 60°
và 52° hai loại quy cách. Nhà bình phẩm rượu cho rằng, rượu này có thơm, mát,
thuần, ngọt 4 đặc điểm lớn.
Theo ghi chép trong “Quốc Sử Bổ” của Đường Lý Triệu soạn,
“rượu thì có Phú Thủy của Ying zhou), Nhược
Hạ của Ô Trình, Thổ Giáo Xuân của Xing Yang, Thạch Đông Xuân của Phú Bình, Thiêu
Xuân của Kiếm Nam…..” Triều đại nhà Đường ở dãy núi Kiếm Nam lấy phía nam bố trí con đường, Miên Trúc là
một huyện lớn ở trong khu quản lý con đường Kiếm Nam . Trước nay có tên gọi của “Thất
thập nhị động thiên phúc địa”, đất ở vào giáp ranh tây bắc Thiên Phủ chi Quốc.
Rượu của huyện Miên Trúc triều đại nhà Đường sản xuất rất có tiếng, Kiếm Nam
Thiêu Xuân là cống phẩm của Hoàng Đế chuyên hưởng thụ. Tương truyền Lý Bạch thời
kỳ thanh niên từng ở Miên Trúc “cởi chồn chuộc tửu”, lưu lại giai thoại “sĩ giải
kim điêu, giá trọng Lạc Dương”, nói rõ quý giá của giá trị bản thân rượu địa
phương. Thời Bắc Tống Tô Thức một đời thi nhân có tiếng từng làm thơ “Mật Tửu
Ca”, có ca ngợi “Tam nguyệt khai ông
hương mãn thành”, có thể thấy thời kỳ Bắc Tống Miên Trúc nấu rượu đã lấy
thuần nồng của chất lượng rượu nổi tiếng ở thế giới.
Cuối nhà Minh đầu nhà Thanh, tiền thân của Kiếm Nam
Xuân, Miên Trúc Đại Khúc Tửu đã nổi tiếng gần xa. Miên Trúc Đại Khúc Tửu sớm nhất
là do “Chu Thiên Ích Túy Phường” (chủ phường Chu Dục, người huyện Tam Nguyên Thiểm
Tây) ủ chế, cách ngày nay đã có lịch sử hơn 300 năm. Theo “Miên Trúc Huyện Ký”
ghi chép: “Đại Khúc Tửu, đặc sản huyện, vị
thuần hương, sắc trắng trong, dáng như sương trong”. Khoảng năm Càn Long,
văn sĩ nổi tiếng nhà Thanh Lý Điều Nguyên tự thuật: “Thiên hạ danh tửu giai thường dã, khước ái Miên Trúc Đại Khúc thuần”.
Trong “Hàm Hải” của ông ta biên soạn nói:
“Miên sinh
thanh lộ đại khúc, tửu thị dã, hạ thanh thử, đông ngự hàn, năng chỉ âu thổ, trừ
thấp cập sơn cương đan khí”.
Sau khi thành lập nhà nước Trung Quốc mới, dưới sự
lãnh đạo chính xác của Đảng và chính phủ, năm 1951 đã thành lập xưỡng rượu Miên
Trúc quốc doanh địa phương, Miên Trúc Đại Khúc Tửu không chỉ sản lượng từng năm
tăng thêm, chất lượng cũng không ngừng nâng cao, sản xuất không ngừng phát triễn.
Năm 1958, xưỡng rượu Miên Trúc trên cơ sở công nghệ ủ nấu truyền thống của Đại
Khúc Tửu ban đầu, thông qua đổi mới kỹ thuật, tiến một bước cải tiến công nghệ
và điều chỉnh nguyên liệu, nấu ra sản phẩm mới vượt qua chất lượng sản phẩm Đại
Khúc Tửu ban đầu, chính thức đặt tên “Kiếm Nam Xuân”.
Kiếm Nam Xuân là lấy cao lương, đại mạch, gạo nếp, hạt
ngô và tiểu mạch 5 loại lương thực làm nguyên liệu, dùng tiểu mạch chế men to
làm chất lên men đường hóa ủ chế mà thành. Trong quá trình ủ chế chọn dùng bả đỏ
phủ đỉnh, hồi sa lên men, bỏ đầu bỏ đuôi, nấu chín đường, lên men nhiệt độ thấp,
lên men 2 vòng cuối, tỉ mỉ câu đổi các loại công nghệ mới, phối liệu của nó
tinh xảo, thao tác tinh tế, do đó mà thành phẩm chất lượng rượu đặc biệt tốt,
thuần hương nổi bật, phong vị làm cho con người vui sướng. Vừa mới chào đời, đã
nhận được hoan nghênh của quảng đại quần chúng, mọi người tán thưởng nó là mới
ra đời của danh tửu ngàn năm, còn viết thơ ca ngợi nói:
“Hương phiêu
Kiếm Nam Xuân tống minh,
Lý Bạch tại
thế đáng vong quy”.
Kiếm Nam Xuân Tửu ngoài lựa chọn nguyên liệu hoàn mỹ,
men lúa mạch chất lượng tốt, công nghệ tiên tiến ra, còn có một đặc điểm chính
là nguồn nước tốt. “Miên Trúc Huyện Ký” viết: “chỉ ngoài thành Tây Nam ,
nguồn mạch nước suối có thể nấu rượu này”. Trong đó thường lấy nước của Gia
Cát Tỉnh làm hay, hoa trong sắc sáng, vị ngọt sảng khoái miệng. Trước đây phường
rượu tư nhân đều xây dựng ở vùng đất này, hiện tại xưởng rượu Miên Trúc vẫn xây
dựng ở nơi đây. Nước ngon ngọt nổi tiếng không ngừng, đang thai nghén ra đời từng
tốp từng tốp danh tửu “Kiếm Nam Xuân”.
Đổng Tửu.
Đổng Tửu nước rượu lóng lánh trong suốt, mùi hương xộc
vào mũi, có mùi hương độc đáo, lúc uống thơm ngọt, thoải mái, khắp miệng thuần
mùi hương, phong vị tốt đẹp khác thường, ở trong loại hương kiêm, đây là do mùi
hương của nó độc đáo ưu nhã, lúc uống gồm đủ có phong cách của 2 loại rượu men
to, men nhỏ.
Đổng tửu cũng là danh tửu Trung Quốc, có lẽ ở đầu thế
kỷ 20, xuất hiện ở phường rượu kề bên Đổng Công Tự ngoại thành Tuân Nghĩa tỉnh
Quý Châu, người dân quen gọi nó là “Đổng Tửu”. Đổng Tửu dùng 2 loại men rượu to
nhỏ ủ nấu, quá trình thao tác công nghệ không như rượu khác, tức là có mùi thơm
ngào ngạt của rượu men to, lại có dịu nhẹ của rượu men nhỏ, ngọt ngào, ngoài ra
có một loại phong vị khác, do vậy nhận được yêu thích nồng nàn của người uống
rượu.
Hơn nũa, nhiệt lượng của Đổng Tửu cao. Đây chủ yếu là
do nguyên liệu của nó tốt, công nghệ sản xuất đặc biệt. Đổng Tửu là lấy cao
lương dẽo làm nguyên liệu chủ yếu, dùng men to (tức men lúa mạch) và men nhỏ (tức
men gạo) làm chất đường hóa lên men, đồng thời phối hợp có đủ loại thuốc đông y
tỉ mĩ ủ chế mà thành. Trong men to thêm vào hơn 40 loại dược liệu quý tạng hồng
hoa, võ quế, đương quy, trùng thảo v.v….; thuốc đông y thêm vào trong men nhỏ
càng nhiều hơn, đạt hơn 90 loại trở lên. Lại cộng thêm nước suối địa phương ngọt
thơm, chất nước sạch sẽ, như thế này Đổng Tửu ủ nấu ra sẽ hình thành phong cách
khác với đám đông. Bồn lên men của Đổng Tửu cùng loại rượu trắng khác không giống
nhau, hệ thống hầm dùng vôi trắng, bùn trắng và nước bong bóng Yang Tao khuấy
trộn mà thành. Võ trấu Hồng Lương phủ trên, hương bả có một loại thuần hương thấm
vào tận đáy lòng.
Thao tác công nghệ độc đáo của Đổng Tửu là: trước tiên
dùng cao lương dẽo lấy cách nấu rượu men nhỏ đạt được rượu men nhỏ, lại dùng
chuỗi rượu men nhỏ chưng bả hương Đổng tửu để đạt được Đổng Tửu (trình tự công
nghệ này cũng gọi là hương chuỗi hoặc nướng đảo). Bả hương Đổng tửu là dùng bả
rượu men nhỏ, bả Đổng Tửu (bả rượu của rượu chưng qua chuỗi), bả hương Đổng Tửu
(bả rượu chưa chưng qua chuỗi) sau khi trộn 3 phần này lại, thêm vào men to ở
trong hầm đất lên men thời kỳ dài (nữa năm trở lên). Đổng Tửu mới sản xuất sau
khi trãi qua giám định phân loại cất giữ, sau một năm câu đổi lại đóng gói xuất
xưởng.
Phong cách độc đáo của Đổng Tửu: một là dùng chuỗi rượu
men nhỏ chưng rượu men to, lại có đặc điểm êm mềm, dịu nhẹ, ngọt thơm của rượu
men nhỏ, trong rượu trắng của Trung Quốc thành độc một loại; hai là xuống hầm
lên men của Đổng Tửu là dùng bả rượu lên men lại, thời gian lên men tương đối
dài, độ chua nhích cao, hương đáy hầm duy trì lâu, trong dư vị hơi có chứa vị
chua sảng khoái ngon miệng; ba là trong men to, men nhỏ đều phối hợp vào chủng
loại dược liệu đông y quý đa dạng, vị rượu hơi mang hương dược liệu làm cho con
người tâm hồn thoải mái. Tất cả điều này thường làm cho loại hương của Đổng Tửu
đã khác loại hương ngâm của Mao Đài, cũng không giống hương nồng của loại men đặc
biệt Lão Giáo Lô Châu và hương trong của loại rượu Phần Dương, mà là ở giữa
trong, nồng, cho nên có người gọi nó là loại hương kiêm. Chính là chỉ đặc trưng
kiêm mà có hương trong, hương nồng, trở thành một cách độc đáo, một loại hương
tạo ra hình thức mới, mọi người cũng gọi là “loại hương Đổng”, trở thành rượu đại
diện loại hương kiêm trong rượu trắng tứ đại hương.
Lang Tửu.
Lang Tửu sản xuất ở trấn Nhị Lang Than huyện Cổ Lận tỉnh
Tứ Xuyên giáp giới Xuyên Kiềm (Tứ Xuyên Quý Châu-ND), lấy nơi sản xuất đặt tên.
Nó cách rượu Mao Đài dương danh bốn biển chỉ có 70 km. Rượu Mao Đài ở bờ đông
thượng du sông Xích Thủy, Lang Tửu thì ở bờ tây hạ du, trước đây được khen ngợi
là 2 hạt minh châu rừng rượu rực rỡ lóe sáng trên sông Xích Thủy, bốn bề núi
cao non thẳm, chính ở trong núi cao cốc sâu này có một suối trong chảy ra nước
suối trong vắt, ngọt, con người gọi “Lang Tuyền”. Rượu do lấy nước của Lang Tuyền
nấu rượu, tên trước đây “Lang Tửu”. Truyền thuyết:
Nhị Lang Than
có một chàng trai tuấn tú tên gọi Lý Nhị Lang, yêu thích Xích Muội Tử xinh đẹp,
muốn lấy cô ta làm vợ. Nhưng cha mẹ Xích Muội Tử đề ra muốn có một trăm vò rượu
ngon làm lễ vật ăn hỏi, mới đồng ý việc hôn nhân. Chàng trai thuần phác vì để
có thể có cuộc sống mỹ mãn cùng Xích Muội Tử, nghe theo trỏ tay hóa phép từ
tiên nhân, ở trên bãi hoang tìm nước suối, đào gãy hết 99 cây cuốc, xúc gãy hết
99 cây xẻng sắt, cuối cùng đào ra được nước suối, nấu ra được rượu ngon. Mọi
người liền đem nước suối của Lý Nhị Lang đào ra gọi là “Lang Tuyền”, rượu nấu
ra gọi là “Lang Tửu”.
Lang tửu nước rượu sắc trong trong suốt, hương ngâm
tinh khiết, chất rượu thuần êm, ngọt mát trong lành, cảm giác miệng ngọt như quả
tươi để ăn trơn mát, dư hương khắp miệng, dư vị dài lâu, người uống thành thực
cảm phục, uống đến ngà say vẫn không đau đầu, không khát nước.
Lang tửu thuộc về loại rượu hương ngâm, tuy không bằng
rượu Mao Đài vị dài, nhưng có hương riêng của nó, phong cách độc có riêng rất
là nổi bật.
Theo lịch sử ghi chép: từ lâu ở triều đại nhà Hán,
vùng sông Xích Thủy đã sản xuất rượu. Vào khoảng năm Bắc Tống, ở đây lại thịnh
sản xuất rượu men nhỏ chất lượng tốt Nhị Lang Than “Tiểu Tao Phường”, rượu men
nhỏ này lấy giá trị liêm khiết chất lượng tốt làm người uống yêu thích, mãi đến
cuối nhà Thanh, vẫn là nơi mọi người một lòng yêu thích. Theo ghi chép: trước
năm cuối triều đại nhà Thanh (năm 1907), người dân địa phương đã phát hiện nước
Lang Tuyền thích hợp cho nấu rượu, bắt đầu lấy nó để ủ nấu rượu men nhỏ và rượu
hương hoa, chất lượng rượu ngon, được mọi người yêu thích, do vậy từng bước
phát triển.
Lang Tửu là rượu trắng loại hương ngâm, do điều kiện tự
nhiên được trời hậu đãi và công nghệ sản xuất độc đáo, làm cho nó có phong cách
độc đáo của “hương ngâm ngào ngạt, thuần hương tịnh nhập, ưu nhã tế nhị, vị ngọt
trở về lâu dài”. Năm 1936 phường rượu “Thành Nghĩa” tốt nhất trong xưỡng rượu
Tam Gia Mao trấn Mao Đài Quý Châu bị hỏa hoạn, nhà chuyên môn nấu rượu thất
nghiệp, đuổi theo sinh kế, bậc thầy Trịnh Ứng Tài được mời đến phường rượu “Tập
Nghĩa” của Nhị Lang Than làm thầy. Trịnh Khánh Tài dùng men của “Thành Nghĩa”,
chọn dùng cao lương chất lượng tốt địa phương làm nguyên liệu, dùng tiểu mạch
chế thành men nhiệt độ cao làm chất đường hóa lên men, lấy phương pháp sản xuất
rượu Mao Đài, tức là công nghệ ủ chế 2 lần bỏ nguyên liệu vào, 8 lần thêm men
đường hóa, xếp đống ngoài hầm, lên men trong hầm, 7 lần cất nước lấy rượu, cất
giữ thời kỳ dài, tỉ mỉ câu đổi v.v….. Năm 1936, phường rượu “Thành Nghĩa” lập lại
sự nghiệp, lại dùng bả cái của “Tập Nghĩa” để sản xuất rượu Mao Đài. Cho nên có
người nói, trong bản thân của Lang Tửu có gien của rượu Mao Đài, trong cơ thể
có “máu” của “Mao Đài”. Cho nên, mọi người đem rượu Mao Đài, Lang Tửu gọi là rượu
chị em là có cội nguồn lịch sử.
Do ủ nấu của rượu này dùng nước là nước suối nước chất
lượng tốt, ủ lâu ngày ở trong sơn động, người dân gọi đặc điểm của rượu này là
“Sơn tuyền nhưỡng tửu, thâm động trừ tàng; tuyền cam tửu liệt, động xuất kỳ
hương”.
Cái đẹp của Lang Tửu, ngoài công nghệ ủ chế và nước
Lang Tuyền ra, còn do có một cặp hang đá của thiên nhiên, Thiên Bảo động và Địa
Bảo Động làm hầm phòng cất giữ. Trong động mùa đông ấm mùa hạ mát, bốn mùa nhiệt
độ như nhau, có lợi cho nóng đều của rượu, là nhân tố quan trọng của nâng cao
chất lượng rượu, là đất tốt cất giữ rượu. Hai động là ở cách xưỡng Lang Tửu 5
km ở vào giữa mõm con rết vách Thiên Nhẫn Tuyệt, đứng ở động nhìn xuống dưới,
là sông Xích Thủy cuồn cuộn tuôn chảy, nhìn lên trên, vách đá dựng đứng như dao
gọt. Hai động một trên một dưới, trên là Thiên Bảo Động, dưới là Địa Bảo Động
diện tích khoản 10.000m². “Lang Tuyền”, “Bảo Động” có thể gọi là 2 điểm tuyệt vời
của xưởng Lang Tửu. Cho nên có câu nói
“Lang tuyền
thủy nhưỡng quỳnh tương dịch,
Bảo Động đỗ
tàng tửu phiêu hương”.
Song Câu đại khúc.
Song Câu đại khúc sản xuất ở trấn Song Câu huyện Tứ Hồng
tỉnh Giang Tô ven giao hội Than Hà và Trạch Hồ, là rượu trắng loại hương nồng nổi
tiếng, nó lấy nơi sản xuất đặt tên. Rượu sản xuất địa phương Song Câu có lịch sử
lâu dài, Song Câu xưa là đất của Tứ Châu, theo văn tự ghi chép:
Đại thi nhân triều đại nhà Tống Tô Đông Pha lúc tuần
du Tứ Châu, bạn thân Chương Sử Quân tặng rượu ngon của Song Câu ủ nấu, thi nhân
sau khi nếm thử làm thơ nói:
Sử Quân bán dạ phân tô tửu,
Kinh khởi thê tử nhất tiếu hoa.
Trong thơ “Tô Tửu” chính là ở vào rượu ngon có tiếng của
vùng đất Song Câu.
Hiện tại lịch sử rượu men to Song Câu của trấn Song
Câu sản xuất, có thể ngược lại ngọn nguồn đến triều đại nhà Thanh Ung Chính đến
đầu năm Càn Long, có người họ Hạ thôn Mạnh Cao huyện Thái Cốc Sơn Tây, đi qua
Song Câu, phát hiện vùng đất Song Câu sản xuất nhiều cao lương, tức là có nguồn
nước tinh khiết ngọt thơm, lại có tay nghề nấu rượu tinh vi, thế là liền ở sơn
trấn Song Câu làm dậy lên tao phường “Toàn Đức”. “Toàn Đức” chổ rượu trắng sản
xuất từng ở trên hội thi danh tửu Nam Dương của cuối năm Thanh Triều vinh dự nhận
được huy chương chất lượng vàng. Thời đó trên trấn Song Câu đã có “Quảng Thạch”,
“Dũng Nguyên” hai nhà tao phường, do họ Hạ đem phương pháp nấu rượu Sơn Tây dẫn
nhập vào, và kết hợp kỹ thuật nấu rượu địa phương, rượu nấu ra “Hương nồng vị đẹp”,
vượt qua rượu địa phương sản xuất ban đầu. Do đó có lời khen
“Hương phiêu
thập lí,
tri vị tức thuyền”.
Thời kỳ chiến tranh chống Nhật, nhà cách mạng giai cấp
vô sản cả đời Trần Nghị, Đặng Tử Khôi, Bành Tuyết Phong v.v…., từng nhiều lần
đóng chân ở tao phường “Toàn Đức”. Tâm tình của người dân địa phương trong lòng
sùng kính biếu cho rượu men to Song Câu, ủy lạo họ. Đồng chí Trần Nghị sau khi
mếm thử nhiệt tình ca ngợi tán thưởng rượu men to Song Câu “không hổ thẹn thiên hạ đệ nhất lưu truyền”.
Rượu men to Song Câu nước rượu trong suốt trong vắt, hương
thơm xộc vào mũi, phong vị thuần túy, vào miệng êm mềm, ngọt ngon, dịu nhẹ, dư
hương lâu dài, phong cách hương nồng rất điển hình, độ rượu tuy là 65°, nhưng
thuần mà không mãnh liệt.
Rượu men to Song Câu nguyên liệu và đặc điểm công nghệ
là: chọn dùng cao lương chất lượng tốt làm nguyên liệu nấu rượu, lấy đại mạch,
tiểu mạch, đậu Hà Lan chế men to nhiệt độ cao làm chất đường hóa lên men. Nấu ủ
dùng nước là nước sông than, chất nước ngọt thơm, chứa lượng kiềm thấp, còn có
chất khoáng vật thích hợp cho xúc tiến lên men đường hóa. Trên công nghệ dùng
“nước nóng dội hồ”, do đó rượu nấu ra vào miệng ngọt thơm. Chọn dùng công nghệ
sản xuất trộn chưng truyền thống, còn không ngừng tiến hành cải tiến.
Những điều này làm cho rượu men to Song Câu duy trì
phong cách độc đáo và chất lượng sản phẩm của nó, năm 70 thế kỷ 20 đến nay số
lượng lớn xuất khẩu tiêu thụ bên ngoài, nhận được bình luận tốt của rất nhiều
quốc qia, ở trong quần chúng được hưởng thanh danh rất cao.
Song Câu Đại Khúc Tửu ở trên hội nghị bình phẩm rượu
toàn quốc các khóa trước đều được bình chọn là rượu chất lượng tốt nhất nước,
năm 1984, năm 1988 ở trên hội nghị bình phẩm rượu thứ 4, thứ 5 được bình phẩm
là danh tửu quốc gia.
Danh tửu Đài Loan.
Kim Môn Tửu.
Rượu cao lương đặc biệt Kim Môn 38° được gọi là “Đệ nhất
danh tửu đảo quý Đài Loan” kéo theo nước suối ngọt của suối Bảo Nguyệt xưa,
dùng cao lương Kim Môn ủ chế mà thành, có hương trong thuần ngọt của rượu cao
lương truyền thống. Sản phẩm nhóm rượu cao lương thấp độ thịnh hành 40 năm ở
Đài Loan, lấy công nghệ độc đáo 2 lần ủ thuần chất của nó giành được nhất trí
bình luận ngon của quản đại người tiêu dùng. Hiện giờ men đặc biệt Kim Môn 38° ở
vùng Đài Loan tiêu thụ độc chiếm Ao Tou, giá trị sản lượng năm gần 50 ức (một
trăm triệu) nhân dân tệ. Kim Môn đất sản xuất “Kim Môn Tửu” cách đại lục (TQ) rất
gần, vì thế nhân dân vùng duyên hải đại lục đều quen thuộc rượu Kim Môn.
Cao Lương Tửu.
Rượu cao lương nhóm “đường hầm 88” do xưỡng rượu Mã tổ
của Kì Hạ tập đoàn thống nhất xí nghiệp Đài Loan sản xuất sản phẩm. Do nó ở quần
đảo Mã Tổ trong một hầm chứa đường hầm chuẩn bị chiến tranh tên là “đường hầm
88” nấu tinh mà có tên. Rượu này thuộc về loại hương trong, thuần ngọt sảng
khoái tinh thần, không lên đầu, không say đêm, độ cồn ở giữa 38° đến 47°, ở đảo
quý Đài Loan được người tiêu dùng yêu quý gấp bội.
II/ Loại rượu vàng.
Rượu vàng là sản phẩm quý báu đặc biệt của dân tộc
Trung Hoa, lịch sử dài lâu, sản phẩm đa dạng. Trên lịch sử, danh tửu rượu vàng
số bất thắng số. Do phát triển của rượu trắng cất nước, đất sản xuất rượu vàng
dần dần co nhỏ đến vùng đất Giang Nam , sản lượng cũng đại khái thấp
hơn rượu trắng. Nhưng, tinh hoa kỹ thuật nấu rượu không những không có bị vứt bỏ,
ở thời kỳ lịch sử mới ngược lại còn được phát triển đến một bước dài mau chóng.
Sức hấp dẫn của rượu vàng như xưa, danh phẩm của nó vẫn nhà nhà đều biết, trội
hơn nó vẫn giống từng hạt từng hạt minh châu phương đông rực rỡ, lấp lánh phát
sáng.
Rượu thêm cơm Thiệu Hưng.
Về lai lịch của rượu thêm cơm, dân gian có một truyền
thuyết thế này:
Có một vị sư phụ nấu rượu lòng dạ lương thiện, thường
gặp mấy đứa trẻ gia đình cùng khổ lén vào phường rượu, để trộm ăn cơm gạo nếp
phơi nắng ở trên sân, thế là ông ta lúc “ngâm gạo” thường lén thêm vào mấy lít.
Thời gian sau, nấu rượu “thêm cơm” đã trở thành thời gian, mà chất lượng sản phẩm
của rượu nấu ra so với trước kia tốt hơn. Về sau ông ta đã dứt khoát công khai
bí mật này, tiến một bước cải tiến công nghệ, nấu ra “rượu thêm cơm” tên gọi
phù hợp với thực tế.
Nguồn gốc của Nữ Nhi Hồng chính là bằng chứng tốt nhất
của tục rượu Thiệu Hưng. Nữ Nhi Hồng ban đầu là rượu thêm cơm, do để vào vò rượu
Hoa Điêu, cho nên cũng gọi là “Rượu Hoa điêu”.
Truyền thuyết: năm xưa Thiệu Hưng có con dâu của thợ
may họ Trương có chuyện vui. Người thơ may trông mong đứa con bức thiết phù hợp
mong muốn ở trong vườn chôn xuống một vò rượu Hoa Điêu, muốn chờ đợi sau khi đứa
con ra đời dùng làm ba buổi chiêu đãi bạn thân. Nào ngờ phu nhân sinh hạ một bé
gái, sau cái thất vọng vò rượu chôn sâu trong vườn cũng bị quên mất. Về sau người
con gái đó lớn lên thành người, hiền hậu lương thiện, gã cho đồ đệ của thợ may Trương
rất là yêu thương. Ngày thành hôn trong vườn phấn khởi hồ hởi, người thợ may bổng
nhớ lại vò rượu cũ chôn sâu ở trong vườn 18 năm trước, vội vàng đào ra, sau khi
mở vò hương rượu xộc vào mũi, say mê cả người, Nữ Nhi Hồng từ đây mà được tên.
Tục này về sau tiến hóa đến lúc sinh con trai cũng nấu rượu, còn ở trên vò rượu
bôi màu đỏ tươi, chú trọng màu hình vẽ, gọi là “Tráng Nguyên Hồng”.
Rượu vàng Thiệu Hưng có thể gọi là kẻ hơn hẳn trong rượu
vàng Trung quốc. rượu Thiệu Hưng ở trên lịch sử dựa vào thời gian nổi tiếng, ở
trong văn tự các triều đại đều có ghi chép. Tống Đại đến nay, phát triển của rượu
vàng Giang Nam tiến vào thời kỳ toàn thịnh, nhất là chính quyền Nam Tống kiến
đô ở Hàng Châu, Thiệu Hưng và Hàng Châu cách nhau tương đối gần, rượu Thiệu
Hưng có phát triển tương đối tốt, trong danh tửu thiệu Hưng thời đó mở đầu “Bồng
Lai Xuân” là hàng quý. Trong câu thơ của Lục Du thi nhân Nam tống, không
ít đều bộc lộ ra tình cảm ca ngợi rượu vàng quê hương. Thanh Đại là thời kỳ
toàn thịnh của rượu Thiệu Hưng, quy mô nấu rượu ở toàn quốc có thể gọi là đệ nhất.
Rượu Thiệu Hưng đưa ra tiêu thụ toàn quốc, thậm chí còn xuất khẩu đến ngoại quốc,
gần như trở thành thuật ngữ đại diện của rượu vàng. Hiện thời rượu vàng Thiệu
Hưng ở trong rượu xuất khẩu chiếm tỉ lệ lớn nhất, sản phẩm vận chuyển tiêu thụ
đến các nước thế giới. Chủng loại sản xuất của tổng công ty nấu rượu Thiệu Hưng
rất nhiều, hiện tại phương pháp phân loại rượu vàng trong tiêu chuẩn nhà nước,
trên cơ sở là lấy hướng dẫn chủng loại và chất lượng của rượu Thiệu Hưng làm
căn cứ chế định. Trong đó rượu thêm cơm Thiệu Hưng ở trong bình chọn danh tửu
các khóa trước đều trên bảng có tên.
Chủng loại rượu vàng Thiệu Hưng rất nhiều, nổi tiếng
có Nguyên Hồng Tửu, rượu thêm cơm, rượu Hoa Điêu, rượu hương tuyết v.v….
1. Nguyên hồng Tửu.
Thời xưa gọi “Tráng Hồng Tửu”, do ở ngoài thành vò bôi
màu đỏ tươi mà được tên, là chủng loại đại diện và sản phẩm Đại Tống của rượu
Thiệu Hưng. Dùng cách trải cơm ủ chế, thuộc về rượu loại khô. Rượu này lên men
hoàn toàn, chứa lượng đường còn sót lại ít, sắc nước vàng cam trong suốt, có
riêng vị thơm ngọt sảng khoái hơi đắng, hàm lượng cồn 16.0% - 18.0% (v/v), phần
đường ít ở 0.90g/100 mililit, tổng chua ít ở 0.45g/100mililit, sâu sắc nhận được
yêu thích của người uống rượu.
Rượu thêm cơm.
Nó so với trong phối liệu ủ nấu Nguyên Hồng Tửu lượng
sữ dụng gạo nếp tăng thêm 10% trở lên. Chất lượng rượu tươi đẹp, phong vị đậm
đà, là hàng thượng đẳng của rượu Thiệu Hưng. Độ rượu 18°, phần đường 2°, cao ở
Nguyên Hồng tửu, như loại hình “khô phân nữa” của rượu nho.
Thiệu Nhưỡng Tửu.
Dùng Nguyên Hồng tửu lâu năm đã cất giữ từ một đến ba
năm, đem nước vào vò cùng rượu mới lên men lại, rượu nấu thành lại ủ lâu ngày từ
1 đến 3 năm, rượu nhận được mùi hương ngào ngạt, chất rượu đặc biệt sâu đậm,
phong vị thơm phức, là hàng tốt của rượu Thiệu Hưng
Tuyết Hương Tửu.
Là rượu dùng cơm tẻ thêm rượu thuốc và men lúa mạch một
lần ủ thành (trong rượu Thiệu Hưng gọi là rượu ướt cơm). Trộn vào lượng nhỏ men
lúa mạch, lại dùng nước thay bả rượu nặng 50° của rượu vàng cất nước nhận được,
cùng lúc vào vò tiến hành lên men. Rượu vàng như thế này ủ được đường cao (khoảng
20%) độ rượu cao (khoảng 20%), tức là Tuyết Hương Tửu. Sắc rượu vàng nhạt trong
suốt, mùi hương ngào ngạt, phong vị đậm đà, tươi ngon ngọt thơm, là chủng loại
độc đáo của rượu thiệu Hưng.
Cổ Việt Thuần Tửu.
Chủng loại này là sản phẩm mới đầu niên đại 80 thế kỷ
20 do công ty tập đoàn rượu vàng Thiệu Hưng sản xuất thử thành công. Là lấy rượu
bộ đôi Nguyên Hồng , Thiệu Nhưỡng, thêm Cơm, nước thế rượu nặng nấu thành ủ lâu
ngày. Dùng cách ướt cơm ủ chế, thuộc về rượu loại ngọt. Rượu này nước màu vàng
trong suốt, đặc biệt có hương thuần, tươi ngọt không ngấy, có phong cách rượu
ngọt nhịp nhàng đầy đủ. Hàm lượng cồn 14.0% -16.0% (v/v), phần đường 17.0 –
19.0g/100 mililit, tổng chua ít ở 0.05g/100 mililit. Khai phá sản phẩm này bổ
sung vào khoảng trống rượu loại ngọt tốt mới Thiệu Hưng, trẻ già trai gái bốn
mùa đều thích hợp.
Trúc Diệp Thanh.
Rượu Trúc Diệp Thanh lại có tên “Hiếu Trinh Tửu”, rượu
này lấy sắc tố màu xanh lá cây của lá trúc màu xanh non ngâm ra làm màu sáng của
rượu, trước kia gọi là “Trúc Diệp thanh”. Lại theo truyền bá là hoàng đế Chính
Đức triều đại nhà Thanh trước khi lên ngôi khi du lịch Giang Nam, sau khi uống
rượu Trúc Diệp Thanh, ngự bút đích thân đề 2 chữ “Hiếu Trinh”, trước đây gọi là
“Hiếu Trinh tửu”. Rượu này chọn dùng lá trúc xanh non tươi mới ngắt lấy trong
măng trúc nhạt trong năm, dùng bả rượu nặng Kính Diện 70° ngâm khoảng nữa năm,
ngâm ra sắc tố màu xanh cánh trả, làm sáng màu của rượu. Nước rượu xanh nhạt
trong suốt, hương trong thấm vào người, vị rượu tươi mới sảng khoái vệ sinh,
cây độc một lá, là một loại sản phẩm sắc hoa truyền thống độ nổi tiếng tương đối
cao, thích hợp nhất uống ở mùa hạ, làm cho con người có cảm giác mát lạnh dễ chịu.
Rượu Hoa Điêu.
Rượu Hoa Điêu là từ Nữ Tửu, Nữ Nhi Tửu cổ đại Trung Quốc
diễn biến mà có, là một loại rượu thêm cơm chất lượng tốt trãi qua nhiều năm cất
giữ. Nó lấy năm màu chạm trổ mô tả bên ngoài vò rượu mà có tên, xưa gọi là “Hoa
Điêu”. Thực ra cần phải nói là một loại “rượu cũ của Điêu Hoa” hoặc “Điêu Hoa tửu”,
chỉ là do duyên cớ người xưa thích đem động từ vị ngữ đặt ở phía sau, cho nên
xưng hô của Hoa Điêu mãi tiếp tục dùng đến ngày nay.
Hoa Điêu nguồn gốc từ “Nam Phương Mộc Trang” của Ji
Han Tấn đại “; trong “Lãng Tích Tục
Đàm” ghi chép: “tối giai nữ nhi tửu,
tương truyền phú gia dưỡng nữ, sơ di nguyệt, tức khai nhưỡng số đàn, trực đáo nữ
nhi xuất môn, tức dĩ thử tửu bồi giá. Tắc đáo cận diệc dĩ thập hứa niên, kì đàn
thường dĩ thể hội, danh viết Hoa Điêu Tửu”. Theo phong tục địa phương Triết
Giang, dân gian năm sinh con gái phải nấu rượu đếm số vò, phủ bùn hầm cất giữ,
đợi người con gái lớn lên ngày kết hôn lấy ra dùng để uống, chính là “Nữ Nhi Hồng”
nổi tiếng trong Hoa Điêu Tửu. Do rượu loại này ở ngoài vò vẽ chạm trổ có bức
tranh màu phong cách dân tộc Trung Hoa, trước đây lấy tên “Hoa Điêu Tửu” hoặc
“Nguyên Niên Hoa Điêu”.
Hiện tại tập tục truyền thống loại này tuy không có
làm như cũ nữa, nhưng trong gánh vác việc nhà lúc con trẻ ra đời, làm cha mẹ vẫn
phải nấu mấy vò rượu, mời sư phụ chạm trổ trang hoàng điêu khắc, hết lòng vẽ
màu, nội dung phần nhiều là câu chuyện dân gian, truyền thuyết thần thoại ngụ ý
tốt lành, chim hoa, nhân vật tuồng kịch v.v…., sau đó phủ bùn hầm cất giữ. Sanh
con gái hay nhất tên gọi là “Nữ Nhi Hồng”, sanh con trai thì thích gọi là
“Tráng Nguyên Hồng”, đợi con trẻ lớn lên lấy vợ gã chồng, liền đem rượu lấy ra
dùng để chúc mừng, chiêu đãi khách khứa. Do rượu đã lâu, chất rượu cũng đặc biệt
tốt.
“Hoa Điêu Tửu” là một loại sản phẩm độc đáo tập hợp hội
họa, thư pháp, chạm trổ, văn học về toàn thân. Với tư cách là sản phẩm tinh hoa
trong rượu Thiệu Hưng, nó lấy rượu thêm cơm chất lượng tốt làm vật nội dung, lấy
phù điêu vò rượu (chai) gọt đẽo tỉ mỉ khéo léo làm thể chứa đầy, là đại diện điển
hình của danh tửu văn hóa Trung Quốc. Nó vâng mệnh truyền thuyết xinh đẹp các đời
Thiệu Hưng, được lợi ích ở tiền thân tập đoàn rượu vàng Thiệu Hưng Trung Quốc. Sản
xuất khai thác tính khai quật của tổng xưởng nấu rượu Thiệu Hưng, mãi đến chai
thủy tinh bình thường cũng mang thêm lấy tên của “Hoa Điêu”, hiện nay đã trở
thành một tên hàng lớn trong rượu Thiệu Hưng.
Ngoài ra, trong chủng loại hàng rượu Thiệu Hưng, còn
có chủng loại sắc hoa truyền thống của số nhiều, như Tiêu Nhưỡng Tửu, Bổ Dược Tửu,
Phúc Quất Tửu, Tức Ngư Tửu, Quế Hoa Tửu v.v…., nhưng hiện thời sản xuất rất ít.
Gần đây lại có mở mang Bát Tiên Tửu, Táo Tửu, Hắc Mễ Hoa Điêu Tửu, Thanh Mai Tửu
v.v…., phần lớn đem lá trúc non, Phúc Quất, Tức Ngư sống v.v….vật chủ lực dùng
bả rượu nặng ngâm cao độ, lấy chất nước ngâm của nó, ở Nguyên Hồng, Rượu Thêm Cơm
diệt vi khuẩn lúc rót vào vò, theo tỉ lệ phối thêm vào; hoặc trực tiếp dùng
ngâm trong rượu nóng, bịt kím bùn cất giữa trong kho, qua ngoài tháng, tất cả vật
mùi hương tươi hòa tan ở trong nước rượu, hình thành đủ loại phong vị thuần
hương có riêng, trước kia lấy tên các vật đặt làm tên rượu. Ở Thiệu Hưng tên của
rượu cũng rất nhiều tập tục có liên quan, như: con trẻ đầy tháng có “Thế Đầu Tửu”.
“Thế Đầu Tửu” của Thiệu Hưng và địa phương khác hơi có chổ không giống nhau,
ngoài dùng rượu bôi trơn tóc cho trẻ sơ sinh ra, lúc uống rượu, có cha chú còn
dùng đầu đũa nhúng một chút rượu, cho con trẻ nút, hy vọng đứa bé lớn lên có thể
giống như thế hệ cha chú có phúc uống “Phúc Thủy” (rượu). Ngoài ra còn có “Đắc
Chu Tửu” của con trẻ tròn tuổi, “Thọ Tửu” của phiên chợ Hà Đông vào ngày 5,
ngày 10 mà làm, và “Bạch Sự Tửu”, cũng gọi là “Tang Tửu”.
Thiệu Hưng trước đây có rất nhiều tục rượu mùa vụ năm,
“Xin Bồ Tát”, “Tỏa Phúc” tháng chạp âm lịch bắt đầu cho đến “Lạc Tượng” 19
tháng giêng, vì đều là ở trước sau mùa xuân, cho nên gọi “Tuế Thời Tửu”, trước
sau 20 tháng chạp phải đem di tượng tổ tông từ trong tủ thỉnh ra một lượt, đây
gọi là “Quải Tượng Tửu”; đến 18 tháng giêng tuổi tác hoàn tất, lại đem di tượng
thỉnh xuống, đây gọi là “Lạc Tượng Tửu”; “Phân Tuế Tửu” của đêm giao thừa phải
uống một mạch đến năm mới đến, 15 tháng giêng còn phải uống “Nguyên Tiêu Tửu”
v.v….
Phúc Kiến Long Nham Trầm Hàng Tửu.
Long Nham Trầm Hàng Tửu lịch sử lâu dài, trong một số
bút tích văn học của triều đại nhà Thanh có nhiều ghi chép, hiện tại xưởng rượu
Long Nham tỉnh Phúc Kiến sản xuất. Đây là một loại rượu loại ngọt đặc biệt, độ
rượu ở 14% - 16%(v/v), tổng đường có thể đạt 22.5% - 25%, rượu tiêu thụ trong
nước thông thường cất giữ 2 năm, rượu tiêu thụ bên ngoài cần cất giữ 3 năm.
Cách nấu của Long Nham Trầm Hàng Tửu tập hợp các khoảng
kỹ thuật tinh hoa có thể được ủ nấu rượu vàng Trung Quốc về một thể. Ví dụ như:
rượu Long Nham dùng nhiều men đến 4 loại, có men thuốc của tổ truyền địa
phương, trong đó thêm vào 30 vị thuốc đông y; có men rời, đây là men rời rất là
truyền thống Trung Quốc, dùng men làm đường hóa. Ngoài ra còn có men trắng, đây
là men gạo của phương nam đặc biệt có. Men đỏ càng là men bắt buộc thêm ủ nấu
rượu Long Nham. Lúc ủ nấu, thêm vào men thuốc, men rời và men trắng, trước tiên
nấu thành cơm rượu ngọt, lại theo thứ tự bước vào men đỏ Cổ Điền nổi tiếng và
rượu gạo trắng chế đặc biệt, ủ lâu ngày thời kỳ dài. Rượu Long Nham có 3 đặc điểm
lớn không thêm đường mà ngọt, không mang màu mà đỏ tươi, không điều hương mà
thơm. Chất rượu hiện lên ánh sáng hổ phách, ngọt đặc biệt, phong cách độc đáo.
III/ Loại Bia.
Bia Thanh Đảo.
Cuối thế kỷ 19 Bia du nhập vào Trung Quốc. Năm 1900,
người nước Nga ở thành phố Cáp nhĩ Tân trước tiên lập nên xưởng bia WuLuBuliexifusiji;
Năm 1901 người nước Nga và người nước Đức liên hợp thành lập xưởng bia Ma Lưu
Celmen. Tháng 8 năm 1903, trên mặt đất Hoa Hạ cổ xưa ra đời xưởng bia thứ nhất
lấy kỹ thuật Châu Âu xây dựng, Công ty cổ phần bia Thanh Đảo Nhật Nhĩ Man. Trãi qua trăm năm biển dâu,
công ty bia sớm nhất này phát triển trở thành Xí nghiệp sản xuất “Bia Thanh Đảo”
của thế giới hưởng thụ khen ngợi. Công ty TNHH cổ phần bia Thanh Đảo.
Bia Thanh Đảo là sản phẩm có tiếng uy tín Trung Quốc,
cũng là nhãn hàng nổi tiếng bia Trung Quốc. Trong thực tiễn sản xuất của gần một
trăm năm, bia Thanh Đảo đã hình thành công nghệ ủ chế đặc sắc rõ ràng. Phương
pháp ủ chế của nó là kế thừa truyền thống nấu rượu nước Đức, qua mấy đời nghiên
cứu, cải tiến của chuyên gia bia mà hình thành, từ trước đến nay lấy bọt kết trắng
mịn, phủ ly đặc biệt lâu, thể rượu trong trẻo trong suốt, thuần hương ngon miệng
mà hưởng thụ khen ngợi trong ngoài.
Đặc điểm sản xuất của bia Thanh Đảo là: chọn dùng nước
Lao Sơn, chất mềm mà ngọt; chọn dùng mạch nha đại mạch Nhị Lăng hòa tan tốt,
ngoài ra tăng thêm gạo tẻ 25%. Đường hóa chọn dùng cách đường hóa nhị song đục
nấu ra, nước lúa mạch ban đầu nồng độ 12%, hương hublông thêm vào tương đối cao
hơn bia thông thường trong nước. Lên men chọn dùng cách hai hộp, lên men đường
nhiệt độ thấp, độ lên men vừa phải. Cách làm truyền thống thời kỳ cất giữ rượu
2 – 3 tháng, hiện thời tiền lên men chọn dùng hộp hình cái dùi, hậu lên men chọn
dùng hộp kiểu nằm, thời kỳ cất giữ rượu rút ngắn đến khoảng một tháng. Bia
Thanh Đảo ứng dụng công nghệ ủ nấu kinh điển và kỹ thuật hậu thục độc đáo tỉ mỉ
ủ chế, từ trước đến nay lấy bọt kết trắng mịn, trong suốt trong vắt, sắc sáng
vàng nhạt, thể rượu đậm đà êm dịu, hương thuần ngon miệng, phủ ly đặc biệt lâu,
đồng thời có hương vị hublông tươi mới, vị đắng vừa phải, khẩu vị dịu nhẹ, mát
mẻ hợp khẩu vị, phong cách độc đáo, vì chổ tôn sùng trong ngoài nước. Nó từng 7
lần quang vinh giành được phần thưởng vàng nhà nước, 3 lần ở trên hội nghị bình
chọn rượu quốc tế nước Mỹ quang vinh giành được quán quân. Bia Thanh Đảo từ năm
1954 xuất khẩu đến nay, hiện đã bán chạy ở hơn 40 quốc gia và khu vực.
Bia Thanh Đảo còn chú ý thói quen khác nhau của người
tiêu dùng. Vì để làm thỏa mãn nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng, bia Thanh
Đảo không ngừng khai phá chủng loại mới. Ví dụ như: dựa vào người tiêu dùng
phương nam chỉ yêu bia loại nhẹ hàm lượng cồn thấp, Thanh Đảo đẩy ra rượu loại
nhạt sảng khoái 8°, 10°. Căn cứ vào khác nhau của mức độ tiêu thụ, đề ra “triết
học Kim Tự Tháp”, suy nghĩ lại yêu cầu thị trường của quảng đại quần chúng, đẩy
ra rượu đại chúng thích hợp tiêu thụ chất lượng thấp. Cộng thêm loại rượu chất
lượng tốt, loại rượu chất lượng vàng sẳn có, nó đã hình thành tổ hợp sản phẩm
thứ tự hồ sơ rõ ràng, chủng loại đủ cả, vì người tiêu thụ cung cấp đất trống lựa
chọn rộng rãi. Rượu dãy loại nhạt sảng khoái có đặc điểm độ nồng lúa mạch ban đầu
thấp, độ cồn thấp, do lựa chọn nguyên liệu hoàn mỹ, làm việc tinh tế, rượu này
nhẹ mà không kém thú vị, thấp độ mà không bừa bãi. Loại rượu chất lượng tốt là
sản phẩm truyền thống của bia Thanh Đảo, những sản phẩm này đã đúc được uy tín
của bia Thanh Đảo. Dưới sự nổi danh lại có tài ở trong an thủ vị trí hồ sơ giá,
lựa chọn thực tế làm nhanh nhẹn. Loại rượu chất lượng vàng chọn dùng công thức
pha chế bia xuất khẩu nước Mỹ, chọn dùng nguyên vật liệu thượng đẳng tỉ mỉ ủ chế
mà thành. Chủng loại khai phá mới có chủng loại mới bia Thanh Đảo thượng hạng,
Tsingtao Wang v.v…., là vì người tiêu thụ khu vực khác nhau, yêu cầu không giống
nhau thiết kế chế tạo ra. Những chủng loại đa dạng hóa này là thể hiện tập
trung của kỹ thuật ủ nấu bia Thanh Đảo.
Bức thành bia quốc tế Thanh đảo.
Bức thành bia quốc tế Thanh Đảo ở vào Thạch Lão Nhân
khu du lịch Độ Giả nhà nước, được gọi là đô hội bia quốc tế lớn nhất Châu Á. Nó
chiếm 35 hecta đất, chia nam bắc 2 khu vực chức năng lớn. Khu nam là khu giải
trí, khu bắc là khu tổng hợp, hiện tại hạng mục vui chơi giải trí đến bức thành
bia ngoài uống bia ra, còn có thể tiến hành hoạt động vui chơi giải trí loại lớn,
khu tổng hợp bắc bộ đã thiết lập thành sân vui chơi giải trí tiên tiến lưu hành
phổ biến quốc tế, xuất sắc nhất chính là hai đường qua lại kiểu xe núi. Cửa
chính ở vào khu bắc, vừa vào cửa lớn, một tượng điêu khắc tính đánh dấu cao to,
tràn khắp toàn cầu, tượng nặn do một cái ly chân cao loại to vòi vọi đứng chính
giữa ao nước hình tròn, ly chân cao được làm thành mẫu hoa văn bản đồ thế giới,
bọt bia từ trong ly tràn ra ngoài một cách liên tục, trên có nhãn hàng bia
Thanh đảo, ngụ ý rất sâu sắc. Ở phía sau ao nước có một vách tường đá hình bán
nguyệt, trên có 5 chữ to “Cửa thành bia Quốc tế”. Sau màn đêm tối, đèn màu, suối
phun, cột nước cùng lúc làm nổi bật lẫn nhau thật là thú vị, vô cùng rực rỡ. Ở
phía sau tượng mốc thành chính là quảng trường vạn người hiện hình cánh quạt.
Trước năm 1998 nghi thức mở màn ngày lễ bia quốc tế các khóa trước chính là cử
hành ở đây, hiện đã trở thành nơi hoạt động chúc mừng ngày lễ tính vĩnh cửu. Quảng
trường nam thì là khu cung điện bia, mỗi năm ngày lễ bia ở đây chính là các nhà
xưởng bia ở cung điện này tạm thời xây tạm, đồng thời thưởng thức bia có tiếng
các nơi thế giới, còn có thể tham quan biểu diễn đặc sắc của diễn viên theo
đoàn của các nhà xưởng. Ở trong đại sảnh của “Bia Thanh Đảo” có thể uống đến
“Bia Thanh Đảo vừa mới ra khỏi dây chuyền, đồng thời còn có thể quan sát cả quá
trình ủ nấu của dây chuyền sản xuất mini.
Nhà bảo tàng bia Thanh Đảo.
Nhà bảo tàng bia Thanh Đảo với tư cách là một bộ phận
tổ hợp thành quan trọng của trăm năm văn hóa xí nghiệp bia Thanh Đảo, nó tập hợp
quá trình phát triển, văn hóa bên trong, lưu trình công nghệ, bình phẩm rượu giải
trí, chọn mua bia Thanh Đảo về một thể, làm nhà bảo tàng bia đầu tiên trong nước.
Xây dựng của nó từng đưa du khách trong ngài đất liền đi vào xưởng bia Thanh Đảo,
hiểu rõ bia Thanh Đảo, đưa ra một “góc nhìn” uy lực độc đáo.
Dựa vào tìm hiểu: nhà bảo tàng bia Thanh Đảo tổng đầu
tư đạt hơn 2000 vạn nhân dân tệ, diện tích triển lảm là 6000 m², là do tập đoàn
bia Thanh đảo đã noi gương triết lý thiết kế và đặc điểm phong cách của nhiều
nhà bảo tàng bia quốc tế bao gồm nhà bảo tàng bia JiaShi Bo(Gia Thế Bá) và nhà
bảo tàng bia JiaLi (Gia Lực) ở trong nước, trưng cầu ý kiến các nơi, có nguồn gốc
tôn trọng lịch sử, khai thác lịch sử, bảo vệ lịch sử, tái hiện tôn chỉ của lịch
sử, đồng thời có tính tổng hợp chuyên nghiệp, tính quốc tế, tính nhìn về phía
trước, tính thú vị, tình hài hòa làm một thể, xây dựng thành nhà bảo tàng thế
giới một dòng chảy. Khái niệm quy hoạch của nó là do nhà thiết nhà bảo tàng bia
nổi tiếng Nielsen người phụ trách nhà bảo
tàng bia JiaShi Bo thiết kế hoàn thành, do phòng phụ trách nhân viên thiết kế của
sở nghiên cứu nghệ thuật môi trường viện mỹ thuật học đại học Thanh Hoa triển
khai bố trí tô điểm bên trong. Nhà bảo tàng tổng cộng chia làm lịch sử và văn
hóa trăm năm, công nghệ sản xuất, khu 3 khu vực đa công năng tham quan du lịch.
Nhà bảo tàng bia Thanh Đảo tập hợp hạng mục thể nhàn rỗi phổ cập khoa học biểu
hiện rõ ràng văn hóa bia, quán rượu, du khách tham quan làm một thể, lấy tranh ảnh,
lời văn, hiện vật làm chủ thể, vận dụng âm thanh, ánh sáng, điện của khoa học kỹ
thuật cao v.v…. đích thân môi giới biểu hiện rõ ràng lịch sử trăm năm bia Thanh
đảo, thiết bị sản xuất hiện đại và văn hóa bia phong phú nhiều màu sắc.
Ngày lễ văn hóa bia quốc tế Thanh Đảo.
Ngày lễ bia quốc tế Thanh Đảo nổi lên ở năm 1991, là lấy
hoạt động chúc mừng ngày lễ bia loại lớn làm môi giới, hòa hợp con đường mậu dịch,
du lịch, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể dục làm một thể. Ngày lễ bia tổ chức đến
nay, các khóa trước đều có nhà xưởng bia của Á, Âu, Mỹ châu con số 10 quốc gia
và khu vực mang theo rượu đến trước dự vào triển lãm, bia của các nhãn hiệu nổi
tiếng các nơi trong ngoài nước ở tại đây ra sân khấu làm nổi bật hình ảnh, con
người hàng nghìn hàng vạn tuôn vào nhà bia, lều bia các nhà xưởng giơ ly uống
thỏa thích.
Ngày lễ bia, quảng trường văn hóa còn cử hành hội nhạc
nhạc giao hưởng, hội biểu diễn nhạc Rock’n roll, dạ hội liên hoan văn nghệ loại
lớn, pháo hoa trên biển qui mô lớn, hoạt động thể thao văn hóa phong phú nhiều
màu sắc, biểu diễn phong tục tập quán dân gian và thi đấu thể thao các loại,
làm cho mọi người lưu luyến quên về của hội đi bộ, thành bia quả là nơi đến vui
chơi giải trí tốt nhất của người dân thành phố thanh Đảo và du khách trong
ngoài nước vào mùa hè.
Hoạt động giao lưu thương nghiệp mậu dịch và khoa học
kỹ thuật là một khoản nội dung quan trọng của ngày lễ bia. Hội chợ trưng bày thức
uống quốc tế, hội chợ triển lãm tiêu thụ sản phẩm đặc biệt mới nổi tiếng, hội
chợ trưng bày kinh doanh mậu dịch khoa học kỹ thuật, hội chở triển lãm tiêu thụ
sản phẩm nông thôn hấp dẫn nhiều thương gia trong ngoài nước.
Ngày lễ bia đã lôi kéo phát triển nghề nghiệp du lịch
Thanh Đảo, đã xúc tiến giao lưu văn hóa kinh tế và qua lại thăm viếng thân thiện
của thanh Đảo và nhân dân các nước thế giới, cùng với trong ngoài lễ hội là lượng
khách thương và du lịch từng khóa tăng thêm.
Năm 1994, thành bia quốc tế Thanh Đảo tọa lạc ở Thạch
Lão Nhân trong khu du lịch Cổ Giả nhà nước xây dựng thành công. Thành bia chiếm
35 hecta đất, tổng diện tích xây dựng 47 vạn m², phân chia thiết kế quảng trường
bia, khu cung điện bia, phố xá bia, khu giải trí tổng hợp, câu lạc bộ bia quốc
tế. Khu thương nghiệp mậu dịch tổng hợp và khu làm việc tổng hợp, khí thế hùng
vĩ, cảnh đồ sộ rực rỡ, đã trở thành đô hội bia quốc tế lớn nhất châu Á.
Bắt đầu từ năm 1994, thành bia đã trở thành nơi chốn
có tính vĩnh cửu của ngày lễ bia Thanh đảo, thời gian khai mạc ngày lễ bia mỗi
năm một lần vào tháng 7 tháng 8 hàng năm, thời gian hội là 14 ngày.
2.Bia Yến Kinh.
Bia Yến Kinh là sản phẩm nổi tiếng Trung Quốc, nhãn hàng
lừng danh Trung Quốc, rượu đặc biệt cung cấp Nhân Dân đại hội đường quốc, sản phẩm
chứng thực thực phẩm màu xanh lá cây nghề nghiệp bia Trung Quốc, rượu quà tặng
nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa kiến quốc tròn 50 tuổi và Ma Cao quay trở lại,
rượu chuyên dùng bữa tiệc “hai cuộc họp” toàn quốc có uy tín.
Yến Kinh lựa chọn tinh hoa các loại nguyên liệu, nước
suối thiên nhiên chất lượng tốt, chọn dùng thiết bị công nghệ tiên tiến và kỹ
thuật lên men độc đáo sản xuất bia Yến Kinh, giao cho bia Yến Kinh phong vị độc
đáo thoải mái vui vẻ con người. Nó từng có hơn 30 lần ở trong hội nghị bình xét
chất lượng bia trong ngoài nước giành được giải thưởng lớn, là sản phẩm chứng
thực chất lượng tốp đầu nhà nước, được chỉ định là rượu cung cấp đặc biệt yến
tiệc Nhân Dân Đại Hội Đường Quốc và rượu chuyên dùng bữa ăn phối không trung
công ty hàng không quốc tế Trung Quốc. Hiện thời bia Yến Kinh có 8°, 10°, 11°,
12° bốn loại lớn có hơn 30 chủng loại, chia ra nhiều chủng loại bia tươi thuần,
bia nước trái cây, bia hoa hồng vàng, bia tiểu mạch vàng v.v…., sản phẩm bia
thuần chất hàng tốt, hàng trung, hàng thấp đầy đủ cả, phương thức đóng gói dùng
đóng chai, hộp đựng thùng đựng dễ kéo, có thể thỏa mãn yêu cầu của người tiêu
dùng khẩu vị khác nhau và tầng lớp tiêu dùng khác nhau.
Bia Yến Kinh trãi qua nhiều trình tự công nghệ lựa chọn
tinh hoa đại mạch chất lượng tốt, nước khoáng không ô nhiễm sâu 300m dưới đất
dãy núi Yến Sơn, hublông bia chất lượng tốt thuần túy, điển hình con men độ lên
men cao, không để lại dư lực theo đuổi kỹ thuật dẫn đầu, trước sau lấy khẩu vị
người Trung Quốc để giữ vững, chân thực chế tạo bia của người Trung quốc. Đặc
điểm tuyệt vời của bia Yến Kinh:
Bia Yến Kinh chọn dùng nước suối thiên nhiên tinh khiết
sản xuất (ủy ban bốn bộ nhà nước chứng thực), strontium hàm lượng cao, sau khi
uống dư vị có vị ngọt như nước suối.
Trang bị chế tạo bia hiện đại hóa, oxy hòa tan khống
chế tốt nhất, giá trị PO khống chế tốt nhất, tổng
bộ bia Yến Kinh là xưởng sản xuất bia lớn nhất châu Á, đại diện cao nhất trang
bị ngành bia Trung Quốc.
Chủng loại khuẩn men chất lượng tốt: điển hình độ lên
men cao, vị đắng chuyển hóa êm dịu. Đúng tiêu chuẩn đánh giá rượu ngành rượu
1990, 1995.
Thời kỳ giữ gìn tươi mới dài đến 4 tháng: rượu cất giữ
4 tháng và vừa mới ra khỏi dây chuyền sản xuất tươi mới như nhau, đạt chuẩn cao
chất lượng quốc tế.
Thông qua trung tâm phát triển thực phẩm màu xanh lá
cây Trung Quốc xét duyệt, phù hợp tiêu chuẩn thực phẩm màu xanh lá cây cấp độ
A.
3.Bia Hoa Tuyết.
Năm 1964, trên hội nghị bình xét sản phẩm hội tụ uy
tín bia Trung Quốc, một loại sản phẩm mới đã đánh bại tất cả bia nhãn hiệu cũ của
Trung Quốc, đoạt được đệ nhất. Cùng năm, loại bia này được đặt tên là “Hoa Tuyết”
còn chính thức đưa vào sản xuất, về sau mỗi lần nhà nước bình xét đến đều tên
viết hàng đầu.
Từ năm 1964 đến nay, bia Hoa Tuyết lần lượt xuất khẩu
đến Hồng Công, Mỹ, Pháp, Tây Tây Lan, Úc, Nhật….
Bắt đầu từ năm 2002, bia Hoa Tuyết được tổng cục giám
sát kiểm tra kiểm dịch chất lượng nhà nước chính thức nhận định là “sản phẩm nổi
tiếng Trung Quốc”. Từ đây Hoa Tuyết Nhuận Hoa đem Hoa Tuyết định vị là nhãn hiệu
sản phẩm tính toàn quốc để đưa ra sản xuất, năm 2004 bia Hoa Tuyết nhãn hiệu sản
phẩm đơn lượng tiêu thụ đã đạt 107 vạn tấn, tiến vào 3 hàng đầu nhãn hiệu sản
phẩm đơn bia toàn quốc. Năm 2005, giá trị nhãn hiệu sản phẩm của bia Hoa Tuyết
đạt 88 ức, trở thành nhãn hiệu bia tính toàn quốc tốc độ trưởng thành nhanh nhất
Trung Quốc; năm 2005, lượng tiêu thụ bia Hoa Tuyết đạt 158 vạn tấn, nhãn hiệu sản
phẩm đơn lượng tiêu thụ nghề nghiệp đệ nhất.
Hiện thời, bia Hoa Tuyết đã thường xuyên ở Hắc Long
Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh, Thiên Tân, Bắc Kinh, Hồ Bắc, An Huy, Tứ Xuyên các
nơi sản xuất thuộc về công ty TNHH bia Nhuận Hoa (Trung Quốc), còn tiêu thụ hướng
về các nơi toàn quốc, nhận được yêu thích của người tiêu dùng toàn quốc, đạt được
công lao và sự nghiệp thị trường ưu tú.
Thiết bị sản xuất bia Hoa Tuyết thống nhất các xưởng
toàn quốc, công nghệ và chất lượng khống chế tiêu chuẩn thống nhất toàn quốc, nhân
viên kỹ thuật các nơi tiếp thu đào tạo và huấn luyện kỹ thuật nước ngoài, nhân
viên thống nhất tố chất, do vậy đã bảo đảm chất lượng sản phẩm “Hoa Tuyết” ở
các nơi như một.
IV/ Rượu Nho.
Vùng đất bao la Trung Quốc, có rất nhiều thổ nhưỡng ,
khí hậu và điều kiện phù hợp Cabernet đây là một chủng loại sinh trưởng tốt quốc
tế, trãi qua trồng trọt hợp lý, áp dụng khoa học kỹ thuật, có thể sản xuất ra nho
nấu rượu chất lượng tốt, để sản xuất ra rượu nho chất lượng tốt xây đắp nền
móng tốt. Nhưng hiện thời khuyết điểm rượu nho sản xuất trong nước chủ yếu là
thơi kỳ cất giữ ngắn, nếu như có điều kiện ở trong thùng gỗ niên hạn ủ lâu năm
kéo dài một cách thích đáng, đại bộ phận xí nghiệp Trung Quốc có thể sản xuất
ra rượu nho chất lượng tốt có đặc điểm bản thân.
1.Rượu nho Trường thành.
Đất công ty TNHH rượu nho Trường Thành Trung Quốc ở
vào Sa Thành huyện Hoài Lai thành phố Trương Gia Khẩu tỉnh Hà Bắc được hội nông
nghiệp học đặt tên là “quê hương trái nho Trung Quốc”. Vùng đất chung quanh
công ty thịnh sản xuất chủng loại nho nấu rượu chất lượng tốt đạt hơn 63 loại,
hiện thời có 13 vạn mẫu cơ sở nông nghiệp nguyên liệu nho, còn có 1122 mẫu vườn
nho, đang trồng hơn 10 loại nho loại danh tiếng nấu rượu quốc tế, có thể cung cấp
ủ chế rượu nho cao cấp độc một chủng loại. Công ty từng sản xuất ra rượu nho trắng
khô chai đệ nhất Trung Quốc.
Sản phẩm công ty đã hình thành 7 nhóm hơn 50 chủng loại
khô, trắng khô phân nữa, ngọt phân nữa, ngọt, thêm hương, nổi bọt, cất nước
v.v…, được chuyên gia Âu Mỹ khen ngợi là “Mỹ tửu phương đông điển hình”.
Nhãn hiệu rượu Trường Thành trắng khô, trắng khô phân
nữa, trắng ngọt phân nữa, đỏ khô, rượu nho màu hồng đào và rượu nho nổi bọt sâm
banh Pháp được trung tâm phát triển thực phẩm màu xanh lá cây Trung Quốc nhận định
là “thực phẩm màu xanh”. Sản phẩm công ty khắp cả các tỉnh, thành, khu tự trị
toàn quốc, còn vận chuyển tiêu thụ hơn 20 quốc gia và khu vực nước Anh, Pháp Đức,
Hà Lan, Nhật, Nga, Hồng Công v.v…, lượng xuất khẩu chiếm 40% lượng xuất khẩu rượu
nho toàn quốc trở lên, nhận được hoan nghênh của khách hàng trong ngoài nước.
2.Rượu nho Trương Dụ.
Tiền thân của công ty TNHH Tập Đoàn Trương Dụ Yên Đài
là công ty nấu rượu Trương Dụ Yên Đài, năm 1892 do hoa kiều ái quốc cận đại
Trung Quốc Trương Bật Sĩ bắt đầu lập ra, đến nay đã có lịch sử hơn 100 năm. Nó
là nhà xưởng sản xuất rượu nho công nghiệp hóa đầu tiên Trung Quốc, cũng là xí
nghiệp kinh doanh rượu nho Trung Quốc hiện thời thậm chí lớn nhất châu Á. Tập
đoàn công ty sản phẩm chủ yếu có rượu nho, rượu cô nhắc, rượu sâm banh, rượu bảo
kiện, rượu thuốc Trung Thành, rượu trắng lương thực, nước suối và chế tạo chai
thủy tinh 8 nhóm lớn, mấy mươi chủng loại,
sản phẩm bán chạy toàn quốc còn vận chuyển tiêu thụ ở Malaysia,Mỹ, Hà Lan, Bỉ,
Hàn quốc, Thái Lan, Singapore, Hồng Công v.v…. hơn 20 quốc gia và khu vực thế
giới.
Năm 1915, ke ya, cô nhắc, rượu nho hoa hồng đỏ,
qiongyaojiang, rượu nho trắng Riesling của Trương Dụ đồng loạt vinh quang giành
được phần thưởng huy chương chất lượng 4 mai vàng ở hội chợ triển lãm nhiều nước
Thái Bình Dương Panama và các loại giấy khen cao nhất. Về sau trong bình xét
danh tửu các khóa trước toàn quốc thậm chí cả thế giới, sảm phẩm Trương Dụ vẫn
có tên trên bảng danh sách, lần lượt giành được 16 giải thưởng vàng, bạc hoa
mai quốc tế và 20 hạng mục giải thưởng vàng bạc nhà nước.
Xét thấy công ty Trương Dụ cống hiến kiệt xuất đối với
sự nghiệp rượu nho quốc tế, năm 1987, bộ phận rượu nho-trái nho quốc tế chính
thức đặt tên thành phố Yên Đài là “Thành rượu nho-trái nho quốc tế”. Thành phố
Yên Đài được kết nạp là quan sát viên của bộ phận rượu nho quốc tế.
3.Rượu nho Vương Triều.
Công ty TNHH nấu rượu nho Vương Triều hợp tư Trung
Pháp thành lập năm 1980, là một xí nghiệp hợp tư trong nước ngoài nước thành lập
sớm nhất Trung Quốc, nhãn hiệu Vương Triều chủ yếu sản xuất rượu nho nhóm hàng
tốt. Sản lượng sản phẩm từ 10 vạn chai sản lượng năm năm 1980, tăng lên đến
1866 vạn chai năm 1996, tăng lên gấp 186 lần. Chủng loại sản phẩm từ rượu nho
trắng khô phân nữa duy nhất phát triển thành 3 nhóm 16 chủng loại sản phẩm,
công ty Vương Triều trở thành nhà xưởng sản xuất rượu hàng tốt quy mô lớn nhất
khu vực châu Á.
Hiện thời, toàn bộ sản phẩm rượu nho nhóm nhãn hiệu
Vương Triều đều là cửa hàng tốt, bán tốt, từng lần lượt 8 lần giành được giải
thưởng vàng cấp nhà nước, 14 lần giành được giải thưởng vàng quốc tế. Năm 1992
do 5 lần liên tục giải thưởng vàng quốc tế, được hội nghị bình rượu quốc tế
khóa 30 thủ đô Bỉ trao tặng danh hiệu “Giải thưởng chất lượng cao nhất quốc tế”.
Bộ Nông Nghiệp đầu tiên phê duyệt đem Vương Triều xác
định là thực phẩm màu xanh không ô nhiễm, không ô nhiễm môi trường chung, không
vi rút gây bệnh, dinh dưỡng phong phú. Năm 1989 công ty Vương Triều được phê
chuẩn là xí nghiệp cấp II nhà nước, năm 1996 thông qua chứng thực hệ thống chất
lượng ISO 9002. Hiện thời, rượu Vương Triều ở thị trường rượu khô quốc nội chiếm
tỉ lệ có gần 50%, còn được xác nhận là rượu dùng yến tiệc nhà nước, cung ứng gần
170 lãnh sự quán, sứ giả trú ở bên ngoài Trung Quốc. Ngoài ra, sản phẩm còn vận
chuyển tiêu thụ ở Mỹ, Anh, Canada, Nhật, Pháp, Australia, Singapo, Malaisia,
Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan, Hồng Công, Ma Cao….hơn 20 quốc gia và khu vực.
Rượu nho Vương Triều trong suốt trong vắt, hương trái
cây ngào ngạt, mùi vị trong sáng như ý, dư vị êm dài, là thực phẩm màu xanh
không ô nhiễm, không ô nhiễm môi trường chung, dinh dưỡng phong phú.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Rất cám ơn sự góp ý của bạn